Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

10 cách để truyền động lực giúp con bạn thể hiện tốt hơn khi ở trường

Home > BLOG > 10 cách để truyền động lực giúp con bạn thể hiện tốt hơn khi ở trường

10 cách để truyền động lực giúp con bạn thể hiện tốt hơn khi ở trường

Posted on 25 Tháng Mười Hai, 201725 Tháng Mười Hai, 2017 by admin
0

Tâm Nghiêm (trung tâm chuyên dạy tiếng anh trẻ em tại hà Nội và tiếng anh giao tiếp) xin giới thiệu bài viết về làm gì khuyến khích con bạn thể hiện ở trường.

“Con trai tôi là một đứa trẻ thông minh, nhưng thằng bé không chăm chỉ khi ở trường. Giờ đây giáo viên nói rằng thằng bé có nguy cơ bị điểm F cho hầu hết các môn”.

“Con gái tôi chỉ làm đủ để qua môn thay vì cố gắng hết sức mình. Khi tôi nói chuyện với con bé về việc có điểm số cao là một việc quan trọng như thế nào ở trường trung học, con bé đã liếc mắt và nói rằng nó chẳng quan tâm và việc đó thật nhàm chán. Điều đó đủ để tôi cảm thấy lo lắng”.

Con bạn có phải là đứa trẻ luôn trở về nhà với điểm số thấp từ năm này qua năm khác hay không – hay được điểm C trong khi khả năng của chúng có thể đạt điểm A? Bạn cho rằng, dựa trên khả năng của trẻ, con có thể thành công hơn khi ở trường. Điều này khiến bạn phát điên lên – đặc biệt vì bạn biết rằng việc thể hiện tốt ở trường có tầm quan trọng như thế nào đối với con khi trẻ muốn vào trường đại học vào một ngày nào đó – hay thậm chí chỉ là để tốt nghiệp thôi. Bạn lo lắng đến phát ốm lên vì tương lại của con, vì thế bạn cằn nhằn về tình trạng lười biếng, thiếu động lực và thiếu trách nhiệm của con. Bạn không hiểu lý do vì sao con không hứng thú với việc thể hiện tốt ở trường, vì thế bạn thử làm mọi thứ mà bạn nghĩ rằng có thể tạo ra động lực cho trẻ. Nhưng dù cho bạn cố gắng như thế nào, tình hình vẫn không khá lên được – thực tế, nó còn trở nên tồi tệ hơn.

Tiếng anh trẻ em tại hà nộiLỗi sai khi phát biểu

Là cha mẹ, thật khó để không đầu tư vào việc học tập của con mình vì chúng ta biết rằng điều đó có tầm quan trọng như thế nào tới tương lai của chúng. Theo quan điểm của chúng tôi, điều đó không có ý nghĩa gì khi con trẻ có những thứ như bạn bè hay đồ điện tử trước khi làm việc. Sự thật là, hầu hết mọi đứa trẻ đều có động lực, nhưng không phải từ những gì chúng ta nghĩ rằng sẽ trở thành động lực của chúng. Hãy nhìn nhận theo hướng này: con bạn có động lực khá lớn và không hề lười biếng khi nói đến những thứ khiến chúng hào hứng, giống như trò chơi điện tử, âm nhạc, Facebook hay một chiếc quần jean mới mua rất đẹp. Một điều chắc chắn đó là nếu bạn gây áp lực để khuyến khích con, điều đó sẽ luôn làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Hãy hiểu rằng trẻ cần biết được giá trị của việc làm tốt. Hãy nghĩ về điều đó trong cuộc sống của bạn – kể cả khi là một người trưởng thành, bạn có thể biết cách nào tốt nhất để ăn uống, nhưng thực sự làm được điều đó lại là một câu chuyện khác! Theo cách đó, tự chính bản thân con bạn phải hiểu được tầm quan trọng của việc làm tốt. Tất nhiên những yếu tố bên ngoài cũng có thể là trở ngại (các bệnh về tinh thần hay thể chất, không có khả năng học tập, rối loạn hành vi, các vấn đề trong gia đình và lạm dụng chất gây nghiện).

Với một số người, tất cả các ngôi sao được sắp xếp đúng thời điểm, động lực và thái độ kết hợp để tạo ra một kết quả thành công. Nhưng với hầu hết chúng ta, việc này phức tạp hơn và không đồng đều để có được động lực và sự thành công. Khi bạn nghĩ về điều đó, không phải mọi đứa trẻ đều hỏi giáo viên để có sự trợ giúp, luôn luôn làm bài tập về nhà, đọc lại kiến thức mà chúng đã học vào mỗi tối và bỏ qua tất cả những phiền nhiễu khác để bắt đầu học tập. Những đứa trẻ làm được thì thường là những người “điều hành tốt các hoạt động”, vì phần trước của bộ não phát triển hơn.

