Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

Tại sao con của bạn có thể nói dối

Home > BLOG > Tại sao con của bạn có thể nói dối

Tại sao con của bạn có thể nói dối

Posted on 18 Tháng Mười Hai, 2017 by admin
0

“Con tôi luôn luôn nói dối. Điều này bắt đầu ở độ tuổi còn nhỏ và ngày càng trở nên tồi tệ theo thời gian. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Đây liệu có phải là vấn đề chung trong việc nhận con nuôi  không? Tôi nên xử lý điều này như thế nào?”

Hôm nay Tâm Nghiêm (trung tâm dạy tiếng anh trẻ em) xin giới thiệu bài viết về vấn đề này mà nhiều nhà giáo dục muốn trách khi nói ra:

Tôi thường nhận được những tin nhắn về việc những người nhận con nuôi phải đấu tranh với thói nói dối đã trở thành thói quen. Đó là điều không được thảo luận đầy đủ trong những hội nghị về nhận nuôi dạy trẻ, vì không ai muốn bị công kích bởi được nhớ tới như hình mẫu của “người nuôi dạy con không hoàn hảo”.

Hãy yên tâm, những ông bố bà mẹ đang nhận con nuôi, các bạn không có thiếu sót. Và chắc chắn rằng, các bậc cha mẹ, các bạn không làm gì sai trái cả. Đó là  một mánh khóe khôn lanh, nhưng có một số điều giúp bạn hiểu tại sao việc nói dối là một cách hành xử thích ứng của một đứa trẻ đang trải qua sự tổn thương.

tiếng anh trẻ em khi con nói dối

Đầu tiên, nếu con bạn đang nói dối, hãy cố gắp tìm hiểu tình huống mà con gặp phải với sự cảm thông, cảm thông và cảm thông nhiều hơn. Điều đó sẽ không giúp bạn trở thành cha mẹ với quan điểm truyền thống về cách cư xử tồi tệ và hậu quả nghiêm trọng. Thông thường, người nhận con nuôi có ít quan tâm tới hậu quả. Bạn có thể đe dọa lấy đi một phần sở hữu quý giá và chỉ nhận được lời đáp của con rằng: “Hãy cứ lấy nó đi. Con chẳng quan tâm đâu”. Rồi thì chẳng một ai cảm thấy tốt hơn cả.

Từ quan điểm của nhiều người nuôi dạy con, họ có thể cảm thấy như thể cả thế giới đang lừa dối mình kể từ lúc họ còn là những đứa trẻ. Thậm chí cả những bậc cha mẹ giàu lòng yêu thương và cởi mở nhất cũng không thể xóa đi sự thật rằng một vài người nhận con nuôi cảm thấy như thể mình đang sống giả tạo. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào trong hoàn cảnh được nhận nuôi. Thậm chí nếu bạn có sự cởi mở và tiếp xúc, con bạn vẫn có quyền được cảm thấy lạc lối, bị lừa dối và bị từ chối.

Thay vì chối bỏ những cảm xúc của trẻ và coi điều đó như sự cự tuyệt mang tính cá nhân, hãy dành một không gian trong trái tim của bạn để chấp nhận rằng đây là một phản ứng tự nhiên của những được trẻ được nhận nuôi dưỡng.

Chắc chắn không phải tất cả mọi đứa trẻ đều sẽ cảm thấy như thế, thế nhưng vẫn sẽ có một vài bé đang trải qua điều này. Và nếu con bạn có cảm xúc như vậy, thừa nhận điều đó sẽ giúp bạn hiểu được nhiều cách ứng xử chống lại xã hội của bé. Chúng đang làm những điều tốt nhất có thể để đối phó với cảm giác hỗn loạn. Đôi khi những cách đối phó này dẫn tới những cách ứng xử như nói dối, ăn trộm, ăn vụng và tự tạo ra những thương tổn.

Điều quan trọng đó là không gán tội danh cho con bạn. Nếu con bạn đang dùng cách nói dối để giải quyết vấn đề, hãy tập trung vào các hành vi thực tế, nhưng không gọi trẻ là “kẻ lừa dối”. Nếu con bạn ăn trộm, hãy trao đổi với bé rằng lấy đồ không được chấp nhận như thế nào, tránh gọi con là “kẻ cắp”. Việc gán những cái danh đó khiến mọi người càng khó thay đổi quan niệm hơn. Một phần của việc có tư duy cầu tiến thay thế cho tư duy bảo thủ đó là thấu hiểu những hành vi phản đối xã hội cuối cùng có thể thay đổi.

Bạn có thể đọc thêm cách dạy con và học tiếng anh trẻ em:

  • Nuôi đứ con bạn có không phải đứ con bạn cần
  • Cách cư xử trẻ nhỏ nói lớn tiếng
  • Con bạn có đang trốn học.

Chìa khóa là gì:

Chìa khóa cuối cùng là chính thế giới này. Con bạn đã dành nhiều năm xây dựng những cảm xúc đó, và nếu bạn hy vọng có thể giải quyết việc nói dối như một vấn đề nghiêm trọng và không thể tha thứ, bạn đang chọn một lối suy nghĩ sẽ dẫn tới sự thất vọng và chán nản. Đó là một quá trình, từng ngày từng ngày một học cách đối phó với thế giới này mà không có các hành vi không thích hợp. Cách cư xử đó rõ ràng có thể là sai đối với bạn, nhưng với các con, chúng có thể cảm thấy rằng an toàn và thoải mái.

