Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

Chủ đề của năm: Văn hóa học đường, hành vi của học sinh và giảng dạy truyền cảm hứng

Home > BLOG > Chủ đề của năm: Văn hóa học đường, hành vi của học sinh và giảng dạy truyền cảm hứng

Chủ đề của năm: Văn hóa học đường, hành vi của học sinh và giảng dạy truyền cảm hứng

Posted on 21 Tháng Ba, 201921 Tháng Ba, 2019 by Truong, Minh Trang
0

Chủ đề của năm: Văn hóa học đường, hành vi của học sinh và giảng dạy truyền cảm hứng

Nhìn lại một năm 2018, bài viết là tổng hợp những vấn đề nổi bật được nhiều đọc giả quan tâm: Văn hóa học đường, thái độ của học sinh hay sự quan tâm của giáo viên…

VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

Xây dựng một môi trường học tập lành mạnh là nền tảng của sự phát triển. Do đó không có gì ngạc nhiên khi đây là mối quan tâm của nhiều cấp lãnh đạo. Văn hóa trường học giúp học sinh và giáo viên cảm thấy rằng họ thuộc về một tập thể tích cực và nhiều bản sắc. Đồng thời, điều này sẽ níu chân các giáo viên giỏi, khiến họ tận tâm và học sinh sẽ cảm thấy an toàn và có động lực để cố gắng. Một môi trường học tập đúng nghĩa là nơi học sinh được quan tâm, lắng nghe và chia sẻ bởi chính giáo viên của mình.

Xây dựng văn hóa học đường, từ xưa đến nay không phải là điều dễ dàng. Nó thường đòi hỏi ban lãnh đạo nhà trường cần có tầm nhìn, chiến lược, sẵn sàng hy sinh vì giáo dục.

Hiện nay, một số trường học dần chuyển mình thành ngôi nhà thứ hai của học trò, một chút giống như Ngôi trường phép thuật trong Harry Potter, để tạo ra các tập thể nhỏ hơn trong các trường học. Các thành viên trong cùng một tập thể sẽ hỗ trợ lẫn nhau để tạo thành một gia đình ngay trong trường lớp. Các “gia đình” sẽ gồm nhiều độ tuổi khác nhau và các thành viên lớn tuổi sẽ là cố vấn cho những người trẻ hơn. Thông thường, giáo viên sẽ được phép tham gia vào các gia đình nhỏ này để cộng tác và dễ dàng can thiệp cũng như hỗ trợ.

Tuy nhiên, một số trường cũng đang thử nghiệm việc cho phép mang vật nuôi đến trường để tạo cảm giác thoải mái như ở nhà. Một số thay đổi rõ rệt như, học sinh cởi mở hơn trong việc chia sẻ về bản thân và gia đình hay hứng thú hơn trong việc đọc sách. Tất nhiên việc mang vật nuôi đến trường đặt ra câu hỏi về bệnh dị ứng hay hội chứng sợ động vật. Các nhà giáo dục đang giải quyết vấn đề này bằng cách chọn các giống không gây dị ứng, hạn chế động vật ở một số không gian nhất định, hay vật nuôi phải có dây xích và chủ bên cạnh.

THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH

Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách học sinh cư xử trong lớp học, nhưng những hành vi này thường gắn liền với văn hóa học đường. Một học sinh là một cá nhân riêng biệt với hoàn cảnh và câu chuyện khác nhau. Và để định hướng những hành vi này một cách đúng đắn là thử thách lớn nhất của nghề giáo. Khi giáo viên nhận ra bao nhiêu thương tổn mà học sinh của họ đã trải qua thì công việc giảng dạy không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức.

Tại Martin Luther King, một trường THCS tại San Francisco, Hiệu trưởng Michael Essien đã nhận ra những thương tổn sẽ tác động như thế nào đến cuộc sống của học sinh. Ông cùng các giáo viên khác đã đứng ra hỗ trợ khi việc học tập và giảng dạy bị cản trở bởi những hành vi phá rối. Thay vì đuổi học những học sinh gây rối, sẽ có những người hỗ trợ tham gia vào điều hành lớp học trong lúc giáo viên chủ nhiệm nói chuyện với từng học sinh gây rối, tìm ra nguyên nhân, giải quyết vấn đề và giúp các em quay trở lại bài học.

