Bạn có thể thấy rất áp lực khi phải thuyết trình với một khách hàng tiềm năng, cùng tham gia vào một cuộc đàm phán mang tính quyết định hoặc phải đưa ra quyết định thay đổi trò chơi. Nhưng so với áp lực của học sinh trung học đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ, các bài thi SAT, được một ngôi trường “top” đầu chấp nhận, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, chơi thể thao, nhạc cụ hay cả hai loại đó, thi bằng lái xe thì bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn nhiều.
Tâm Nghiêm (trung tâm chuyên dạy tiếng anh trẻ em và tiếng anh giao tiếp) xin giới thiệu bài viết về áp lực con cái chúng ta phải chịu khi quay trở lại trường học với các bài thi, các yêu cầu mà bố mẹ cũng như xã hội kỳ vọng.
Nếu bạn là một phụ huynh có hành động dựa trên những lời gợi ý để giúp đỡ con thành công thì có lẽ bạn đã dành rất nhiều thời gian làm cha mẹ của mình để hỗ trợ con trai và con gái mình phát triển trí tuệ cảm xúc và trong 1 hay 2 năm gần đây, giúp chúng xây dựng sự kiên tâm.
Giờ đây hãy chú ý tới những gì mà Tiến sĩ Christopher Thurber- nhà tâm lý học và giảng viên tại Học viện Phillips Exeter nói: “Điều đặc biệt quan trọng là các em học sinh chuyển nỗi lo lắng không thực tế và không tốt cho sức khỏe thành những suy nghĩ rõ ràng và động lực mạnh mẽ. Các em cần học cách kiểm soát áp lực”. Quan tâm các em học sinh đang chịu nhiều áp lực là một lời khuyên hữu ích.
Đánh giá khả năng kiểm soát áp lực của con trai, con gái bạn khi chúng đang học trung học hay đại học. Các con có thể kiên trì, những liệu chúng có thể tập trung khả năng hay không? Các con có thể thực hiện bài kiểm tra hay không? Vào buổi tối, các con liệu có thể ngủ hay không?
Sự thật đó là không có học sinh nào – kể cả những học sinh tại trường Ivy League – có thể làm tốt mọi thứ dưới áp lực lớn (cả bạn cũng như thế!). Thực tế, hầu hết tất cả đều không suôn sẻ, vì thể không có gì là ngạc nhiên khi Ben Zoffness, của Zoffness College Prep – một công ty tại Westchester, New York chuyên về việc hỗ trợ các em học sinh trong kỳ thi SAT và ACTS, nhận thấy rằng “Vượt qua áp lực là một trong những thử thách quan trọng mà học sinh gặp phải khi đối mặt với những kỳ thi tiêu chuẩn; có quá nhiều sự chú ý được đặt vào phần thể hiện của các em hàng ngày, tạo ra quá nhiều áp lực”. Ông ấy đã đúng.
Hàng trăm nghiên cứu được tiến hành trên khắp thế giới đã chứng minh việc áp lực hạ thấp “các công cụ nhận thức thành công” (sự chú ý, trí nhớ, đánh giá, đưa ra quyết định), làm gián đoạn các kỹ năng vận động tinh thần (có thể là trên sân bóng rổ hay trên sân khấu), khiến những đứa trẻ thông minh bị lừa dối, tạo thêm những xung đột trong mối quan hệ của chúng và hạn chế sự tự tin, tinh thần lạc quan, sự kiên trì cùng sự nhiệt tình của các em (những yếu tố thúc đẩy sự thành công).
Thậm chí đang buồn hơn, các nghiên cứu năm 2015 thể hiện trong ấn phẩm số tháng 9 Báo cáo Tâm lý học do Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ cho thấy rằng học sinh đang trải qua những vấn đề đáng báo động về sức khỏe tinh thần do áp lực và tình trạng này không chỉ tồn tại đối với khối trung học và đại học. Trong 1 nghiên cứu được thực hiện năm 2015 bởi Yale Mental Health Alliance, có tiêu đề: “Falling Through the Cracks” (Những điều bị bỏ quên), 70% số người được hỏi (206 học sinh trên tổng số 296 học sinh) nói rằng đã gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần trong thời gian ở trường và phần lớn nỗi lo lắng của các em – và sự đấu tranh với tình trạng chán nản – được cho là do áp lực phải giành chiến thắng “cuộc tranh đua quyết liệt”.
Đối với nhiều người, áp lực của việc phải thể hiện vào thời điểm đó – như bài kiểm tra, buổi thử giọng, thi đầu thể thao hay cuộc phỏng vấn – trở thành cảm giác áp lực hàng ngày, là nguyên nhân khiến các em học sinh cảm thấy mình luôn phải sáng tạo, hoặc nếu không sẽ bị lùi lại phía sau và phải chịu kết quả không đáng mong đợi, ít nhất là trong suy nghĩ của các em.
Nhà tư vấn giáo dục Jennifer Tabbush thuộc trường đại học Los Angeles và là người sáng lập Headed for College, đã tiếp xúc với nhiều sinh viên hàng năm, cho biết: “Các em nghĩ rằng chúng phải giỏi tất cả mọi thứ mà mình làm để đạt để có những năm tháng đại học tuyệt vời – chủ tịch, nhà vô địch, người lãnh đạo chứ không đơn thuần là thành viên hay người tham gia. Và tất cả những điều đó đều công khai. Mọi động tháy của các em và mọi sự chấp nhận hoặc từ chối của nhà trường đều diễn ra trên phương tiện truyền thông xã hội một cách liên tục. Ở nhà, rất nhiều đứa trẻ cảm thấy áp lực khi phải đáp ứng kỳ vọng của bố mẹ về thành tích của mình ở lớp. Có rất nhiều áp lực mà các bạn thiếu niên hay sinh viên đại học phải giải quyết. Nhiều người không thể đối phó được với điều đó”.
Đó có thể là cách nói nhẹ nhàng. Ảnh hưởng của áp lực là rất lớn. Một điều đặc biệt rắc rối đó là ngày càng nhiều học sinh trung học sử dụng Adderall, vì thế các em có thể học tập với số giờ dài hơn so với các đối thủ của mình. Nhiều học sinh kết thúc việc tình trạng này bằng cách đăng ký vào các trung tâm cai nghiện để cải thiện việc lạm dụng chất gây nghiện thay vì lựa chọn vào đại học.
Bạn có thể đọc thêm cách dạy con và học tiếng anh trẻ em của Tâm Nghiêm:
- Giúp các bạn trẻ đối phó được với căng thẳng trong học tâp
- Một số bí quyết để làm giảm nỗi lo về bài thi tiếng anh
- Làm thế nào để bạn có thể vượt qua các kỳ thi với điểm số cao.
Tiến sĩ Lee Sachs, nhà tâm lý học và cố vấn gia đình làm việc với nhiều gia đình ở Long Island, nhận thấy rằng áp lực không chỉ ảnh hưởng xấu đến học sinh, mà còn cả với gia đình. “Một điều không còn xa lạ đó là việc thể hiện ở trường học như thế nào đã trở thành chủ đề nói chuyện trong gia đình. Rất khó cho những đứa trẻ có được một bữa ăn tối bên gia đình mà không phải trả lời những câu hỏi về việc chúng đã làm bài kiểm tra môn hóa như thế nào hay điểm số môn tiếng Anh ra sao. Khi việc thể hiện ở trường học không đúng như những mong đợi của phụ huynh, các ông bố, bà mẹ thường đổ lỗi cho nhau vì kết quả “nghèo nàn” của con trai hay con gái họ. Họ không biết rằng, con trai hay con gái họ thường rời bỏ bàn ăn với tâm trạng rằng chúng co trách nhiệm trong cuộc tranh cãi của ba mẹ mình, chúng cảm thấy có lỗi và điều đó càng làm cho áp lực càng trở nên nặng nề hơn”.