Điều này đóng vai trò quan trọng đối với thành tích ở trường. Nó giúp điều chỉnh cảm xúc, thời gian chú ý, sự kiên trì và tính linh hoạt. Với nhiều người, cách làm việc của nhiều đứa trẻ không phát triển cho tới nhiều năm sau tuổi vị thành niên. Điều này đặc việc khó khăn nếu bạn là một phụ huynh có trách nhiệm khi tuổi còn trẻ, nhưng giờ đây con bạn lại đang bị tụt lùi về phía sau. Rất khó để tưởng tượng rằng trẻ không chỉ lười biếng, vô trách nhiệm và không có động lực. Tất nhiên, nếu bạn bắt đầu tin rằng những điều đó ở con mình, bạn sẽ chỉ đơn giản là thấy khó chịu, chán nản, tức giận và phản ứng với sự lười biếng ở trẻ – thứ sẽ góp phần vào cuộc tranh đấu kịch liệt và thách thức trẻ. Làm thế nào để bạn có thể tránh làm điều đó? Hãy đọc để tìm hiểu.

Bạn đọc thêm cách dạy con và học tiếng anh trẻ em tại Hà Nội của Tâm Nghiêm:

– 6 cách để khích lệ con bạn có động lực
– 10 lời khuyên để học tập hiệu quả và tốt hơn
– 7 bí quyết giúp bạn cải thiện tiếng anh nhanh chóng

 

Sau đây là 10 cách để truyền động lực:

1. Hãy giũa mối quan hệ với con luôn cởi mở, tôn trọng và thật tích cực.

Hãy ở cùng một nhóm với trẻ, đừng phản đối lại chúng. Điều này cho phép bạn có ảnh hưởng nhất với con, đó là công cụ quan trọng nhất của bạn. Trừng phạt, thuyết giảng, đe dọa và thao túng sẽ không đưa bạn đi tới đâu và sẽ gây tổn hại tới mối quan hệ của bạn cũng như mục tiêu cuối cùng của trẻ. Cảm giác lo lắng, thất vọng và sợ hãi của bạn là điều bình thường và dễ hiểu. Nhưng phản ứng lại với con cái trong những cảm xúc này sẽ không tạo được hiệu quả. Hãy nhớ rằng, con bạn không hành xử theo cách đó nhằm mục đích khiến cho cuộc sống của bạn trở nên đau khổ hay vì chúng lười biếng để không làm ảnh hưởng tới bất cứ điều gì. Khi bản cảm thấy chính mình phải làm việc nhiều hơn, thử nói với chính mình: “Con tôi không có mặt ở đó”. Ghi nhớ rằng, công việc của bạn là giúp đỡ trẻ học được rằng làm thế nào để có trách nhiệm. Nếu bạn trở nên tiêu cực và khiến đó trở thành một vấn đề thuộc đạo đức, sau đó con bạn có thể tỏ ra phản đối, phản ứng chống lại bạn thay vì suy nghĩ cho chính mình.

2. Kết hợp quy tắc “Khi bạn”.

Một bài học trong cuộc sống đó là chúng ta có được lợi ích sau khi làm việc. Khi chúng ta thực hành mỗi ngày, bạn sẽ bắt đầu tạo ra thành quả. Bạn sẽ được trả phí sau khi làm công việc của mình. Vì thế hãy bắt đầu nói những điều như: “Khi con hoàn thành việc học, con sẽ được tới nhà của Gavin” hoặc “Khi con làm xong bài tập tiếng anh về nhà, chúng ta có thể thảo luận về việc xem bộ phim mà con muốn trên Netflix”. Thực thi nguyên tắc này và gắn bó với nó. Nếu con bạn chưa có khả năng lập kế hoạch, mới chỉ là bắt đầu và kiên trì, bằng cách duy trì nguyên tắc này, bạn đang giúp con học được cách làm những điều mà bộ não của chúng chưa có kinh nghiệm trước đó, đó là tạo ra một mô hình cho trẻ.

