Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

Trừng phạt nghiêm khắc không có tác dụng với trẻ?

Home > BLOG > Trừng phạt nghiêm khắc không có tác dụng với trẻ?

Trừng phạt nghiêm khắc không có tác dụng với trẻ?

Posted on 1 Tháng Một, 20183 Tháng Một, 2018 by admin
0

Đã bao giờ bạn trừng phạt con mình trong lúc nóng giận, khi bạn cảm thấy tức giận và khó chịu? Nếu bạn giống như hầu hết các cha mẹ khác, câu trả lời có thể là “Đúng vậy”. Thực tế, đó là một trong những cái bẫy lớn nhất và chung nhất mà cha mẹ có thể mắc vào. Nhưng thường thì khi bạn làm điều đó, bạn chỉ tập trung vào việc giành phần thắng trong cuộc xung đột đó hơn là hướng tới việc dạy con mình lựa chọn để làm những điều đúng đắn.

Mặc dù có thể hiểu được, nhưng suy nghĩ “chiến thắng” đối với con bạn thì chẳng có ích gì. Bởi lẽ khi bạn tham gia vào cuộc chiến đó, bạn đã và đang chơi sai luật: bạn đang là bạn của con mình chứ không còn là cha mẹ nữa. Hãy nhớ rằng, bạn có quyền lực hơn trẻ. Vì thế, không tham gia vào sự xung đột đó – nó chỉ khiến bùng nổ một cuộc chiến kịch liệt hơn mà thôi. Điều quan trọng là thấu hiểu rằng các hình phạt quá nghiêm khắc không tạo ra sự hối hận; chúng chỉ tạo ra sự oán hận trong lòng trẻ mà thôi. Trẻ sẽ chỉ nghĩ tới sự tức giận dành cho bạn – và tin rằng bạn không đúng và không công bằng.

Tin tôi đi, tôi biết rằng một người mẹ và một người bà rất dễ rơi vào cái bẫy này. Đừng quá khắc nghiệt với bản thân khi bạn đang trải quan cảm giác kiệt sức và khó chịu rồi hét lên: “Con bị cấm túc trong hè này!” chỉ để cảm thấy như thể bạn có thể kiểm soát lại mọi thứ. Điều này xảy ra với tất cả chúng ta. Vì thế, hãy để cho mình một chút thời gian nghỉ ngơi – thật chẳng dễ dàng gì để trở thành cha mẹ và bạn vẫn đang phải học mà, phải không?

tiếng anh trẻ em trừng phạt

Tại sao việc cấm túc thời gian dài lại không hiệu quả?

Loại cấm túc này thường được hiểu là “bắt giữ tại nhà” – nói cách khác, thông điệp gửi cho con bạn là: “Bạn phải ở nhà và bạn không thể nói chuyện với bạn bè của mình”. Nhưng việc cấm túc thời gian dài sẽ không có tác dụng trong việc dạy con bạn bài học mà bạn muốn con hiểu được. Thực tế, James Lehman nói rằng hành động cấm túc chỉ “dạy trẻ làm thế nào để “giết thời gian” và không chỉ cho họ thấy làm thế nào để thay đổi hành vi của mình – và cuối cùng, chúng sẽ chẳng học được bài học mà bạn đang cố gắng dạy dỗ”.

Việc cấm túc trong thời gian ngắn sẽ có ý nghĩa khi chúng được sử dụng như một hệ quả được đưa ra cho trẻ sau một cuộc đối thoại về giải quyết vấn đề. Đó là hệ quả xảy ra do hành động của trẻ. Vì thế, quá trình tư duy logic là: “Tôi đánh mất đặc quyền đó vì tôi không về nhà trong thời gian cho phép; tôi không được tin tưởng khi ở ngoài và tôi đã mất quyền được ra ngoài chơi vào cuối tuần này”. Hiểu rằng con bạn phải có cơ hội được lựa chọn – đó là cách tốt nhất để dạy con có cách ứng xử tốt hơn. Nếu bạn hạn chế con quá nhiều, tới mức bạn đưa ra mọi quyết định thay cho trẻ, con sẽ không có cơ hội học được cách làm thế nào để đánh giá và đưa ra quyết định. Không có sự tự do thì sẽ không có sự trưởng thành.

