Tại sao rất khó để tạo động lực cho trẻ? Với tư cách là cha mẹ, chúng ta thường có niềm tin hóm hỉnh và không chắc chắn rằng con mình sẽ không quan tâm nếu chúng ta không chạm tới chúng. Nhưng sự thật đơn giản đó là những nỗ lực thúc đẩy con cái của bạn thường chống lại bạn.
Tâm Nghiêm (trung tâm chuyên dạy tiếng anh trẻ em tại hà Nội và tiếng anh giao tiếp) xin giới thiệu bài viết về làm thế nào để xử lý hiệu quả cơn giận của một người trẻ tuổi.
Bạn không thể khiến trẻ quan tâm vì đó là điều bạn làm – thực tế, bạn có thể thực sự tạo nên động lực cho con. Điều tồi tệ hơn, nỗ lực cố gắng thúc đẩy trẻ thường trở thành cuộc đấu tranh quyền lực. Có điều gì đó không đúng nếu bạn quan tâm nhiều hơn tới điểm số của con bạn hơn là những gì chúng thực hiện
Nếu bạn tạo ra “chiếc hộp” chi con mình và cố gắng khiến con quan tâm vì bạn làm điều đó, điều quan trọng là hãy dừng lại và tự hỏi chính mình câu hỏi này: “Trách nhiệm của con tôi ở đây là gì? Của chính tôi thì là gì đây?”. Nếu con bạn không hoàn thành nhiệm vụ của chúng, với trách nhiệm là cha mẹ thì hãy giúp trẻ giữ trách nhiệm và dạy con hiểu được thế giới thực đang hoạt động như thế nào. Trong thế giới thực này, nếu bạn không hoàn thành công việc của mình, bạn sẽ không được trả tiền. Hãy đưa ra những hậu quả để cho trẻ thấy được rằng kết quả của những lựa chọn sai lầm như thế nào, nhưng dừng nhầm lẫn lý do để làm việc này với suy nghĩ bạn sẽ khiến con quan tâm đến bài tập toán về nhà vì bạn quan tâm tới điều đó. Hậu quả không có ở đó để tạo động lực, bạn đưa ra điều đó vì bạn đang thực hiện trách nhiệm làm cha mẹ. Điểm mấu chốt là bạn không thể khuyến khích người khác quan tâm. Vai trò của bạn là truyền cảm hứng và tạo ảnh hưởng.
Là cha mẹ, chúng ta thường cảm thấy có trách nhiệm về những gì các con đạt được trong đời, nhưng hãy hiểu rằng điều đó không đúng trong trường hợp này – cuối cùng, con bạn phải chịu trách nhiệm với những lựa chọn của mình. Nhưng vì chúng ta nghĩ rằng thành công của con mình phụ thuộc vào chúng ta nên chúng ta bước vào nơi chúng ta không thuộc về. Chúng ta được dạy rằng dù thế nào chúng ta cũng cần kiểm soát con cái, vì thế chúng ta thường bước vào thế giới của chúng mà chẳng cần suy nghĩ thêm. Chúng ta nghĩ rằng mục đích của mình là tạo động lực để trẻ mong muốn đạt được điều gì đó chắc chắn trong đời, nhưng điều đó chỉ làm cho các con phản ứng chống lại bạn. Con bạn có thể tuân thủ để bạn không theo sát chúng hoặc thậm chí khiến bạn hài lòng nhưng không giúp trẻ có được động lực từ chính mình. Một lần nữa, bạn chắc chắn muốn truyền cảm hứng và tạo ảnh hưởng tới con mình. Mục tiêu thì giống nhau: chúng ta đều muốn con mình được thúc đẩy – đó là lý do chúng ta đến đây để tạo ra sự khác biệt.
Tôi đang cố gắng thúc đẩy thằng bé. Tại sao điều đó lại không hiệu quả?