3. Khi bạn được mời.

Nếu con bạn không chịu học và điểm số của bé bị tụt dốc, bạn được mời tới dù có muốn hay không. Một lần nữa, bạn ở đây để giúp đỡ xây dựng một mô hình cho con khi mà chúng không có khả năng để tạo cho chính mình. Cấu trúc này có thể bao gồm kế hoạch học tập, mang máy tính ra khỏi những nơi công khai trong nhà và nói rằng: “Không chơi trò chơi điện tử hoặc xem TV cho tới khi làm xong bài tập về nhà”. Bạn có thể quyết định khoảng thời gian cố định mà con phải dành cho việc học. Trong suốt thời gian đó, không có đồ điện tử hay cách vật làm mất tập trung khác. Bạn có thể đưa ra nguyên tắc rằng thậm chí nếu con hoàn thành tất cả các bài tập của mình, con phải hoàn thành quá trình học bằng cách kiểm tra lại, đọc hay chỉnh sửa lại. Bạn cũng có thể tạo ra quy định rằng con phải dành 1 tiếng rưỡi yên lặng, không đồ điện tử và chỉ làm việc của mình mà thôi. Hãy hiểu rằng điều đó không có nghĩa là trừng phạt; hơn thế, điều đó giúp trẻ phát triển tư cách làm việc và tập trung vào những môn học ở trường. Một vài đứa trẻ làm việc tốt hơn khi nghe nhạc cho dù chúng đang học, nhưng không hề có các vật dụng điện tử khác hay những các vật dụng đa phương tiện khác.

4. Hỏi giáo viên.

Nếu điểm số và thói quen làm việc của con bạn không cân bằng, bạn có thể lập kế hoạch bằng cách ngồi lại cùng con và giáo viên của bé. Trẻ có thể phải kiểm tra lại để đảm bảo rằng con có đủ mọi thứ trước khi rời trường và sao đó cùng bạn kiểm tra lại trước khi trở lại trường để chắc chắn rằng mọi thứ con làm đã có ở trong cặp. Một khi con bạn có thể quản lý thời gian tốt hơn, hoàn thành công việc của mình và xem lại bài trước khi kiểm tra, thì đó là lúc bạn có thể dừng lại.

5. Xác định một điểm nghiên cứu.

Bạn có thể cần ngồi cùng với con khi bé đang làm bài tập tiếng anh hoặc ít nhất ở gần đó đề giúp con đi đúng hướng. Trẻ có thể cần một vị trí yên tĩnh, cách xa anh trai và chị gái của mình hoặc bé có thể làm tốt hơn khi ở trong một căn phòng gần với người khác. Bạn có thể hỗ trợ những thử nghiệm của con. Nhưng một khi bạn tìm ra được nơi nào phù hợp nhất, hãy để con ngồi ở vị trí đó. Bạn sẽ không làm thay con, nhưng có thể bạn cần đánh giá việc làm của con và hỏi con xem phần nào có ý nghĩa với bé, chẳng hạn như vậy.

Tiếng anh trẻ em tại hà nội

6. Phá vỡ.

Điều này sẽ có ích cho con bạn chia nhỏ bài tập thành những phần nhỏ và sắp xếp lịch làm việc mỗi ngày một cách hiệu quả. Bạn có thể đưa cho con một tấm lịch treo tường lớn hay một tấm bảng trắng. Bạn cũng có thể nhận thêm sự trợ giúp từ giáo viên của con hoặc thuê gia sư cho con nếu ngân sách của bạn có thể chi trả được.

Hãy đưa con tham gia một số khóa học tiếng anh trẻ em tại Hà Nội để chuẩn bị trước cho tương lai, phá vỡ mọi sự nhút nhát và rụt rè của con khi tham gia các khóa học này.

7. Hãy tử tế nhưng cũng cứng rắn.

Cố gắng hết sức mình để trở thành cha mẹ tốt, có ích, kiên định và vững vàng với những hành vi trừng phạt, kiểm soát. Đối với mỗi phản ứng tiêu cực với con cái, cố gắng tạo ra những điều tích cực. Cố gắng đặt sự tập trung vào việc ủng hộ và khuyến khích con thay vì lo lắng và cằn nhằn. Khi bạn bắt đầu tin rằng điểm số của trẻ là sự phản chiếu chính bạn hay cách làm cha mẹ của bạn và bạn chịu trách nhiệm với kết quả của con, bạn sẽ hiểu được trường hợp của con – và nó sẽ có hại và không có hiệu quả.