Khi đưa ra kỷ luật, tập trung vào các kỹ năng mà bé cần phải học

Không có những điều như một hình phạt hay hệ quả kỳ diệu có thể thay đổi hành vi. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc dạy con bạn những kỹ năng mà trẻ cần học – và nhìn vào lý do vì sao trẻ đưa ra quyết định sai lầm đó. Sau tất cả, mục tiêu của bạn là giúp con tự mình đưa ra được những lựa chọn đúng, kể cả khi bạn không ở bên cạnh. Vì thế áp dụng các hệ quả để yêu cầu con bạn rèn luyện những kỹ năng cần thiết để cải thiện hành vi. Hãy hiểu rằng một hệ quả được đưa ra nhưng lại không có sự tập trung sẽ chỉ là một hình phạt không dạy cho con bạn điều gì mới cả.

Đây là một ví dụ về việc làm thế nào để bạn có thể đối phó với con mình khi trẻ hành động không đúng. Hãy nói với đứa con vẫn luôn vi phạm giờ giới nghiêm rằng bạn muốn bé tới đúng giờ.

Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện để thay đổi hành vi của họ:

  1. Chờ đợi: Đừng đưa ra cho trẻ bất kỳ hình phạt nào vào lúc 1 giờ sáng khi con mới trở về nhà. Thay vào đó, chờ đợi cho tới khi bạn bình tĩnh hơn. Hãy đi ngủ và sau đó nói chuyện với trẻ vào buổi sáng.
  2. Nói chuyện: Khi bạn trao đổi, hãy cùng ngồi xuống và nói những điều như: “Con không về nhà đúng giờ theo như quy định vào tối qua. Hãy nói mẹ nghe xem điều gì đã xảy ra”. Con bạn có thể nói: “Bạn con đang gặp chuyện buồn và cô ấy cần nói chuyện”. Nhưng hãy thử câu trả lời của trẻ bằng cách phản ứng lại: “Bạn con đang gặp chuyện buồn thì liệu điều đó có nghĩa là con phải phá vỡ giờ giới nghiêm không?”.
  3. Thử thách: Khi bạn thử thách những lựa chọn không tốt của trẻ, luôn luôn đưa ra hàng loạt các câu hỏi: “Làm thế nào để con có thể làm khác đi trong lần tới?”. Với ví dụ của chúng tôi, bạn có thể nói, “Làm thế nào để con vẫn về nhà đúng giờ dù cho bạn của con đang gặp chuyện buồn gì đi chăng nữa?”. Con bạn có thể trả lời rằng: “Con đoán rằng con sẽ nhắn tin cho mẹ và để mẹ biết điều gì đang xảy ra”. Bạn có thể đáp lại rằng: “Được thôi, lần tới, mẹ muốn con làm điều đó và mẹ sẽ tới và đón con. Con không thể phá vỡ giờ giới nghiêm. Dù cho bất kỳ chuyện gì xảy ra đi nữa, trách nhiệm của con là cần về nhà”.
  4. Hệ quả: Sau buổi nói chuyện này, đã đến lúc phải cho con bạn một hệ quả. James Lehman đề nghị rằng bạn hãy lựa chọn điều gì đó có sự liên kết với hành vi sai lầm đó mà sẽ khuyến khích trẻ đưa ra sự lựa chọn sáng suốt hơn. Khiến con có thể lấy lại những đặc quyền mà con đã đánh mất. Ví dụ, bạn có thể nói: “Vì con không về nhà đúng giờ vào tối qua, con không thể đi chơi với bạn bè vào cuối tuần này. Và vào tuần tới, giờ giới nghiêm của con sẽ sớm hơn nửa giờ cho tới khi nào con chứng minh được rằng mình có thể về nhà đúng giờ”. Nếu con về đúng giờ vào mỗi tối sau khi ra ngoài, con có thể lại được áp dụng giờ giới nghiêm cũ. Bằng cách đó, con bạn đang học được cách hành xử tốt hơn khi trẻ nhận lại được một đặc quyền.

Theo đó, bạn có thể và cũng nên điều chỉnh hệ quả tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi đó. Nếu những gì con bạn làm là rất nguy hiểm, thì bé sẽ cần sự giám sát một thời gian và cần thời gian lâu hơn để lấy lại các đặc quyền. Thêm nữa, một phần khác của hệ quả có thể là, “Con phải về nhà ngay sau khi việc học ở trường kết thúc. Mẹ sẽ thu máy tính và nó sẽ được đặt ở nơi công cộng. Con có thể gặp bạn bè nhưng các bạn phải tới nhà mình”. Vì thế, tất cả đều phụ thuộc vào mức độ sai lầm của hành động.