Sự thật của vấn đề đó là, một số trẻ có ít động lực hơn người khác. Có những đứa trẻ rất thông minh nhưng chỉ đạt được điểm D và điểm F. Một số bé ngồi trong lớp học lại nhìn chằm chằm vào không gian dù cho giáo viên – và bạn đang nỗ lực hết mình. Có lẽ con bạn đã quên bài tập hoặc tệ hơn là làm bài nhưng không bao giờ nộp lại. Hoặc con bạn dường như không thấy hứng thú với bất kỳ thứ gì và không hề có sở thích hay đam mê thực sự. Có thể con bạn từ bỏ rất dễ dàng và không muốn cố gắng. Mặc những nỗ lực hết mình của bạn là gì, trẻ vẫn bị mắc kẹt hoặc bắt đầu bị lùi lại phía sau. (Nếu bạn có những điều băn khoăn khác, hãy đảm bảo rằng trường học hay bác sĩ của con bạn bác bỏ việc không có khả năng học tập, ADHD/ADD, trầm cảm, nghiện ngập và các điều kiện khác).
Nếu con bạn là người thuộc nhóm thiếu động lực, rất có thể trở thành một nguồn lo lắng, thất vọng lớn và đôi khi thậm chí tuyệt vọng – và đó là nơi những rắc rối bắt đầu. Rắc rối trong trường hợp này đó là phản ứng của bạn đối với sự thiếu động lực của con. Khi bản cảm thấy lo lắng về con, bạn cố gắng thúc đẩy con mình từ nỗi lo lắng của chính bạn và quên rằng không thể nào khiến người khác quan tâm về điều đó.
Hãy hỏi chính mình những câu hỏi này:
- Nỗi lo lắng của bạn có bắt bạn phải cằn nhằn, đe dọa, thúc ép hay làm quá với con mình hay không?
- Sự thất vọng của bạn có khiến bạn hét lên, cầu xin, trừng phạt và để mình rơi vào tuyệt vọng?
- Liệu sự bất lực của bạn có khiến bạn bắt đầu tranh cãi với bạn đời của mình, người dường như không bao giờ làm nhiều những điều mà bạn nghĩ đáng lý ra họ nên làm để tạo động lực cho con?
- Nỗi sợ hãi con mình thiếu hiểu biết liệu có khiến bạn cố gắng khiến trẻ thay đổi và có nhiều động lực hơn?
Nếu bạn nhận thấy chính mình thực hiện những điều trên, có thể bạn đã thấy con mình phản đối, tuân theo để bạn không còn theo sát chúng,… Hãy để tôi làm rõ ràng hơn: Cho dù trẻ có phản đối hay làm theo những gì bạn muốn thì kết quả cuối cùng sẽ là chúng sẽ không có thêm chút động lực nào so với trước đó. Bạn có thể khiến trẻ làm những điều bạn muốn, nhưng mục tiêu giúp trẻ có được động lực trong chính mình thì vẫn còn là một thực tế xa vời.
Con tôi không có chút động lực nào để làm bất cứ việc gì
Nếu bạn đã loại trừ khả năng khiếm khuyết về học tập và rối loạn hành vi mà con bạn vẫn không hòa nhập với cuộc sống gia đình và không làm việc nhà hay bài tập về nhà, vì một lý do nào đó có lẽ bạn đã không kết nối nhiều với con. Trong trường hợp này, bạn cần đảm bảo rằng con sẽ giữ trách nhiệm và đưa ra những hậu quả và điều đó sẽ hướng trẻ làm điều đúng đắn. Bạn có thể được chơi điện tử nếu bạn hoàn thành bài tập về nhà và việc nhà. Thực hiện điều đó cùng với việc đánh giá đủ để biết được trẻ là người như thế nào. Nếu trẻ không dậy được đúng giờ, hãy quay lại 1 chút và xem lại dáng ngủ của con. Nếu có điều gì đó đặc biệt trẻ không thích làm, bạn có thể nói với bé và thử xem liệu bé và anh chị em của mình có thể trao đổi nhiệm vụ cho nhau hay không. Tôi không nói rằng chúng ta phải làm vừa lòng tất cả những mong cầu của mọi người nhưng sẽ ổn thôi khi kiểm tra và xem xét những gì mà họ có thể làm tốt hơn. Có thể con trai bạn ghét phải rửa bát nhưng lại muốn nấu bữa tối vì bé mong ước được trở thành một đầu bếp. Bằng cách đó, bạn đang giúp con nhìn nhận được bản thân và định nghĩa được chính mình. Cùng lúc đó, hãy giúp trẻ duy trì trách nhiệm với những điều cơ bản mà bé cần phải làm trong cuộc đời.