Những điều bạn có thể làm để giảm sự tổn thương mà con có thể gặp phải bởi áp lực cũng như động viên chúng cố gắng hết mình là gì? Cách hiệu quả nhất đó là thường xuyên nhắc lại những điều giảm áp lực dựa trên các bằng chứng và hy vọng rằng các con sẽ áp dụng chúng vào cách điều hướng cuộc sống của mình (Tôi cũng đề nghị bạn cũng hãy thực hành nhưng điều đó):
1. Dạy con bạn phân biệt được căng thẳng và áp lực:
Nếu chúng không tách biệt được thì có thể các con sẽ đối phó với các yêu cầu gây ra căng thẳng như khoảnh khắc “làm hay là chết”, khiến trẻ xây dựng cảnh giác cao độ 24/7 Động viên các con không cần phải lo sợ về những điều nhỏ bé là một lời khuyên tốt.
2. Giúp các con làm quen với “khoảnh khắc ấy”:
Điểm khác biệt lớn nhất giữa các học sinh có sự thể hiện khả năng của mình dưới áp lực với những người có thể sắp xếp được đó là cách đánh giá tình hình. Một học sinh tin rằng kỳ thi SAT, cuộc phỏng vấn hay buổi thử giọng là cơ hội để em ấy có thể vào được ngôi trường mình mong muốn, trở nên nổi bật và thể hiện những gì mà em ấy có; học sinh ấy sẽ trải qua cảm giác ít căng thẳng hơn so với các học sinh khác có đánh giá bài thi SAT hay buổi thử giọng sắp thi như một mối đe dọa tới sự thành công của chúng. Hãy để con bạn biết rằng “khoảnh khắc áp lực” là một cơ hội, hay thậm chí là một thử thách vui vẻ thì sẽ giúp các con làm hết sức mình.
3. Thu hẹp tầm quan trọng:
Sẽ có gì đó khác thường khi nói với con bạn rằng kỳ thi SAT là “không phải vấn đề lớn” hay “chỉ là một bài kiểm tra khác thôi mà” nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với việc nói với trẻ rằng đó là bài kiểm tra quan trọng nhất mà con sẽ phải làm. Các con càng nhận thức được tầm quan trọng của bài kiểm tra hay nhiệm vụ thì sẽ càng trải qua nhiều áp lực và càng có khả năng thể hiện kém hơn năng lực thật sự của mình. Không phải ngẫu nhiên mà những vận động viên vô địch coi cuộc thi lớn nhất năm chỉ giống như một trò chơi đơn giản khác mà thôi.
4. Xác nhận giá trị bản thân:
Có quá nhiều học sinh gắn giá trị bản thân với kết quả ở trường học. Hãy đảm bảo rằng con của bạn hiểu được rằng cho dù chúng mang về nhà điểm A hay điểm C thì bạn vẫn yêu thương con và trẻ là những người rất tuyệt vời. Thông điệp đó sẽ bảo vệ lòng tự trọng của trẻ và khiến các con dễ dàng thoát khỏi sự thất bại.
5. Cơ hội thứ hai:
Dù khoảnh khắc áp lực ấy là gì thì cũng hãy giúp đỡ trẻ cảm thấy thoải mái bằng việc nhắc các con rằng luôn sẽ có những cơ hội khác, nếu không trẻ sẽ có khuynh hướng nghĩ rằng đó là “làm hay là chết” và do đó sẽ gặp nhiều áp lực hơn và làm những điều tồi tệ hơn kỳ vọng.
6. Giúp con tập trung vào những gì con làm tốt nhất:
Con bạn không thể kiểm soát được đối thủ cạnh tranh của mình, vì thế gợi nhắc các con tập trung để thể hiện tốt nhất cho dù nhiệm vụ đó như thế nào thì có thể sẽ làm giảm thiểu áp lực về việc cạnh tranh và giảm bớt nỗi lo sợ về những thứ mà các con không thể kiểm soát được. Lời báo trước rằng đó là sự thể hiện tốt nhất của trẻ có thể là vẫn chưa đủ.
Quan trọng nhất là, hãy nhớ nhắn nhủ với một nụ cười hàng ngày với các con rằng: “Áp lực đó có thể không ở cạnh con đâu”.
Trên dây tiếng anh Tâm Nghiêm đã giới thiệu cho các bạn về các cách giải quyết áp lực đối với các em. Hãy trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh trẻ em của trung tâm có thể giúp bạn và con bạn cùng điều chỉnh vấn đề này. Hãy tham gia ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học. Liên hệ cô Trang qua đăng ký khóa học của chúng tôi nhé.