Hệ thống trợ giúp này đã giảm tải áp lực cho giáo viên, cũng như xóa dần những khoảng cách. Học sinh đã có được một bài học đúng đắn từ sai phạm của mình, còn giáo viên qua đây cũng gần gũi, thân thiện hơn khi hoạt động trong một đội cùng giúp học sinh xử lý cảm xúc và tiếp tục việc học.

VẤN ĐỀ VỀ SỰ QUAN TÂM

Tạo ra một cộng đồng ở trong lớp cũng như ngoài trường học, giảng dạy theo cách hấp dẫn và hiệu quả hay nhận biết hành vi của học sinh… thuần là những công việc không cần đến cảm xúc. Đối với nhiều giáo viên, đây không phải là cách quan tâm trong nghề giáo. Điều này khiến nhiều giáo viên quan tâm sâu sắc đến học sinh cảm thấy nặng lòng.

Nhiều giáo viên đang trải qua loại rối loạn căng thẳng hậu chấn thương thứ phát, được ghi nhận trong các ngành nghề chăm sóc khác như điều dưỡng, chữa cháy và công tác xã hội. Các triệu chứng bao gồm xa lánh bạn bè và gia đình; cảm thấy khó chịu không thể giải thích hoặc tức giận hoặc tê liệt; không có khả năng tập trung; đổ lỗi cho người khác; cảm thấy vô vọng hoặc bị cô lập hay tội lỗi về trách nhiệm của bản thân; đấu tranh để tập trung; không thể ngủ được; ăn quá nhiều hay quá ít; liên tục và liên tục lo lắng về các học sinh, dù họ ở nhà hay ngay cả trong giấc ngủ.

Nhận thức vấn đề mới chỉ là bước đầu tiên, tiếp theo là làm thế nào để có thể giảm thiểu các áp lực đang đè nén? Các giáo viên phải biết chăm sóc chính bản thân mình để có thể tiếp tục trở thành kim chỉ nam trong cuộc đời học sinh.

ĐỔI MỚI CHIẾN LƯỢC GIẢNG DẠY

Năm học mới bắt đầu, giáo viên phải làm quen với những học sinh mới, có thể là hàng trăm học sinh. Môi trường học tập xa lạ (cách thức giao tiếp ứng xử, hoàn cảnh cá nhân, khác biệt ngôn ngữ…) sẽ gây nên cảm giác bị cô lập. Vì vậy hãy dành chút thời gian để tìm hiểu về học trò của mình, đơn giản như cách phát âm sao cho đúng tên của học sinh đó chẳng hạn.

Tuy nhiên, một học không chỉ được xác định chỉ bởi yếu tố văn hóa. Tính cách khác nhau, sự phân biệt hướng nội hay hướng ngoại cũng sẽ tạo nên những sự tương tác khác nhau trong lớp học. Trường học cũng giống như xã hội ngoài kia, là thiên đường cho người hướng ngoại, nhưng cũng không ít những mỏ khai thác tiềm năng cho người hướng nội. Có nhiều cách mà giáo viên có thể áp dụng để đảm bảo cho những học sinh hướng nội cảm thấy an toàn, thoải mái và có thể tham gia vào lớp học.

Nhưng ngay cả khi giáo viên tìm cách làm giúp học sinh cảm thấy rằng lớp học thuộc về mình, rằng các em luôn được chào đón, điều quan trọng khác là giáo viên cần khuyến khích học sinh thử sức với những điều mới. Ở nhiều trường học, giáo viên đang nhận ra rằng học sinh của họ thiếu cơ hội để định hướng việc học của mình và đã quen với việc làm theo chỉ dẫn. Điều đó tạo nên một lớp học yên tĩnh và trật tự, nhưng liệu đây có phải cách tốt nhất để chuẩn bị cho học sinh trước một thế giới mà ở đó các vấn đề phức tạp và các công việc đòi hỏi con người phải tự mình xác minh và tìm hướng giải quyết.

 

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status