Việc nói dối có thể trở thành một thói quen khó bỏ. Một khi ai đó nói dối đủ nhiều thì chế độ mặc định của họ là nói dối. Giống như một người kể chuyện thật sẽ tự động nói ra sự thật, một đứa trẻ thường xuyên nói dối mà không suy nghĩ. Nhiều lần những lời nói dối đó chỉ là chuyện vụn vặt và bạn có thể thắc mắc rằng tại sao đứa trẻ thậm chí còn bận tâm nói dối về điều rất tầm thường ấy. Đôi lần khác, những lời dối trá có thể tàn phá, gây ra sự thất vọng lớn. Dù bằng cách nào, con bạn có thể không nghĩ tới những hậu quả tiềm ẩn trước khi nói dối. Bạn đang đánh giá tình huống thông qua cái nhìn logic; đứa trẻ đang sống trong thế giới ấy với cái nhìn chưa đủ chín chắn.

Nếu bạn chú ý tới việc con mình nói dối, đừng cố gắng “bắt lỗi” hay “lừa gạt” chúng. Điều đó chỉ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ hơn. Đơn giản chỉ cần nói với con rằng bạn biết những điều chúng nói là không đúng, chia sẻ những sự thật mà bạn biết và nếu có thể, hãy đưa ra những cách tự nhiên giúp con sửa chữa những lỗi lầm đã gây ra.

Ví dụ, nếu bạn thấy con mình lén lút lấy kẹo Halloween, thì đừng nói rằng: “Có phải con lấy kẹo không?”. Cách tiếp cận này sẽ khiến trẻ tìm cách nói dối bạn, và những lời nói dối đó sẽ phát triển theo hướng phức tạp hơn.

Thay vào đó, bạn có thể nói: “Mẹ biết là con đã lấy kẹo Halloween rồi. Làm ơn hãy mang cái túi đó xuống đây vì mẹ cần nó cho trò “cho kẹo hay chọc phá”. Chúng ta chắc chắn có thể để lại một chút loại kẹo con thích trước, nên con chắc chắn sẽ có chút gì đó. Nếu con đã ăn hết rồi thì hãy trích một chút tiền tiêu vặt của con để giúp mẹ mua thay thế phần đó nhé”.

Đừng để đứa trẻ hướng cuộc hội thoại vào việc làm cách nào mà bạn biết sự thật. Nói với con rằng, “Bằng cách nào mà mẹ biết điều đó thì không quan trọng. Hãy tập trung vào cách cư xử và tại sao điều đó có thể xảy ra. Con cảm thấy như thế nào khi lấy kẹo?”.

Thông thường, trẻ ban đầu không biết tại sao chúng lại cư xử như thế. Điều đó đòi hỏi rất nhiều sự thấu hiểu, chín chắn (và có thể nhiều năm sửa chữa) để có thể nói rằng: “Ôi, mẹ ơi, con đã cản thấy trống rỗng và con không biết điều này bắt nguồn từ đâu, nhưng nó khiến con muốn ăn cả túi kẹo và con sợ số kẹo ấy sẽ hết sau lễ Halloween, vì thế con cảm thấy an tâm hơn khi mang nó về phòng mình”. Đúng, đó có thể không phải là câu trả lời mà bạn sẽ nhận được.

Mục tiêu của bạn là thấu hiểu những gì trẻ không thể nói rõ. Sau mỗi lần nói dối, hãy hít một hơi thật sâu và tiến về phía trước. Con bạn có thể không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào của sự hối tiếc, nhưng điều đó không có nghĩa rằng cảm giác xấu hổ vô cùng không được ẩn dấu bên trong. Sự xấu hổ là một cảm giác tồi tệ. Nó ăn mòn cảm giác về bản thân. Cố gắng tránh tạo ra sự xấu hổ càng nhiều càng tốt. Con bạn đã không yêu cầu được thông qua và không đáng bị hổ thẹn bởi những hành vi thích nghi này.

Nếu bạn là con nuôi và đang đấu tranh với việc nói dối, hãy khoan dung và kiên nhẫn với chính mình. Bạn không phải là người xấu. Bạn là người cần thay đổi một hành vi không phù hợp với xã hội. Điều đó ổn thôi. Bạn không hề đơn độc. Tất cả chúng ta đều có những hành vi cần được thay đổi. Tất cả chúng ta đều có những ngày tốt và xấu trong đời. Nếu bạn gây ra sự lộn xộn và nói dối, hãy cố gắng hết sức để sửa chữa những tổn hại cho bất kỳ người nào bị tổn thương và rồi nhắc nhở chính mình mỗi ngày là một ngày mới. Bạn không bao giờ. Bạn không bao giờ hết cơ hội để trở thành con người (hay bậc cha mẹ) mà bạn mong muốn.

Trên dây tiếng anh Tâm Nghiêm đã giới thiệu cho các bạn về tác hại của việc trẻ em nói dối. Hãy trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh trẻ em của trung tâm có thể giúp bạn và con bạn cùng điều chỉnh vấn đề này. Hãy tham gia ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học. Liên hệ cô Trang qua đăng ký khóa học của chúng tôi nhé.

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status