8. Thiếu đi động lực hay nỗi lo lắng?

Hãy nhận ra rằng con bạn thiếu động lực (hoặc trông giống như thiếu trách nhiệm) có thể là nỗi lo âu hoặc xấu hổ của trẻ về việc học tập và những việc ở trường. Phần lớn mọi người có sự lo lắng với việc làm những điều cố định và tránh chúng như bệnh dịch hạch. Trẻ có thể không thể giải thích tất cả cho bạn vì không phải lúc nào điều đó cũng có trong tiềm thức của trẻ. Đây là một kịch bản điển hình. Hãy nói trẻ báo với bạn rằng con không có bài tập khi thật sự đúng như vậy. Điều này sẽ khuấy động nỗi lo lắng của bạn. Khi bạn phản ứng lại bằng cách hét hoặc chỉ trích, con của bạn sẽ quản lý sự lo lắng của mình bằng cách xa điều đó – và từ bạn – hơn nữa. Một chút lo lắng có thể trở thành động lực, nhưng quá nhiều lại kìm hãm khả năng suy nghĩ và sử dụng một phần não bộ giúp con có động lực. Giữ cảm xúc của bạn bằng cách nhận ra đó là nỗi lo của con bạn chứ không phải sự lười biếng. Việc của bạn (và làm thế nào để bạn giúp ích nhất cho con) là không phản ứng với sự lo lắng của mình hoặc của riêng bạn.

Hãy nhận ra rằng đôi khi cảm giác xấu hổ, thấp kém hoặc lo lắng có thể bị hiểu nhầm là thái độ tệ hại, thiếu động lực và thiếu trách nhiệm. Thường thì việc che đậy những cảm xúc dễ bị tổn thương này có thể hình thành dưới hình thức hành động, tránh né và thách thức. Nhớ rằng những gì đang xảy ra bây giờ có thể rất khác khi con bạn trưởng thành. Trong khi chờ đợi, trong một mối quan hệ tích cực, hãy giúp trẻ xây dựng mô hình và thói quen mà con không thể thực hiện. Và hãy bình tĩnh hơn bằng cách thấu hiểu bức tranh lớn hơn về những điều đang diễn ra.

9. Dạy cân bằng cuộc sống.

Hãy nhớ luôn giữ hình ảnh lớn trong tâm trí. Thay vì bức xúc với điểm số của con bạn, hãy giúp con cân bằng cuộc sống với bạn bè, các hoạt động khác, công việc tình nguyện và hoạt động gia đình. Tham gia vào công việc của trường học khi bạn có thể và quan tâm tới các dự án ở trường học của con.

10. Đừng chuẩn bị trước.

Khi chúng ta nhận thấy con mình dường như không có niềm yêu thích với điều gì trong cuộc sống, thật dễ dàng để bắt đầu có sự chuyển biến nhanh chóng trong tương lại. Khi trẻ hành xử như thể chúng không quan tâm tới bất kỳ điều gì, ngoại trừ chơi điện tử và bạn bè, chúng tôi lo ngại rằng bé không thể thành công hoặc thậm chí tự làm việc. Điều này tạo nên sự lo lắng và sợ hãi trong chúng ta. Nhưng sự thật là: không ai trong chúng ta không ai có quả cầu pha lên hay có thể thực sự nhìn thấy tương lai. Tập trung vào những điều tiêu cực mà con bạn đang làm sẽ chỉ mang tới sự chú ý vào chúng và khiến cả hai người phải đối mặt với cuộc đấu tranh kịch liệt. Thay vào đó, hãy tập trung vào những đặc điểm tích cực của con bạn và giúp con phát triển những điểm đó trong hiện tại. Con có phải là người cởi mở, hay giúp đỡ và đối xử tốt với động vật? Chú ý tới tất cả những điều có thể khiến một người phát triển và thành công chứ không chỉ vào những kiến thức học thuật hay điểm số và giúp con bạn phát triển những kỹ năng xã hội, sự sáng tạo và cảm xúc.

Cha mẹ thường lo lắng về việc con mình bị lùi lại phía sau sau khi họ kết thúc cuộc đấu tranh với chúng, nhưng không có điều gì trở nên tốt hơn. Họ sẽ chỉ ở trong cái vòng luẩn quẩn, phản ứng lại với điểm số và những công việc của mình. Nhưng nếu bạn là phụ huynh có thể giữ bình tĩnh và thấu hiểu rằng đó không phải là thái độ xấu và một đứa trẻ không có động lực – và bạn không thể bắt buộc trẻ có động lực – rồi bạn có thể thực sự thấy được con mình đang ở đâu và giúp đỡ khi con cần. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bạn đó là dừng việc phản ứng và giải quyết vấn đề.

Trên đây Tâm Nghiêm đã giới thiệu cho các bạn về cách khuyến khích con bạn thể hiện ở trường. Hãy trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh trẻ em tại Hà Nội có thể tư vấn giúp bạn và con bạn cùng thực hiện nó. Hãy tham gia ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học. Liên hệ cô Trang qua đăng ký khóa học của chúng tôi nhé.

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status