Bạn đọc thêm cách dạy con và học tiếng anh trẻ em tại Hà Nội của Tâm Nghiêm:
- 4 phương pháp dạy học thúc đẩy tư duy cầu tiến
- Vì sao loại bỏ những thói quen cũ là bước cần thiết ch sự đổi mới
- Vì sao cha mẹ nên đặt điện thoại của mình xuống.
Làm thế nào để bạn truyền cảm hứng để con tự có động lực (Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn tạo ảnh hưởng để trẻ có được động lực từ chính mình)
1. Đừng để nỗi lo lắng của bạn đẩy trẻ và tình huống phải có động lực.
Bạn sẽ chỉ khiến trẻ chống lại mình hoặc tuân thủ để làm hài lòng bạn vì các con muốn bạn để chúng yên. Điều đó sẽ không thúc đẩy trẻ nhiều như việc dạy chúng làm thế nào để làm bạn vui lòng hoặc phản đối lại bạn. Nó đã trở thành phản ứng với bạn thay vì tập trung vào chính mình và tìm ra động lực từ bên trong. Sự lo âu và những điều bạn mong muốn trẻ quan tâm sẽ chỉ tạo ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ giữa bạn và con.
2. Hãy trở thành cảm hứng.
Cách duy nhất để tạo động lực đó là dừng việc cố gắng thúc đẩy. Thay vào đó, hãy làm việc để truyền cảm hứng cho trẻ. Bạn sẽ làm điều ấy như thế nào? Hãy trở thành người truyền cảm hứng. Tự hỏi chính mình xem cách hành xử của bản thân đang tạo ra nguồn cảm hứng hay đang kiểm soát. Hãy hiểu rằng con bạn sẽ muốn tìm một con đường khác nếu bạn quá kiểm soát chúng. Hãy nghĩ tới một người nào đó trong cuộc đời đã truyền cảm hứng cho bạn để bạn thực hiện những điều hướng tới mục tiêu của mình. Ghi nhớ rằng, điều duy nhất bạn nhận được sẽ là phản ứng chống đối nếu bạn quá thúc ép trẻ.
3. Hãy để con bạn tự đưa ra những lựa chọn của riêng mình và tự đối mặt với những hệ quả của nó.
Khi con bạn đưa ra một quyết định sai lầm, hãy để trẻ có trách nhiệm bằng cách để con đối diện với những hậu quả tất yếu đi cùng với đó. Nếu hệ quả của việc không làm bài tập về nhà là bị tịch thu máy tính, hãy đưa ra yêu cầu làm thế nào để trẻ có thể lấy lại được máy tính. Nếu bé hoàn thành công việc của mình, trẻ sẽ được sử dụng máy tính theo thời gian bạn đồng ý. Đó sẽ là động lực giúp trẻ đi đúng hướng mà không bạn phải nói phải làm những gì, làm như thế nào và giải thích rằng tại sao trẻ cần quan tâm đến việc đó. Là cha mẹ, những gì bạn thực sự cần làm đó là hỏi chính mình: “Tôi sẽ làm được gì với điều đó? Những giá trị và nguyên tắc của tôi là gì?” và bạn sẽ gắn kết với trẻ.
4. Tự hỏi chính mình những câu hỏi này:
- Điều gì tạo ra động lực cho con bạn?
- Con bạn thực sự mong muốn điều gì?
- Tôi có thể đưa ra câu hỏi nào để có thể giúp bé khám phá ra được niềm yêu thích của mình?
- Mục tiêu và tham vọng của con là gì?
Có khoảng cách đủ xa để nhận thấy được con của bạn là một cá thể riêng biệt. Sau đó quan sát những gì bạn thấy. Nói chuyện với con để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Sau đóm hãy lắng nghe – không phải những câu trả lời mà bạn mong muốn, nhưng đó là những gì mà trẻ đang sẻ chia. Tôn trọng câu trả lời đó, kể cả khi bạn không đồng ý.
5. Hãy chọn cánh cửa mà bạn muốn bước vào.
Tưởng tượng rằng có 2 cánh cửa. Cánh cửa thứ nhất là dành cho cha mẹ muốn thúc đẩy con cái mình để làm những điều đúng đắn trong cuộc đời: thức dậy, tới trường, hoàn thành công việc và thành công. Cánh cửa số hai là dành cho các bậc cha mẹ muốn con cái mình tự có được động lực để làm điều đó. Họ muốn tạo ảnh hưởng đến con cái để chúng làm những gì mình yêu thích. Không chỉ làm những điều đúng đắn mà con muốn được làm những điều đúng ấy.
Bạn muốn bước vào cánh cửa nào? Nếu là cánh cửa đầu tiên, cách để đạt được mục tiêu đó là thúc ép, trừng phạt, cầu xin, hối lộ, khen thưởng và nài nỉ. Nếu bạn lựa chọn cánh cửa thứ 2 thì sau đó bạn sẽ đạt được mục tiêu bằng việc đặt ra những câu hỏi khác nhau. Thay vì hỏi: “Con đã làm bài tập về nhà xong chưa?” thi bạn có thể nói: “Tại sao con quyết định làm bài tập về nhà vào hôm nay chứ không phải hôm qua? Mẹ thấy rằng con không làm bài tập hình học vào hôm qua, nhưng hôm nay con đang làm bài tập lịch sử. Sự khác biệt ở đây là gì?”. Hãy trở thành một nhà điều tra, khám phá và bóc tách vấn đề, giúp con bạn hiểu được động lực của chính mình và nối kết các điểm lại với nhau.
6. Đó không phải là lỗi của bạn.
Hãy nhớ rằng, việc thiếu động lực của con không phải do lỗi của bạn, vì thế đừng nên cá nhân hóa điều đó. Khi bạn làm như vậy, có thể bạn thực sự sẽ góp phần vào việc làm không tốt như mong đợi bằng việc tạo ra nhiều sự phản kháng.
Hãy nhìn vào điều đó theo cách này. Nếu bạn nhìn quá gần vào tấm gương, bạn có thể không thực sự nhìn thấy chính mình – nó sẽ chỉ là một sự mờ nhòa. Nhưng khi bạn đứng ra xa hơn, bạn có thể thật sự nhìn thấy mình rõ ràng hơn. Hãy làm điều tương tự với con của bạn. Đôi khi bạn quá gần gũi đến nỗi mà không nhận thấy rằng trẻ là phần tách biệt với mình. Nhưng nếu bạn đúng đủ xa, bạn thực sự có thể nhìn thấy con mình khi chúng là chính mình và bắt đầu nhận ra điều gì khiến con hứng thú – và sau đó bạn có thể giúp con hiểu chính mình. Khi bạn lùi lại và quan sát, bạn sẽ biết được điều gì tốt cho con, tại sao con đạt được một số điều chắc chắn và điều gì khiến con thực sự lay chuyển. Sẽ có những điều con không bao giờ có động lực để làm nhưng vẫn bị yêu cầu thực hiện. Con có thể ghét làm việc nhà và cố gắng né tránh chúng và đó là khi bạn đưa ra cho con thấy hệ quả.
Mục tiêu đó là ảnh hưởng tới con khi con bạn phải làm một điều gì mà chúng không muốn, và tìm hiểu con đủ kỹ để biết được ước muốn của con là gì. Là cha mẹ, bạn muốn con củng cố kỹ năng định nghĩa những điều gì quan trong với bản thân. Bạn muốn giúp con định nghĩa bản thân mình là ai, điều gì quan trong với chúng và chúng sẽ làm gì để biến những điều đó thành sự thật. Trách nhiệm của chúng ta là giúp con mình làm điều đó, chứ không phải chúng ta làm điều đó thay con. Chúng ta cần đứng ra ngoài con đường của trẻ vừa đủ để trẻ có thể biết mình là ai, chúng nghĩ gì và sở thích của chúng nằm ở đâu.
Trên đây tiếng anh Tâm Nghiêm đã giới thiệu cho các bạn về các cách truyền động lực cho con của bạn. Hãy trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh trẻ em của trung tâm tại Hà Nội có thể giúp bạn và con bạn cùng điều chỉnh vấn đề này. Hãy tham gia ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học. Liên hệ cô Trang qua đăng ký khóa học của chúng tôi nhé.