Khi đi học bạn sẽ rất xấu hổ trong lúc bạn giơ tay phát biểu hoặc làm bài, điều này có tốt cho học tập không? Hôm nay tâm nghiêm xin phân tích vấn đề này theo khía cạnh tích cực của nó.
Tại sao những lỗi sai lại quan trọng trong việc tạo ra một phương pháp học tập?
Mỗi tháng 1 lần, bảng này sẽ kiểm tra những hiểu biết mà các nhà khoa học đưa ra về phương pháp mà mọi người học, cũng như những phát hiện tuyệt vời nào có thể ảnh hưởng tới trường học.
Hầu hết chúng ta đều có thể nhớ về một khoảnh khắc giống như thế này trong những năm tháng còn đi học: giáo viên nêu ra một câu hỏi – có thể là về môn toán, tiếng anh hoặc cũng có thể là về môn lịch sử. Bạn giơ tay phát biểu, bạn đưa ra câu trả lời với đầy đủ sự chắc chắn. Và sau đó thì sao? Bạn bị hụt hẫng. Bạn đưa ra câu trả lời sai.
Chúng ta đều nhớ như in những khoảnh khắc như vậy vì chúng mang tới những cảm xúc không mong muốn nhất: xấu hổ, bẽ mặt, tự trách bản thân và sâu thẳm bên trong bạn chỉ muốn sàn nhà nứt ra để chui xuống. Tất nhiên, tôi nhớ rất rõ cảm giác đó.
Dù vậy, hóa ra những khoảnh khắc đó làm tăng thêm cơ hội học tập. Trái với những gì mà nhiều người trong chúng ta có thể đoán được, mắc lỗi với sự tự tin cao và sau đó được chữa lại là một trong những cách hữu hiệu nhất để tiếp thu một điều gì đó và lưu giữ nó.
Trong những năm gần đây, những nhà nghiên cứu liên quan đến nhận thức đã hoàn thành nghiên cứu về việc mắc lỗi sai sẽ giúp đỡ chúng ta học tập như thế nào, phần lớn do Viện Khoa học Giáo dục Liên bang (Institute for Education Science) tài trợ. Một vài phát hiện mang tính trực giác. Một số khác hoàn toàn đáng ngạc nhiên. Và nhiều phát hiện quan trọng có liên quan tới việc giảng dạy không phải chỉ đưa vào lớp học, hay thâm nhập vào rất chậm.
Theo truyền thống, các nhà giáo và các nhà tâm lý học tại Mỹ không phải là những người yêu thích việc cho phép học sinh nhầm lẫn. B.F. Skinner, nhà tâm lý học hành vi thế kỷ 20 có ảnh hưởng lớn, thậm chí không thích những con chuột và chim bồ câu trong phòng thí nghiệm của mình phạm lỗi và xâu dựng thí nghiệm để định hình hành vi cho chúng để luôn nhận biết đúng nhiệm vụ. “Ông ấy nghĩ rằng nếu chúng mắc một lỗi sai, lỗi đó sẽ sẽ rất khó thay đổi, và chúng ta phải quay lại để loại bỏ nó”, Janet Metcalfe – giáo sư tâm lý học tại Đại học Columbia và là tác giả của bài báo bình luận khoa học gây ấn tượng có tựa đề: “Học hỏi từ những lỗi sai” được xuất bản hồi đầu năm nay trên Annual Review of Psychology.
Những nhà giáo dục Mỹ, có lẽ bị ảnh hưởng bởi Skinner, có xu hướng nhìn nhận mọi thứ theo cách giống nhau. Những nghiên cứu cổ điển của nhà tâm lý học James Stigler tại UCLA và Harold Stevenson, được mô tả chi tiết trong cuốn sách năm 1994 của họ có tên “The Learning Gap”, đã so sánh các bài học bằng băng ghi hình đối với môn toán lớp 8 ở nhiều quốc gia. Họ khám phá ra rằng những giáo viên người Mỹ nhấn mạnh các thủ tục cụ thể để giải quyết vấn đề, phần lớn lờ đi lỗi sai và khen ngợi những câu trả lời đúng. Ngược lại, giáo viên người Nhật yêu cầu học sinh tự tìm ra cách giải quyết vấn đề và sau đó tạo một cuộc thảo luận về những lỗi sai phổ biến, vì sao chúng dường như có vẻ hợp lý và vì sao chúng lại sai. Lời tán dương hiếm khi được đưa ra và học sinh có suy nghĩ nhìn nhận tranh luận và thất bại như một phần của việc học tập. Các tác giả tin rằng, sự khác biệt đó là một trong những lý do khiến học sinh Nhật Bản vượt trội hơn học sinh Mỹ về toán học.
“Học từ những lỗi sai có thể thúc đẩy việc hiểu rằng vì sao bước sửa chữa là thích đáng”, họ viết, “nhưng những lỗi sai cũng có thể được hiểu như thất bại. Và người Mỹ…cố gắng tránh các trường hợp mà điều này có thể xảy ra”.
