Hôm nay Tâm Nghiêm xin bàn về vấn đề Kỹ năng xã hội và cảm xúc của các ban trẻ trong môi trường học tập. Liệu chúng có liên quan đến vấn đề nhận thức của các bạn hay không.
Chúng tôi muốn thể hiện điều gì khi nói “Kỹ năng xã hội và cảm xúc”?
Ngày càng có nhiều người trong lĩnh vực giáo dục đồng ý với tầm quan trọng của việc chú ý tới các thứ khác hơn là kiến thức học thuật. Nhưng vẫn không có một ai đồng ý việc gọi những vấn đề đó là “từ”. Tôi đã bắt đầu xuất bản một câu chuyện về chủ đề này từ 2 năm trước.
Như những gì tôi trình bày sau đó, nhiều thuật ngữ được vận dụng, từ “Tính cách”, “sự bền bỉ” tới “các kỹ năng không liên quan tới nhận thức”.
Sự phát triển đó đã khiến tôi yêu thích một cách say mê với cương vị là một thành viên của giới truyền thông cho giáo dục. Nó cũng tác động tới những nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách và đến giờ điều đó vẫn tiếp diễn. Tình huống không học thuật thậm chí có thể phát triển hơn từ đó. Thực tế, nó đã được ghi nhận trong luật liên bang. Đạo luật thành công cho mỗi học sinh quy định rằng mỗi bang dự thảo ít nhất một quy định không mang tính hàn lâm đối với sự thành công tại trường học.
Những tranh cãi vẫn còn khi không hề có sự đồng nhất trong việc làm thế nào để định nghĩa những quy định đó hay thậm chí cách gọi tên chúng.
“Về cơ bản, chúng tôi đang cố gắng giải thích sự thành công của học sinh về phương diện giáo dục hoặc trong thị trường lao động với những kỹ năng không được đánh giá trực tiếp bởi những bài kiểm tra đã được tiêu chuẩn hóa”, Martin West, tại trường Sau Đại học về Giáo dục của Harvard, hào hứng nói với tôi. “Vấn đề ở đây là khi bạn tới các cuộc gặp gỡ và mọi người thường dành khoảng 2 giờ đầu cho việc phàn nàn cũng như tranh cãi về nghĩa của các từ”.
West nghiên cứu những gì mà ông gọi là “các kỹ năng không liên quan tới nhận thức”, mặc dù anh ấy không thực sự thỏa mãn với thuật ngữ đó.
Vì vậy, theo quan điểm truyền thống đây là bảng chú giải thuật ngữ ngắn gọn về những từ đang được sử dụng để nói về sự rèn luyện nhân cách.
I. Những kỹ năng thế kỷ 21
Theo như Tổ chức Đối tác cho giáo dục thế kỷ 21 (Partnership for 21st Century Learning), một nhóm nghiên cứu và ủng hộ bao gồm 4C “tư duy phản biện (critical thinking), hợp tác (collaboration), giao tiếp (communication) và sự sáng tạo (creativity)”, cùng “các kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp” và “các kỹ năng như tìm kiếm thông tin, truyền thông và công nghệ”.
Theo West, vấn đề ở đây đó là “nếu có thể, mọi biểu hiện sẽ được đưa ra vào cuối thế kỷ 20 và trong thế kỷ 21, những kỹ năng liên quan đến nhận thức sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”. Vì thế thuật ngữ này, dù thường xuyên được nghe thấy trong vòng tròn kinh doanh và công nghệ, không cần thiết phải báo hiệu sự thay đổi trọng tâm mà các nhà nghiên cứu mong muốn.
1. Tính cách
Giáo dục tính cách có lịch sử lâu đời tại Mỹ, trở thành trào lưu chính trong những năm 1930 và có sự hồi sinh trong những năm 1980 và 1990. Mạng lưới bản tuyên ngôn tại các trường của KIPP (Knowledge is Power Program), chẳng hạn sẽ có một chương trình học về 7 “sức mạnh của tính cách”: sự bền bỉ, niềm say mê, sự lạc quan, tự chủ, sự biết ơn, nhạy bén xã hội và ham hiểu biết.
Chúng tôi không phân biệt tôn giáo, chúng tôi không bàn về đạo đức, chúng tôi cũng sẽ không đưa ra bất cứ bình luận nào về việc này là đúng hay là sai. Nhưng có một số điều căn bản khiến mọi người trở thành những công dân tuyệt vời, thường bao gồm cả việc tử tế.
West đưa ra lập luận rằng việc sử dụng từ “tính cách” là không phù hợp trong nghiên cứu và hoạch định chính sách vì ý nghĩa đạo đức và tôn giáo của nó.
Ông ấy lưu ý rằng có rất nhiều phẩm chất trong danh sách của KIPP – ví dụ như sự bền bỉ và tự chủ – được thiết kế để chuẩn bị cho sự thành công của học sinh. “Điều đó nằm trong sức ép với cách hiểu truyền thống về tính cách, thứ mà thường ngụ ý nói tới những điều tốt đẹp và bản thân nó – thường bao hàm một số khái niệm về sự tự nguyện hy sinh”, West nói.
Sự khác biệt đó không khiến Bravo-Willey lo ngại. Cô ấy nói rằng nhà trường đang đáp ứng mong muốn của cha mẹ rằng con cái họ sẽ hạnh phúc, trở nên tốt hơn và có thể thành công.
2. Sự bền bỉ
Sự bền bỉ là phẩm chất hàng đầu với lịch sử lâu đời của người Mỹ – nghĩ về giá trị của sự bền bỉ với người phương Tây cổ điển. Khi Angela Duckworth còn đang thực hiện luận văn của mình vào khoảng giữa những năm 2000, cô ấy đã chọn thuật ngữ này để tóm lược phạm vi của sự tự chủ, kiên trì và sự tận tâm mà mình đang tìm hiểu yếu tố nào quan trọng nhất quyết định sự thành công. Điều này nhanh chóng được tìm ra – có lẽ là quá nhanh, nhà tâm lý học tại Đại học Pennsylvania chia sẻ với tôi.
“Tôi rất biết ơn sự chú ý này, nhưng lòng cảm kích và sự ngạc nhiên nhanh chóng bị thay thế bởi nỗi lo lắng về suy nghĩ của mọi người rằng chúng tôi khám phá ra những điều đã có”. Cô ấy e ngại rằng sự bền bỉ đang bị nhấn mạnh quá mức: Trong một bài viết vào năm 2005, cô ấy đã đưa ra lập luận rằng phạm vi của sự bền bỉ chưa sẵn sàng để kết hợp với hệ thống giải trình trách nhiệm còn chưa rõ ràng. “Tôi cũng lo ngại rằng mọi người hiểu vị trí của tôi như thể sự bền bỉ là điều duy nhất có vấn đề”.
Sự bền bỉ thu hút rất nhiều sự chú ý, và đương nhiên, nó đi cùng với cả những lời chỉ trích. 2 năm trước, một vài nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng ảnh hưởng của sự bền bỉ đã bị thổi phồng lên quá mức. Một số khác thì cho rằng chú ý nhiều hơn tới bối cảnh xã hội của đặc điểm này. Một đứa trẻ lớn lên trong sự bảo bọc của lối sống xa hoa thì đơn giản sẽ đối mặt với ít trở ngại hơn. “Sự bền bỉ” có lẽ được nhìn nhận như một cách đổ lỗi cho trẻ – người đang đấu tranh với sự ảnh hưởng của khu vực sống nghèo nàn và các trường học không được đảm bảo.
3. Động lực
Xem thêm: Động lực. Anindya Kundu, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học New York cho rằng Duckworth là một cố vấn nhiều kinh nghiệm và Pedro Noguera, một học giả xuất sắc về khoảng cách thành tích, với tư cách như một nhà cố vấn, đang nghiên cứu một khái niệm được gọi là động lực. Nó giống như sự bền bỉ, nhưng lại có chút khác biệt.
“Động lực là một trong những khái niệm lâu đời nhất của xã hội học”, ông nói. Về cơ bản, đó là “mức nội lực mà một người có để tác động lên cuộc sống của chính họ.”
Động lực đưa vào trong hoàn cảnh xã hội, cấu trúc bất bình đẳng và sự khác biệt về văn hóa. Những người có khả năng quản lý để thành công mặc dù lớn lên trong nghèo khó, Kundu đã phát hiện ra, bảo vệ sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của mình, luôn có cái nhìn lạc quan. Học học cách làm thế nào để mở rộng mối quan hệ, cả với những người bạn đáng tin cậy lẫn những người bạn mới. Họ đặt ra mục tiêu và không hài lòng cho tới khi nào đạt được chúng.
Kundu nhìn nhận công việc của mình như “cuộc đối thoại với” nghiên cứu về sự bền bỉ, tìm hiểu hoàn cảnh xã hội của mọi người cũng như khả năng tiềm ẩn của họ.
4. Tư duy cầu tiến
Carol Dweck – nhà tâm lý học tại Đại học Stanford, lựa chọn thuật ngữ “tư duy” vào năm 2007 cho tựa sách bán chạy nhất của mình.
“Tư duy cầu tiến” là niềm tin rằng những phẩm chất tích cực, bao gồm sự thông minh, có thể được tăng cường thông qua rèn luyện. “Tư duy bảo thủ” đề cập tới quan niệm rằng sự thông minh và những tài năng khác có được từ khi sinh ra.
“Trong các bài nghiên cứu của mình, tôi đã có một vài thuật ngữ rất, rất khoa học về tư duy bảo thủ và tư duy cầu tiến”, Bà nói. “Khi tôi bắt tay vào viết cuốn sách, tôi nghĩ những từ này sẽ không thể hiện điều gì cả”.
Tư duy đã được bắt gặp rất nhiều trong cả lĩnh vực kinh doanh và giáo dục. Nhưng mối quan tâm của Dweck đó là nó đang được sử dụng dù muốn hay không để chứng minh cho bất cứ khả năng trực giác cũ nào mà mọi người có được về cách suy nghĩ tích cực trong lớp học.
“Khi mọi người bắt đầu suy nghĩ, tôi sẽ khiến các bé cảm thấy thoải mái và chúng sẽ học, đó là việc một điều gì đó như phong trào lòng tự trọng được chào đón như thế nào”. Xu hướng đó trong những năm 1980 mang tới rất nhiều giải thưởng nhưng lại rất ít sự cải thiện thành tích.
5. Sự kiên cường
“Những gì được gọi là học tập xã hội và cảm xúc giờ đây được mở rộng với suy nghĩ rằng: Làm thế nào để trẻ em trở thành người học tập?”, cô nói. Những đứa trẻ đang vật lộn với việc kiểm soát xung lực hay sự chú ý thường đối mặt với những khó khăn và tổn thương, cô nói.
Đồng thời, cô cho biết, trí não của trẻ đặc biệt rất dễ rèn luyện được. Trong một môi trường lành mạnh và với những mối quan hệ đáng tin cậy, các em có thể cải thiện tinh thần sẵn sàng học tập. Đó chính là sự kiên cường.
Rất nhiều phẩm chất dưới mô hình chiếc ô xã hội – cảm xúc, như sự quan tâm, tư duy cầu tiến, tự chỉnh đốn, sự gắn bó, khả năng điều hành và nhận thức xã hội. Nhưng bằng nhiều cách, sự kiên cường là trọng tâm trong những gì họ làm.
“Một khi trẻ có sự thành công trong cách hành xử và bắt đầu nhận ra rằng chúng thực sự có quyền kiểm soát hành vi của mình và có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn, và bạn thừa nhận điều đó, thì trẻ sẽ có những lựa chọn tốt hơn”. Và chúng có thể học hỏi từ đó.
Thuật ngữ này được gắn kết chặt chẽ nhất với tác phẩm của nhà kinh tế học thắng giải Nobel – James Heckman. Ông thực sự phát triển lĩnh vực này, bằng phân tích những dữ liệu để cho thấy rằng những đặc điểm như tính kỷ luật và sự kiên trì – không chỉ thành tựu học vấn – ảnh hưởng đến giáo dục, thị trường lao động và chất lượng cuộc sống.
Thuật ngữ này “xấu, rộng, không cụ thể”, họ tranh cãi với Carol Dweck – và cô ấy là một người hâm mộ. “Tôi là người duy nhất yêu thích thuật ngữ đó”, cô nói. “Và tôi sẽ cho bạn biết lý do vì sao: Có rất nhiều nhóm yếu tố và nguyên nhân rất khó gọi tên khi chúng không cần thiết gắn kết với nhau”.
II. Những đặc điểm và thói quen không liên quan tới nhận thức
Martin West tại Đại học Harvard sử dụng thuật ngữ này, nhưng ông nói rằng mình luôn cẩn trọng trong việc thừa nhận rằng nó có thể “gây hiểu lầm”.
“Mọi kỹ năng hay đặc điểm có liên quan tới nhận thức trong ý nghĩ sẽ kết nối và phản ánh việc xử lý một vài loại thông tin trong trí óc của chúng ta”, ông nói. Và West bổ sung thêm rằng những kỹ năng lý thuyết truyền thống thường không phải là phần thêm vào, không phải là sự thay thế cho những đặc điểm tính cách và thái độ có được trong thuật ngữ “những kỹ năng không liên quan tới nhận thức”.
1. Kỹ năng xã hội và cảm xúc
Học tập xã hội và cảm xúc. Không ai nói với tôi rằng mình ghét thuật ngữ này. Và 2 năm trở lại đây, dường như đã có sự phổ biến.
“Ngày càng có nhiều giáo viên tiên phong nói rằng đó là điều vô cùng quan trọng để dạy trẻ trở nên am hiểu xã hội và tình cảm hơn”, Roger P. Weissberg – Giám đốc quản lý kiến thức của tổ chức Hợp tác vì Học tập năng lực cảm xúc xã hội (Collaborative for Social and Emotional Learning), đã cổ vũ khái niệm và thuật ngữ này trên toàn quốc. “Giáo viên cảm nhận, phát triển các nghiên cứu hỗ trợ và điều đó giúp họ về mặt lý thuyết, cải thiện mội trường trường học và sẽ giúp họ sẵn sàng trong môi trường đại học, nghề nghiệp và cuộc sống”.
Trường Harvard có một phòng thí nghiệm có tên Ecological Approaches to Social Emotional Learning, hay còn gọi là EASEL. Stephanie Jones – người điều hành phòng thí nghiệm, nói rằng, “khi bạn bước vào tìm hiểu định nghĩa và các thuật ngữ sẽ thấy có nhiều sự trùng lặp” giữa chúng. EASEL là một dự án phân loại lớn để sắp xếp lại sự chồng chéo đó và phương pháp dựa vào chứng cứ sẽ được thực hiện song song, cho hàng tá các kỹ năng khác nhau.
Vấn đề duy nhất đó là phần “học” có thể không được nhìn nhận như những điều bao gồm thái độ và niềm tim, giống như tư duy cầu tiến. Và lĩnh vực “xã hội và cảm xúc”, một lần nữa, có thể được nhìn nhận là không bao gồm các kỹ năng thực sự có liên quan đến nhận thức về bản chất.
2. Sự bế tắc trong Học tập năng lực xã hội cảm xúc (SEL) là gì?
Hướng tới tháng này của hai năm sau, Martin West nói rằng chúng tôi có thể sẵn sàng tuyên bố người chiến thắng.
“Các cuộc tranh luận về ngữ nghĩa đã giảm đi đôi chút, nhưng theo hướng mệt mỏi hơn là tiến triển theo hướng đồng thuận. Hầu hết mọi người dường như coi học tập năng lực xã hội cảm xúc như một bắt kịp thời đại”.
Nhưng Bornfreund vẫn giữ vững quan điểm của mình. “Tôi vẫn cho rằng đó là những kỹ năng để thành công trong thời gian ngắn; các kỹ năng, thói quen và suy nghĩ về thành công sẽ có thể được mô tả đầy đủ. Vì chúng đều có liên quan đến ý thức và kiến thức hịc thuật, và hơn cả những đặc điểm tính cách, cách gọi đó là không phù hợp. Tôi chưa bao giờ nghe được bất kỳ thuật ngữ mới nào phù hợp hơn”.
Tại trung tâm tiếng anh Tâm Nghiêm những kỹ năng và đặc điểm và thói quen không liên quan tới nhận thức được áp dụng phù hợp với từng người. Hãy trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh tuyệt vời này ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học. Liên hệ cô Trang Email: minhtrang14986@gmail.com.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số bài viết khác: