Hôm nay Tâm Nghiêm lại giới thiệu với các bạn về cách nuôi dạy con trẻ, đôi khi ta không hiểu chúng ta đã nuôi dạy đúng chưa, hay chỉ là sự áp đặt của chún ta lên con cái.
Ngay khi bạn biết rằng mình sắp có con, bạn chắc chắn sẽ bắt đầu tưởng tượng rằng chúng sẽ là đứa trẻ như thế nào, con chúng ta sẽ giống chúng ta ra sao và hy vọng rằng chúng sẽ rất thành công trong cuộc đời. Bạn thậm chí có thể mong rằng con sẽ tham gia vào độ bóng đá hay giỏi bộ môn nào đó ở tường, để rồi THỰC TẾ ĐÃ ĐẾN. Bạn nhận ra rằng con trai của bạn chẳng thích thể thao; hay con gái của bạn chẳng mấy hứng thú việc học ở trường. Sự thật là, một ngày bạn thức dậy và nhận ra con của bạn KHÁC HOÀN TOÀN với những gì bạn mong đợi.
“Khi là một người cha hoặc người mẹ, bạn cần phải thực sự sớm nhận ra rằng “thứ ngôn ngữ” con đang hiểu và sử dụng chúng. Nếu không, bạn sẽ không thể hiểu thực sự trẻ nghĩ gì và làm thế nào để kết nối với con.”
Thực sự thì đây quả là một trải nghiệm đau buồn: Bạn nhận ra rằng con mình không như những gì bạn đã nghĩ trước đó. Bạn có thể phải gạt bỏ giấc mở của mình và bạn lại luôn tưởng nhớ về hình ảnh bạn đã tự vẽ ra. Nhưng cũng đã đến lúc bạn hiểu rằng chúng ta cần thời gian rất lâu để biết đứa trẻ của chúng ta là ai và có thể thực sự làm gì. Khi chúng ta hiểu được điều này, bạn thực sự lại phát triển một tình yêu mới. Một khái niệm mặc định từ tước về một người của chúng sẽ bị xóa bỏ và sau đó chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng hơn con chúng ta là sai.
Chúng ta nên phải hiểu rằng : “Hãy dạy dỗ đưa con mà bạn có; chứ không phải đứa trẻ mà bạn ước mình có”. Đây là bài học mà chúng ta cần hiểu. Thừa nhận con bạn là ai chính là nên tảng của sự phát triển, giao tiếp và thúc đẩy mơ ước để có được hành vi tốt hơn. Và đó cũng là lúc bạn học cách cư xử với con mình bằng chính cách đầy ý nghĩa và hiệu quả.
BẠN VÀ CON CÓ CHÚNG TIẾNG NÓI CHUNG KHÔNG?
Cho dù hành vi của con có bất ổn thế nào – bạn có thực sự giao động hay hoảng loạn thế nào đi chăng nữa – bạn cần phải trang bị đủ để phản ứng hiệu quả. Hãy nghĩ về CÁCH LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIAO TIẾP TỐT VỚI CON CÁI. Nếu bạn bỏ qua việc CON TIẾP NHẬN THÔNG TIN thế nào, bạn có thể sớm nhận ra rằng con và bạn thực sự đang nói 2 thứ tiếng khác nhau. Rồi bạn sẽ nhận ra bạn càng trở nên hoang mang, nghĩ rằng “ Tôi nói mọi điều đều đúng; nhưng con tôi chẳng hiểu tôi đang nói gì”. Vậy là bạn đã tạo ra hiệu ứng kép vì thiếu khả năng kết nối đồng nghĩa với việc bạn không thể thay đổi hành vi của con cái bạn.
Là những bậc phụ huynh, điều cốt lõi là bạn cần phải tìm hiểu xem con bạn ĐANG DÙNG THỨ NGÔN NGỮ GÌ và SỬ DỤNG CHÚNG CHO thích hợp. Nếu không, bạn sẽ không thể giao tiếp với con và sẽ hiểu lầm điều bạn và con đang muốn nói với nhau. Sự thật phũ phàng là nếu bạn không thể tìm được cách giao tiếp hiệu quả, bạn sẽ không thể có được mối quan hệ tốt với con trẻ. Trách nhiệm của bạn là GIAO TIẾP TỐT CHO CON; chỉ ra MONG ĐỢI CỦA BẠN CỤ THỂ và KẾT QUẢ RÕ RÀNG đối với hành vi của trẻ.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ CÁCH CHO VIỆC NUÔI DẠY TRẺ
1. HÃY RÕ RÀNG VỚI CON:
(Bản thân mình thấy điều này tương đối khó với đại đa số phụ huynh học sinh)
Hãy rõ ràng với con thực sự bạn mong đợi điều gì từ hành vi của con, một đứa trẻ cần cái gì và làm thế nào để đối đáp tối với những nhu cầu đó. Liệu con bạn có gặp khó khăn trong quá trình ghi nhớ không, liệu con bạn thực sự cần hướng dẫn thêm 1 hay 2 bước nữa để hoàn thành phần việc?
Liệu con bạn là đứa trẻ học thông qua quan sát và hoàn thành việc tốt với bức tranh, bảng biểu; hay con thực sự chỉ cần viết hoặc nghe 1 đôi từ là hiểu?
Nhiều đứa trẻ cần bạn dành thời gian chơi cùng con; cùng con tham gia tất cả các hoạt động; nhưng nhiều đứa trẻ lại cần sự quan tâm của bạn hơn các đứa khác. Vấn đề không phải là tốt hay xấu; mà vấn đề con bạn là ai. Bạn có thể lập kế hoạch để dành thời gian với con và dần dần động viên con TỰ LÀM MỌI VIỆC. Con bạn học ở trường cấp 2 và luôn bị phân tâm không? Nếu vậy, chúng sẽ khó có thể dồn đồ và sắp xếp phòng riêng của chúng. Bạn buộc sẽ phải tự dọn đồ của chúng với hàng đống đồ chơi mà chúng bày bừa ra. Con bạn có thể không phải là đứa trẻ tự lập, khá ngang bướng và có khả năng thuyết phục bạn giải quyết hậu quả cho chúng. Nếu bạn hiểu được điều này về con mình, thì bạn ĐỪNG CÓ CỐ LÀM THEO ĐIỀU CHÚNG NÓI. Thay vào đó, hãy giải thích NGẮN GỌN ĐIỀU BẠN MONG ĐỢI, NHỮNG HÀNH VI CÓ THỂ GÂY RA HỆ QUẢ và KẾT CỤC LÀ GÌ cho con bạn một cách chắc chắn. Bạn làm điều đó vì đó là THỨ CHÚNG CẦN. Điều cốt lõi là TẤT CẢ NHỮNG ĐỨA CON CỦA CHÚNG TA ĐỀU KHÁC NHAU; VÀ BẠN CẦN PHẢI TỰ THIẾT LẬP PHẢN ỨNG CỦA BẠN VỚI TỪNG ĐỨA TRẺ.
2. HẪY CÂN NHẮC VÀ XEM KỸ KHOẢNH KHẮC “AHA –TÔI HIỂU RỒI”
Khi bạn bắt đầu mường tượng và xây dựng hình ảnh đứa trẻ mà bạn mong muốn, bạn sẽ buộc phải RẤT THỰC TẾ và theo sát kế hoạch của mình HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM. bạn sẽ phải biết rõ NHỮNG MONG MUỐN của mình và BUỘC PHẢI TRỞ THÀNH 1 NGƯỜI LẮNG NGHE HIỆU QUẢ. Đôi khi những khoảnh khắc đó sẽ đến khi bạn thực sự chưa sẵn sàng (khi con trẻ nói cho bạn rằng chúng chẳng thích chơi bóng rổ hưng buộc phải làm điều đó vì bạn hoặc vì vợ/chồng bạn).
Hoặc bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên đấy (khi con bạn nói cho bạn rằng chúng có sở thích với công việc đồng áng mặc dù bạn lại sống ở thành thị). Thế đấy! Dù xấu hay tốt, bạn sẽ không muốn nhỡ những khoảnh khắc này vì chúng giúp bạn hiểu rằng con bạn là ai và khi trưởng thành chúng sẽ là ai.
3. ĐAU LÒNG VÀ ĐỂ MỌI THỨ TRÔI ĐI CHÍNH LÀ MỘT PHẦN CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC.
Khi bạn là bậc cha mẹ, bạn cần phải dần lãng quen những mong muốn phi thực tế dành cho con trẻ. Khi bạn nhận ra rằng con bạn không phải là những gì bạn mong ước – rằng chúng không thích đi xe đạp hay leo núi giống bạn, rằng chúng rất thích vẽ chứ không phải môn sinh học, hay rằng chúng không thể trở thành vận động viên thể thao – bạn sẽ buộc phải gạt bỏ MONG ƯỚC CỦA CHÍNH MÌNH. Đây chính là điều chẳng mấy vui vẻ trong quá trình dạy dỗ con. Một lần nữa, bạn phải tự hiểu rằng làm cha làm mẹ là điều thực sự khó khăn, và thực tế đó là một trong những điều khó khăn nhất bạn bạn sẽ từng làm.
4. DẠY CON LÀ CẢ MỘT QUÁ TRÌNH LIÊN TỤC
Khi chúng ta làm cha làm mẹ, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận con cái chúng ta khi chúng trải qua từng giai đoạn: cấp 1, cấp 2, cấp 3 và trường đại học rồi đến khi chúng trưởng thành. Việc dần dần chấp nhận con mình là ai và gạt bỏ dần việc chúng là ai có thể liên tục kéo dài nhiều năm. Quá chính này sẽ bớt khó khăn hơn khi bạn không chỉ chấp nhận mà còn sớm hiểu và ngộ ra con là ai.
Hãy nhớ rằng những đứa trẻ sẽ thay đổi khi chúng trưởng thành. Chúng ta cần phải nhớ để giữ quan điểm về những thay đổi phát triển. Đứa trẻ luôn thiếu tự tin và rụt rè sẽ gặp khó khăn ở lớp 1, và sẽ khó có thể hòa đồng được với các bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là cô bé hoặc cậu bé không có bạn và không thể tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc hoạt động cộng đồng. Cô bé/ cậu bé cần được động viên liên tục và nhiều hơn những đứa trẻ khác. Bạn nên hiểu rằng CỐT LÕI CON LÀ AI, tuy nhiên hành vi và thành tựu con có được luôn biến đổi theo thời gian.
5. BẠN LUÔN PHẢI ĐẶT RA CÁC GIỚI HẠN
Bao bọc lấy con không có nghĩa rằng bạn lảng tránh và tảng lờ đi lỗi sai của con. Thay vào đó bạn cần phải điều chỉnh hành vi và ứng xử của mình với hành vi của con bằng cách nào đó khi con thấy có ý nghĩa hơn và chắc chắn cách đó phải hiệu quả hơn. Hãy nhớ rằng, bạn biết con bạn là đứa trẻ tốt nhất và bạn mới là người biết cách nào tốt nhất để hướng dẫn chúng, định hướng và dạy bảo chúng.
PHẢN ỨNG PHỤ TÍCH CỰC: TỰ CHẤP NHẬN BẢN THÂN khi bạn từ bỏ ước mơ con bạn là ai và nên là ai, rồi chấp nhận chúng là ai, bạn đã thực sự bắt đầu COI CON LÀ MỘT THÀNH VIÊN ĐANG LỚN VÀ TRƯỞNG THÀNH. Tình yêu sâu sắc thực sự cần được phát triển dựa trên sự hiểu biết và coi trọng lẫn nhau. Bạn sẽ tự điều chỉnh phản ứng của mình với hành vi của con tốt hơn; chắc chắn trở thành một phụ huynh tốt hơn.
Tại trung tâm tiếng anh Tâm Nghiêm những cách giáo dục con cái sẽ được trao đổi với phụ huynh đem lại điều tốt nhất cho các con. Hãy trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh và giáo dục con cái tuyệt vời này ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học. Liên hệ cô Trang Email: minhtrang14986@gmail.com.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số bài viết khác: