Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

Làm gì khi con mình không muốn tới trường?

Home > BLOG > Làm gì khi con mình không muốn tới trường?

Làm gì khi con mình không muốn tới trường?

Posted on 23 Tháng Mười Hai, 2017 by admin
0

“Con ghét trường lắm! Con sẽ không đi học đâu!”.

Tâm Nghiêm (trung tâm chuyên dạy tiếng anh trẻ em tại hà Nội và tiếng anh giao tiếp) xin giới thiệu bài viết về làm gì khi con bạn không muốn tới trường.

Nếu bạn giống như hầu hết các phụ huynh khác, có thể bạn sẽ thấy trách nhiệm đưa con tới trường là rất quan trọng, sẽ thấy tức giận và nản lòng khi con không muốn đi học. Việc này dễ dàng trở thành một cuộc đấu tranh mạnh mẽ nếu bạn cảm thấy đó là một “cuộc chiến” mà bạn phải “chiến thắng”. Tất cả dễ phản ứng với sự lo lắng và cản xúc của bạn về tình huống chứ không phải hành động một cách có kế hoạch và hiệu quả sẽ giúp bạn (và con bạn) tới nơi mong muốn.

Tôi đã chứng kiến và đồng cảm với những bậc cha mẹ cảm thấy thất vọng khi họ thường xuyên đẩy con mình (vẫn trong bộ quần áo ngủ) vào trong xe và đưa chúng tới trường, rồi sau đó mang những đứa trẻ vừa giãy giụa, vừa kêu gào vào tòa nhà trước khi để con lại với một nhân viên trong trường. Các bậc cha mẹ đang mắc kẹt với vấn đề này và tôi biết được điều đó. Chìa khóa không phải là cảm thấy chán nản trong cuộc đấu tranh để đến trường cùng với con của mình, mà là để giải quyết vấn đề. Con bạn sẽ không học được những kỹ năng giải quyết hợp lý nếu bạn tiếp tục tranh cãi với trẻ. Thay vào đó, điều ấy chỉ làm cho tình hình càng thêm tồi tệ mà thôi.

Tôi cũng đã từng gặp cha mẹ đáp lại sự từ chối đến trường của con mình bằng cách kêu lên, hét lên và lấy mọi thứ ra xa. Những bậc phụ huynh này đang cố gắng giữ cho con cái có trách nhiệm, nhưng họ đang thiết lập một suy nghĩ “Tôi không có gì để mất” trong tâm trí của trẻ. Con cái họ thực sự có động cơ đề từ chối đến trường học nhiều hơn vì đó là một trong số ít những điều bé có thể kiểm soát. Thay vào đó, các bậc cha mẹ này cần phải làm rõ gốc rễ của vấn đề và huấn luyện con cái mình ra khỏi tình trạng đó.

Một số phụ huynh khác bị kiệt sức và dễ dàng bỏ cuộc; họ để con mình trốn học hoặc bỏ học.

tiếng anh trẻ em tại hà nội

Tại sao trẻ từ chối đến trường?

Với kinh nghiệm của tôi, hầu hết những đứa trẻ từ chối đến trường đều thuộc 1 trong 4 loại sau:

– Những đứa trẻ bị bắt nạt hoặc gặp khó khăn khi hòa nhập với bạn bè, dù là trong thời gian ngắn hay dài.

– Trẻ gặp khó khăn với những vấn đề học thuật và trường học trở thành một trải nghiệm tiêu cực.

– Những đứa trẻ gặp vấn đề quyền hạn và tuân theo các quy định

– Những đứa trẻ đang gặp phải một số lo lắng – lo lắng bị xa cách (thường ở trẻ nhỏ), lo lắng về bài kiểm tra, những điểm số hay sự khó khăn khi học tiếng anh và những gì xảy ra ở nhà hoặc liệu chúng có bị chọn vào ngày hôm đó hay không,…

Lưu ý: Nếu bạn nghi ngờ con mình đang phải vật lộn với chứng lo âu hoặc trầm cảm, điều quan trọng là bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia y tế hoặc sức khỏe tinh thần để có sự hỗ trợ và hướng dẫn.

Cha mẹ của những đứa trẻ không muốn tới trường thường kết thúc trong chán nản, mệt mỏi và cố gắng một cách vô vọng. Chìa khóa ở đây là phải đối mặt với vấn đề và tập trung vào các giải pháp để giải quyết vấn đề về lâu dài, bao gồm việc dạy trẻ làm thế nào để trở thành một người giải quyết vấn đề tốt hơn với một triển vọng tốt hơn về trách nhiệm của mình.

Cũng hãy nhớ rằng khi trẻ đang gặp rắc rối với những vấn đề xã hội hoặc học thuật, luôn có điều gì đó có thể được thực hiện để khiến tình hình trở nên tốt hơn. Mục tiêu là để trao quyền cho con của bạn là người giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và tự tin, người tin rằng mình sẽ kiểm soát được điều gì sẽ xảy ra.

Làm thế nào để phản ứng hiệu quả

Khi bố mẹ mắc kẹt trong cuộc đấu tranh với con cái về việc tới trường – và trong chu kỳ tiêu cực liên hoàn của việc tranh cãi, la hét và mè nheo – trường học trở thành một điều vô cùng tiêu cực với những ai có liên qua. Bạn sẽ kết thúc trong cảm giác giống như một chú chuột hamster trong vòng quay bánh xe – bị đặt vào một vòng quay của rất nhiều công việc, nỗ lực, mồ hôi và nước mắt những thật sự lại chẳng đi đến đâu. Thay vì phản ứng thoát ra khỏi cảm xúc, hãy cố gắng lùi lại, đặt cảm giác hoảng loạn và túc giận sang một bên và tập trung vào trách nhiệm và giải pháp. Hãy tự hỏi chính mình: “Ai là người thực sự có trách nhiệm? Mỗi bên có trách nhiệm (bao gồm cả con của bạn) có thể cố gắng thực hiện điều gì nhằm thay đổi tình hình.

Bạn đọc thêm cách dạy con và học tiếng anh trẻ em tại Hà Nội của Tâm Nghiêm:

  • Trở lại trường học trở lại với áp lực.
  • Phương tiện đến trường của trẻ
  • Làm thế nào nhà trường có thể chú ý và giúp đỡ những đứa trẻ im lặng.

Làm thế nào để thay đổi

1. Hãy tìm hiểu trọng tâm vấn đề.

Đôi khi một đứa trẻ thực sự thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề chính là gốc rễ của vấn đề. Ví dụ, con bạn có thể không theo kịp trong lớp học, nhưng bé không biết cách tiếp cận giáo viên và nhờ trợ giúp. Hãy dành một chút thời gian để nói chuyện với con nhằm tìm hiểu kỹ vấn đề. Hãy hỏi những câu hỏi mở – những câu hỏi thương mở đầu với “Cái gì”, “khi nào” và “như thế nào”. Bạn có thể hỏi: “Thời gian khó khăn nhất ở trường của con là khi nào?” hoặc “Điều gì sẽ xảy ra với con nếu như giáo viên đưa ra một việc gì đó có vẻ khó?”. Bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin từ giáo viên và những nhân viên hỗ trợ tại trường học của con – họ thường nhìn thấy những điều bạn không thể và báo cáo cho bạn những điều mà con bạn không chia sẻ.

2. Giải quyết những vấn đề ở nhà và ở trường.

Hãy nghĩ tới những con người làm việc tại trường học của con bạn như những người đồng đội. Mặc dù học thường mang tới những quan điểm khác nhau, tôi có thể nói với bạn rằng hầu hết họ đều có mục tiêu giống nhau – họ quan tâm tới con bạn và họ muốn giúp con bạn học tập và phát triển cả về kiến thức học thuật cũng như tính cách. Điều đó đòi hỏi sự cam kết từ các nhân viên cũng như sự cam kết từ phía bạn để giúp trẻ vượt qua thời kỳ đầy thử thách – chỉ vì vấn đề xảy ra ở trường không có nghĩa là bạn sẽ ngồi yên và để giáo viên tự giải quyết. Hãy tin tôi đi, tôi biết rằng hầu hết các bạn sẽ nghĩ rằng: “Ồ đúng thế! Chúng tôi biết mà!”. Nhưng hãy tin tôi – có một vài bậc phụ huynh không nghĩ theo chiều hướng đó. Vì thế trao đổi với giáo viên và làm việc như một nhóm để đưa ra một kế hoạch ở nhà và ở trường. Khi bạn cảm thấy không biết phải làm thế nào, các giáo viên thường có những ý tưởng tuyệt vời và hiệu quả mà bạn có thể thử – đừng ngại ngần việc hỏi ý kiến. Các giáo viên cũng có thể giới thiệu bạn với người cố vấn ở trường học để có được thêm sự hỗ trợ và ý tưởng.

3. Xem vấn đề của con ở đâu và hướng dẫn con tiến về phía trước.

Sự thay đổi không phải là một quá trình có được chỉ sau 1 đêm. Con bạn hầu như không thay đổi hoàn toàn và bắt đầu yêu thích – hoặc thậm chí chịu đựng – trường học chỉ trong 1 chớp mắt. Hãy bắt đâu ở nơi mà con đang gặp vấn đề và làm tăng sự mong đợi của bạn theo thời gian cho tới khi nào bạn đạt được mục tiêu của mình. Hãy kiên nhẫn và thường xuyên kiểm tra cùng với nhà trường. Thường xuyên nói chuyện với con để xem mọi thứ liệu có đang tốt hơn hay không và đưa ra những ý tưởng mới để thử nếu cần thiết. Tiếp tục xây dựng hệ thống hỗ trợ ý tưởng và những giải pháp có thể. Trẻ cùng với những người bạn cùng trang lứa cần một sự huấn luyện quyết đoán – rất nhiều trẻ em không biết làm thế nào để lên tiếng một cách lịch sự khi học sinh khác xúc phạm chúng. Tôi dạy học sinh của mình sử dụng các câu XYZ: “Trong trường hợp X, khi bạn làm việc Y, tôi cảm thấy X”. Sau đó, tôi cho phép các em thực hành những câu XYZ này với một yêu cầu nói với học sinh khác điều mà chúng muốn, đơn giản như: “Làm ơn dừng lại”. Vai trò của tình huống nay là một phần quan trọng của quá trình giúp trẻ có được sự thực hành và xây dựng sự tự tin để trẻ có thể sẵn sàng với những tình huống thật.

4. Hãy ủng hộ và sử dụng sự khích lệ tích cực.

Nhận biết được sự phát triển của con ban, kể cả những “bước nhỏ”. Hãy để con bạn biết rằng bạn có thể nhận thấy rằng trẻ đang cố gắng, hoặc để con biết được rằng bạn chú ý khi trẻ khóc ít hơn vào sáng nay và con đang đi đúng hướng. Hãy nghĩ tới trách nhiệm của mình một cách tích cực: “Mỗi ngày bạn làm ………., bạn có thêm 15 phút sử dụng máy tính”. Hoặc “Một khi bạn làm……………., bạn kiếm được………cho ngày hôm đó”. Lưu ý rằng, tôi không nói rằng không bao giờ áp dụng những hệ quả. Tôi đề nghị đưa ra thêm những cách khuyến khích trước và nếu nó không hiệu quả, hãy thực hiện 1 đặc quyền phụ thuộc vào việc con bạn sẽ tới trường mỗi ngày. Mỗi khi bạn mang tới một sự khuyến khích thì có một hệ quả đi kèm – trẻ không thể lấy được sự khuyến khích đó. Không tới trường, không…………….vào tối này và các con có thể thử lại lần nữa vào ngày mai. Nếu trẻ không tới trường ít nhất 4 trên 5 ngày, chúng không được………… vào cuối tuần. Vì thế, trong khi điều đó được đóng khung tích cực đầu tiên ở trong 2 ví dụ trên, có một hệ quả và nó có thể được sử dụng với những đứa trẻ ODD. Những đứa trẻ đang đối phó với các vấn đề lo lắng đặc biệt sẽ nhận được lợi ích từ các động cơ tích cực như kiếm được điều gì đó đặc biệt vào cuối tuần một khi chúng tới trường hàng ngày.

5. Được trao quyền.

Nếu bạn thấy một số hành vi thách thức nghiêm trọng và con của bạn không phản hồi lại các chiến lược này sau một hoặc hai tuần, thì đó chắc chắn là lúc tìm một sự hỗ trợ – tìm một nhà trị liệu hoặc chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn kiểm soát được sự thách thức của con và giáo dục bản thân về luật trốn học của tiểu bang. Việc trốn học được định nghĩa và giải quyết theo nhiều cách khác nhau giữa địa phương này với địa phương khác. Nhiều bậc cha mẹ lo sợ rằng họ sẽ phải trả tiền phạt nặng nề cho việc trốn học của con mình, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy – vẫn còn các quận tập trung vào việc giữ trẻ em có trách nhiệm. Đừng cho rằng bạn biết điều gì có thể xảy ra. Thay vào đó, hãy nói chuyện với người giải quyết vấn đề tại trường học hoặc gọi tới bộ phận tư pháp vị thành niên tại tòa án địa phương. Một khi bạn có kiến ​​thức về hệ thống trong khu vực của mình, bạn có thể đưa ra các quyết định sáng suốt. Học có thể giới thiệu cho bạn sự hỗ trợ thích hợp của địa phương.

Ngoài ra, giữ một bản ghi cho chính mình. Trong trường hợp bạn phải giải thích tình huống của bạn cho bất cứ ai vì bất cứ lý do gì, nhật ký vắng mặt của con bạn, lý do vắng mặt và phản hồi của bạn sẽ giúp giải thích tình huống và xác định các mẫu. Liên lạc với nhà trường mỗi khi con bạn vắng mặt là một bước đi không ngoan khác – hãy để họ biết khi nào con bạn ốm cũng như khi nào trẻ không chịu đi học (và đừng nói dối để bao che cho con bạn). Hãy nhớ rằng, dù những ý tưởng đó cho thấy rằng bạn là phụ huynh rất chủ động trong việc nỗ lực, thành thật và có lý lẽ, họ không cần thiết làm cho bạn tránh khỏi những rắc rối pháp lý.

Những điều này là những gì mà James Lehman gọi là “sự chú ý chọn lọc” – bạn nhận được nhiều hơn những gì bạn chú ý. Vì vậy, hãy dạy cho con bạn cách đối phó, thiết lập một hệ thống để khuyến khích họ và thực hiện nhiều hành vi tích cực, bỏ qua các hành vi không mong muốn.

Tôi đã làm việc với rất nhiều đứa trẻ đang gặp khó khăn trong những tuần đầu tiên ở trường học và đã được cải thiện rất nhiều trong suốt một năm. Có sự trở ngại nào không? Tất nhiên là có. Nhưng những đứa trẻ này rất kiên trì và chúng có thể học hỏi và điều chỉnh với sự huấn luyện, hỗ trợ của bạn. Ngoài ra, đừng quên người  tư vấn của trường, nhân viên xã hội hoặc nhà tâm lý học vì họ có thể là nguồn hỗ trợ quý giá cho bạn và cũng có thể cung cấp thông tin về các nguồn lực cộng đồng hữu ích. Làm việc cùng với đồng đội của bạn tại trường học của con, bạn có thể đạt được nhiều hơn là cố gắng đi một mình. Nói ra, tiếp cận và nhờ giúp đỡ. Đó có thể chỉ là những gì con bạn cần.

Trên đây Tâm Nghiêm đã giới thiệu cho các bạn về các vấn đề mà con bạn không thích đến trường. Hãy trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh trẻ em tại Hà Nội có thể tư vấn giúp bạn và con bạn cùng điều chỉnh vấn đề này. Hãy tham gia ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học. Liên hệ cô Trang qua đăng ký khóa học của chúng tôi nhé.

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status