Rất nhiều câu hỏi mà chúng tôi nhận được trên đường dây hỗ trợ cha mẹ về việc giúp trẻ hiểu hậu quả việc trẻ làm gây ra và sự khích lệ đi kèm cho con. Cha mẹ băn khoăn về việc làm thế nào để xây dựng tính cách của chúng một cách hiệu quả và mất bao lâu để có được điều đó.
Một câu hỏi thường xuyên khác mà chúng tôi nhận được đó là: “Tôi có thể áp dụng điều gì như hậu quả việc trẻ làm – hay làm thế nào để tạo động lực cho con từ những hậu quả đó?”
Một phương pháp tuyệt vời đó là ngồi xuống khi bình tĩnh và tạo ra 1 danh sách, hoặc một “nhóm việc” những hậu quả việc trẻ làm sẽ và phần thưởng cho con bạn. (Đâu là phần tốt nhất? Con của bạn có thể giúp bạn có được 1 số câu trả lời). Chúng tôi đã tạo ra một số ví dụ để trả lời câu hỏi đó và giúp bạn bắt đầu xây dựng những hậu quả để áp dụng trong gia đình. Danh sách này được nhóm theo trình độ và độ tuổi, vì thế nó sẽ thực sự có tác dụng với con của bạn, cho dù bé có đang ở giai đoạn nào.
Thêm vào đó, hãy luôn ghi nhớ 4 bí quyết sau:
- Sử dụng danh sách hậu quả việc trẻ làm như điểm bắt đầu cho các ý tưởng của bạn. Trong danh sách đó sẽ được bao gồm một số ý kiếm chung nhất mà chúng tôi đưa ra cho các bậc phụ huynh đang tìm kiếm ý tưởng sử dụng hậu quả việc trẻ làm và phần thưởng gì cho con mình. Chúng tôi phát hiện ra rằng những điều đặc biệt thường tạo động lực cho hầu hết trẻ em trong nhiều độ tuổi. Điều đó nói rằng, bạn là người hiểu con mình nhất – và điều gì sẽ thúc đẩy trẻ. Nếu bạn biết rằng con mình không quan tâm tới đồ điện tử chẳng hạn, hãy cảm thấy thoải mái khi sử dụng những thứ khác thay thế. Nó có thể thực sự hữu ích khi ngồi cùng với trẻ và hỏi chúng về những thứ chúng yêu thích tìm hiểu để có thể nhận được phần thưởng.
- Những hậu quả nhất nếu chúng “có thời hạn và định hướng”. Điều này có nghĩa là, theo cách đơn giản nhất đó là nếu bạn lấy đi thứ gì đó, con bạn nên biết hành vi cụ thể mà trẻ cần thể hiện trong một khoảng thời gian ngắn cụ thể để lấy lại được đặc quyền đó. Hãy nói với đứa con đang nói bậy với bạn rằng, hậu quả đó là bạn quyết định giữ điện thoại của trẻ cho tới khi con có thể trải qua hai giờ không nói tục hay đặt tên cho bất kỳ một người nào khác. Trong suốt khoảng thời gian đó, con sẽ rèn luyện hành vi được yêu cầu, và phần thưởng sau đó sẽ có khi con có thể vượt qua thử thách 2 giờ đồng hồ đó. (Nếu bé không thể làm được, hãy bắt đầu 2 giờ nữa từ thời điểm bé hành động sai).
Hãy nhớ rằng, như James và Janet Lehman nói với chúng tôi, mục tiêu ở đây là dạy cho con bạn hành xử khác đi vào lần tiếp theo. Nếu chỉ đơn giản là bạn cấm túc hoặc lấy đi thứ gì đó của con trong khoảng thời gian dài, bạn chỉ đang dạy chúng cách giết thời gian.
Nhìn chung, chúng tôi không đề nghị bạn nên thu lại đặc quyền trong khoảng hơn 3 ngày. Bởi vì sau khoảng thời gian đó, đặc quyền đó có thể bắt đầu mất đi quyền năng tạo ra động lực của nó. (Trường hợp ngoại lệ là nếu có vấn đề về an toàn, ví dụ: nếu con bạn đang lái xe dưới sự ảnh hưởng).
- Chỉ sử dụng một hậu quả tại 1 thời điểm. Chúng tôi đề nghị rằng bạn nên chọn 1 hậu quả hoặc 1 sự khuyến khích đi cùng với cách hành xử mà bạn đang tập trung vào. Lý tưởng nhất là bạn sẽ có cơ hội để cho con biết trước những hậu quả việc trẻ làm và phần thưởng đó là gì. Bằng cách này, con bạn sẽ biết chính xác những gì chúng sẽ mất hoặc nhận được như kết quả của sự lựa chọn mà trẻ đưa ra. Đôi khi, khi cha mẹ đang ở giữa cuộc tranh cãi kịch liệt với con mình, họ cảm thấy dễ dàng đưa ra nhiều hậu quả cho cùng 1 hành vi để khiến con mình tuân thủ, nhưng đó lại là cách hầu như luôn không tạo ra hiệu quả. Chúng tôi gọi đó là “hậu quả chồng chéo”.
Điều đó có thể giống như thế này: Cha mẹ nói rằng: “Đúng rồi – Con đã bị thu điện thoại. Được thôi, nếu con vẫn tiếp tục thì con cũng sẽ không được xem tivi nữa” hay “Không chơi điện tử trong vòng 1 tuần. Không, phải là 2 tuần! Ba tuần! Được lắm, con sẽ không được đụng tới chúng trong vòng 1 tháng từ bây giờ!”. Rắc rối với việc chồng chéo các hậu quả việc trẻ làm đó là cuối cùng nó làm suy yếu quyền lực của bạn, vì bạn đang đưa chính mình vào mức độ cảm xúc của con mình bằng cách đưa ra một hình thức trừng phạt chúng hơn là đưa ra một hậu quả được suy xét cẩn thận. Để tránh điều này, chúng tôi khuyên bạn nên chờ đợi để đưa ra hậu quả việc trẻ làm cho tới khi mọi người bình tĩnh và sau đó chọn một thứ sẽ trở thành động lực cho con của bạn.
- Đừng quên giải quyết vấn đề! Nhiều lần chúng tôi nghe được từ phía phụ huynh rằng: “Tôi vẫn tiếp tục đưa ra các hậu quả việc trẻ làm, nhưng cách hành xử của con tôi không thay đổi! Có phải tôi đang làm sai điều gì không?”. James và Janet Lehman đã chỉ ra rằng “chỉ có hệ quả thôi thì không thể nào thay đổi hành vi”. Nếu đúng như vậy, bạn có thể tịch thu một đặc quyền và con bạn sẽ không hành xử như thế nữa. Giải quyết vấn đề với con của bạn về việc làm thế nào để trẻ cư xử khác đi trong tương lai chính là chìa khóa cuối cùng để thay đổi hành vi và đưa ra những hệ quả hay phần thưởng chính là công cụ mà bạn có thể sử dụng để trẻ giữ lời.
Chúng tôi khuyến khích bạn tải bản sao của các danh sách này khi cần thiết. Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn xử lý cách hành xử của con. Hãy cảm thấy thoải mái khi để lại những lời bình luận cho chúng tôi và cho chúng tôi biết mọi chuyện như thế nào – hoặc nếu bạn có đề xuất gì hay không!