Tại sao quy trình 4 bước này lại quan trọng như vậy? Nếu bạn chỉ đơn giản nói rằng: “Con không tuân thủ giờ giới nghiêm, con sẽ bị cấm túc trong tuần này” và chỉ để lại điều đó thì bạn đang bỏ lỡ nhiều điều vì bạn sẽ không có cơ hội thử thách những suy nghĩ sai sót của trẻ. Và tin tôi đi, có rất nhiều lý do không đúng với những đứa trẻ. Những đứa trẻ vị thành niên luôn luôn vướng vào rắc rối.

Hãy nhớ rằng, mảnh ghép quan trọng là có cuộc đối thoại và đảm bảo rằng con bạn đang học được bài học cần thiết. Không có điều đó thì bạn chỉ đang cố gắng tạo nên hành vi thông qua sự trừng phạt – không hề dạy con bất kỳ một cách cư xử thay thế nào cả.

Bạn đọc thêm các bài viết về cách dạy con:

– Hình phạt với trẻ và hệ quả đi theo sau
– Dạy cách cư sử trẻ nói tiếng lớn
– Phương pháp học tiếng anh Slow-but-sure

 

Trừng phạt về cơ thể hoặc thể chất

Hình phạt về thể chất là sử dụng nỗi đau để kiểm soát hành vi. Có rất nhiều nghiên cứu và tranh luận nổ ra về việc đánh đòn. Nghiên cứu này nói với chúng ta rằng hình phạt về thể chất có liên quan tới việc tăng sự gây hấn, hành vi chống lại xã hội, thành tựu trí tuệ thấp hơn, chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên kém hơn, vấn đề sức khỏe tinh thần ( ví dụ như sự trầm cảm). Điều tốt duy nhất xuất hiện khi đánh đòn đó là dừng hành vi đó ngay lập tức. Nhưng tôi không nghĩ rằng việc sử dụng phương pháp này sẽ hợp lý. Nó đã chỉ ra rằng khi cha mẹ áp dụng hình phạt về thể chất khi cố gắng sửa đổi hành vi của con mình, nhiều khả năng con cái của họ cũng sẽ áp dụng biện pháp gây hấn về thể chất khi cố gắng ảnh hưởng tới hành vi của người khác. Việc sử dụng biện pháp đánh đòn không có hiệu quả như có cuộc đối thoại giải quyết vấn đề với trẻ và đưa ra những hệ quả để giúp con có trách nhiệm. Trẻ cần học được cách tuân thủ, chứ không phải bị buộc phải tuân thủ.

Bạn đã trừng phạt con mình quá khắt khe – Còn bây giờ thì sao?

Nếu bạn nhận thấy mình đang trong tình huống là đã trừng phạt con quá khắt khe thì đừng cảm thấy phải tuân theo điều đó. Hãy nhớ rằng, bạn có vai trò làm mẫu cho con thấy làm cách nào để kiểm soát bản thân khi bạn tức giận. Một điều sai lầm đó là suy nghĩ rằng mọi thứ xuất phát từ phía cha mẹ là “luật lệ” và nếu chúng ta không tuân theo, chúng ta sẽ được cho là không ngoan ngoãn. Con bạn có thể nhận thấy rằng, khi bạn nói bất kỳ điều gì trong lúc nóng giận, và có thể bạn cảm thấy không công bằng, không hợp lý hay thậm chí thật là lố bịch trong một số trường hợp. Những quyết định được đưa ra trong lúc tức giận thường là những quyết định sai lầm – tại sao bạn lại khóa chặt mình trong những điều đó?

Bạn là cha mẹ, bạn cũng là thầy giáo. Bạn có thể nói với con: “Mẹ đã rất tức giận khi đưa ra yêu cầu cấm túc con vào mùa hè này. Mẹ đã quyết định xử lý theo một hướng khác”. Sau đó tiếp tục cuộc nói chuyện giải quyết vấn đề của bạn. Hãy để con hiểu rằng bạn mong muốn con làm gì đó và quyết định hệ quả sẽ là từ phía bạn. Vai trò làm mẫu thật sự là một bài học rất quan trọng với con của bạn. Và “Tôi nói rằng tôi đang mắc kẹt với điều đó” là một mẫu hình dạy cho con bạn biết rằng bạn không biết làm thể nào để chỉnh sửa khi bạn thấy không hợp lý.

Tôi nghĩ rằng bạn có thể làm điều đó thậm chí nếu bạn cấm túc con mình vào 2 tuần trước những bạn lại nhận ra rằng mình đã mắc sai lầm. Đừng quá chú tâm vào lời nói của bạn. Bạn không mắc kẹt với chúng đâu – chúng có thể thay đổi dễ dàng.

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status