Sự dị ứng của người Mỹ đối với các lỗi sai bắt đầu dịu đi với một loạt những nghiên cứu mới của những nhà tâm lý học nhận thức từ đầu thế kỷ này. Họ đã đưa ra những lợi ích rõ ràng để khuyến khích với cả những lỗi sai – trong cả việc nói và làm toán. Ví dụ, Nate Kornell của Đại học Williams đã thực hiện một thí nghiệm ghép từ mà trong đó mọi người được gợi ý 1 từ (say, tree) và sau đó yêu cầu ghép để liên quan tới 1 từ “mục tiêu” (say, oak). Ông phát hiện ra rằng họ nhớ từ mục tiêu thực sự tốt hơn nếu họ đưa ra những dự đoán sai (như maple hoặc pine) và đã có sự sửa chữa hơn việc đơn giản họ được cho xem sự ghép nối đúng và bị yêu cầu ghi nhớ nó.
“Ở trong môi trường này, nơi chúng ta thoải mái bàn luận về những lỗi sai, nơi những lỗi lầm là điều tốt, thực sự mở ra cánh cửa cho những đứa trẻ bị ám ảnh bởi môn toán và tiếng anh” – Kushal Patel, giáo viên toán học tại trường Cấp 2 Columbia, nhà khoa học và kỹ sư, Thành phố New York
Rất nhiều nghiên cứu khác đã xác nhận và mở rộng dựa trên phát hiện này. Metcalfe và những người khác đã chỉ ra điều đó trong những bài kiểm tra liên quan đến kiến thức chung (Đâu là thủ đô của Australia?), một sự suy đoán tự nhiên không giúp ích cho việc học. “Họ phải thực hiện sự cố gắng nghiêm túc cho câu trả lời”, cô lưu ý. Và Metcalfe và các đồng nghiệp cho thấy rằng, bạn càng chắc chắn câu trả lời của mình sai bao nhiêu thì bạn sẽ càng học được nhiều hơn bấy nhiêu sau khi được chữa lại cho đúng.
Tại sao vậy? Câu trả lời không hoàn toàn rõ ràng nhưng nó có thể đưa ra một thực tế rằng việc mắc lỗi sai làm tăng sự chú ý của bạn – và thậm chí nhiều hơn nếu bạn cảm thấy ngạc nhiên khi mình làm sai. Thêm vào đó, rất dễ dàng cho việc học được điều gì đó mới mẻ sau khi bạn đã huy động kiến thức sẵn có của mình – một quá trình về thần kinh học được gọi là sự nhớ lại.
Có bằng chứng chắc chắn và dựa trên cơ sở sinh học cho một vài điều trong đó. Bằng cách đội các mũ điện não đồ lên khi chơi trò chơi điện tử hay làm cách nhiệm vụ khác, các nhà khoa học đã xác định được các tín hiệu cụ thể trong trí não có liên kết với việc mắc lỗi sai. Phản ứng đầu tiên, được gọi là “phản ứng tiêu cực với lỗi” hay ERN, diễn ra 50 phần nghìn giây sau khi gây ra lỗi. Điều đó xảy ra rất tự nhiên, thậm chí trước cả khi bạn ý thức được lỗi sai! Phản ứng thứ hai, được gọi là phản ứng tích cực với lỗi (gọi tắt là Pe), xuất hiện từ 50 tới 550 phần nghìn giây sau khi lỗi xảy ra và được cho rằng là sự phản ánh ý thức chú ý tới lỗi, thường là theo sau đó là nỗ lực để tránh lặp lại lỗi.
Khi còn là một sinh viên chưa tốt nghiệp tại bang Michigan, Hans Schroder đã trở nên bị ám ảnh bởi những tín hiệu báo lỗi về não, ông nhớ lại, “Tôi thực sự “kết hôn” với nó trên Facebook”. Ông ấy cũng thực hiện công việc nghiêm túc về chủ đề này trong phòng thí nghiệm của nhà tâm lý học Jason Moser tại đây. Những nghiên cứu trong quá khứ đã cho thấy những dấu hiệu liên quan đến sự trình bày lý thuyết.
“ERN có xu hướng tương quan với điểm trung bình. Nó liên quan đến khả năng nhận biết khi nào thì mọi thứ không diễn ra đúng như mong đợi và ghi nhớ tốt hơn”, Schroder giải thích. “Pe được liên kết với nỗ lực, nhận thức lỗi sai và hồi phục”. Trong khi cả hai tín hiệu phát ra từ vùng não được gọi là vành vỏ não phía trước, Pe liên quan đến hoạt động phổ biến hơn khi bạn phân bổ nguồn tài nguyên tinh thần để cải thiện thành tích của mình.
“Bằng cách nhìn nhận điểm số các bài kiểm tra của họ, tôi nghĩ các em nên dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu những gì mình làm đúng và chưa đúng. Tôi muốn tái tập trung lại vào việc học tập nội dung một cách thực sự” – Leah Alcala, giáo viên toán học tại Berkeley, Calif.
Schroder đặc biệt quan tâm đến những hoạt động liên quan đến sự nỗ lực và muốn biết liệu nó có liên kết với thái độ hay suy nghĩ của một người về khả năng của chính anh/cô ấy hay không. Nhà tâm lý học Carol Dweck của Đại học Stanford đã khởi động một làn sóng nghiên cứu trong giáo dục và tâm lý học với tác phẩm của mình – và cuốn sách được nhiều người yếu thích năm 2006, Mindset – định nghĩa hai “tư duy” khác biệt”: niềm tin rằng trí thông minh của một người là cố định hoặc nó hay thay đổi và có thể phát triển với nỗ lực. Những người có tư duy bảo thủ (khi được đánh giá bằng bảng câu hỏi tiêu chuẩn) có xu hướng nhìn nhận những lỗi sai như một dấu hiệu của việc không làm tốt ở điều gì đó. Số khác với tư duy cầu tiến lại xem xét chúng như những dấu hiệu rằng họ cần làm việc chăm chỉ hơn.
Schroder giả thuyết rằng những người có tư duy cầu tiến sẽ có dấu hiệu Pe (phản ứng tích cực với lỗi) mạnh mẽ hơn sau khi lỗi xảy ra. Điều này được chứng minh là đúng trong những nghiên cứu danh cho cả trẻ em và người lớn. Cũng quan trọng như vậy, những người tư duy cầu tiến sẽ có thêm nghị lực sau mỗi lần phạm lỗi. Chẳng hạn, ông cho biết, những đứa trẻ có tư duy cầu tiến chơi điện tử mà trong đó chúng phải chạy vòng quanh để bắt lại những con vật thoát khỏi sở thú “sẽ thực hiện chính xác hơn sau khi mắc lỗi hơn những đứa trẻ có tư duy bảo thủ”.
Làm thế nào để những kết quả nghiên cứu về tâm lý trong phòng thí nghiệm đi vào thế giới thực còn nhiều bề bộn của lớp học? Rất nhiều nhà nghiên cứu đang nỗ lực trả lời câu hỏi đó thông qua các khảo sát gần gũi hơn với các tình huống giáo dục hay thông qua thực hiện nghiên cứu tại các trường học.
Nhà tâm lý học Robert Siegler tại Đại học Carnegie Mellon – một chuyên gia trong lĩnh vực giúp đỡ trẻ học toán, tiếng anh đã đi sâu tìm hiểu cách tốt nhất để đưa ra đánh giá về những lỗi sai của trẻ. Ví dụ, ông đã chỉ ra rằng hỏi học sinh lớp 3 và lớp 4 giải thích rằng làm thế nào mà một người có câu trả lời sai cũng như có câu trả lời đúng thật sự có hiệu quả rất lớn – hơn là việc chỉ yêu cầu các em làm rõ câu trả lời đúng, giống như các giáo viên vẫn thường làm. Rút ra những ý tưởng sai lầm là việc quan trọng, ông lưu ý: “Những cách tiếp cận sai giống như cỏ dại, rất khó để loại bỏ và thường có gốc rễ rất sâu. Bạn thực sự phải làm suy yếu nguồn gốc của quan điểm sai lầm và tăng cường quan điểm chính xác”.
Ở trong môi trường này, nơi chúng ta thoải mái bàn luận về những lỗi sai, nơi những lỗi lầm là điều tốt, thực sự mở ra cánh cửa cho những đứa trẻ bị ám ảnh bởi môn toán và tiếng anh. Và với việc duy trì tư duy cầu tiến, các học sinh bắt đầu nhìn nhận những lỗi sai như một phương pháp học tập hơn là sự bẽ mặt. Ông cho biết khi chia sẻ giấu tên các lỗi sai của học sinh với cả lớp, “những đứa trẻ cảm thấy thoải mái khi nói “Hey, đó là lỗi của em! Hãy để em nói về những gì mình đã làm sai”. Điều đó thật tuyệt. Chúng đã vượt qua được sự nhút nhát của bản thân”.
“Không thể tuyệt vời hơn!”, cố nói về điểm mù siêu nhận thức. Không có gì quá ngạc nhiên khi rất nhiều nhà giáo dục sai lầm khi mắc lỗi. “Nếu giáo viên không nhận ra được việc mắc lỗi có thể hỗ trợ học tập, họ sẽ giống như một cái máy và nói rằng: “Tôi sẽ chỉ dạy họ những điều đúng”.
Tại trung tâm tiếng anh Tâm Nghiêm có những phương pháp hiện đại nhất giúp người học tiếp thu nhanh dễ dàng phù hợp với từng người. Hãy trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh tuyệt vời này ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học. Liên hệ cô Trang Email: minhtrang14986@gmail.com.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số bài viết khác: