“Đừng dạy con bạn rằng không bao giờ được tức giận; hãy dạy con cách nổi giận như thế nào” – Lyman Abbott
Tâm Nghiêm (trung tâm chuyên dạy tiếng anh trẻ em và tiếng anh giao tiếp) xin giới thiệu bài viết về làm thế nào để xử lý hiệu quả cơn giận của một người trẻ tuổi.
Là một người cố vấn tại trường học, một trong những câu hỏi mà tôi thường xuyên nhận được nhất từ phía giáo viên và phụ huynh đó là làm thế nào để xử lý hiệu quả nhất khi một người trẻ đang cảm thấy buồn bã hoặc đang bị quá tải về cảm xúc. Vì việc tự điều chỉnh là vấn đề cốt lõi của sức khỏe tinh thần (không đề cập tới điều kiện tiên quyết cho tiến bộ trong học tập), tôi không chỉ sẵn sàng mà còn háo hức chia sẻ những chiến lược thực tế để giúp trẻ kiểm soát được những cảm xúc bên trong mình và phát triển kỹ năng tự điều chỉnh.
Trong bài viết này, tôi đưa ra 6 chiến lược quản lý cảm xúc chủ yếu mà các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh có thể áp dụng. Lưu ý rằng: Tôi sẽ sử dụng từ ngữ “tức giận” như một cách chung chung để thể hiện những cảm xúc mãnh liệt khiến trẻ bị phân tâm khi ở trường học hoặc khiến trẻ không chú ý khi học tập, nhưng xin vui lòng hiểu rằng cảm xúc khác như buồn bã, lo lắng, thất vọng và sợ hãi cũng có thể áp dụng được.
1. Suy nghĩ: Bình tĩnh, điềm đạm và tự chủ
Trước hết, khi bạn nhận thấy một đứa trẻ đang ở trạng thái cảm xúc cao, hãy tránh việc vội vã giảng bài hoặc cố gắng giải thích lý do với cậu bé hoặc cô bé vào thời điểm đó. Tôi không thể nhấn mạnh đủ về điều này. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách kỷ luật kém hiệu quả nhất nhưng lại được sử dụng nhiều nhất để đối phó với những bột phát về cảm xúc trong trường học đó là khiển trách bằng lời nói.
Đó là thời gian để nói chuyện với trẻ, tạo lập những kỳ vọng và thảo luận về việc chịu trách nhiệm ư? Tất nhiên. Nhưng khoảng thời gian ấy không bao giờ có hiệu lực trong khoảng thời gian các em (có thể là chính bạn) đang cảm thấy buồn bã. Khoa học trí tuệ cho chúng ta thấy một cách rõ ràng rằng khi trẻ đang buồn, phần cảm xúc trong não bộ được kích hoạt và đồng thời, các phần logic và sử dụng lý trí trong não bộ sẽ hoạt động kém đi.
Bởi vì lẽ đó mà không có lời khiển trách hay lý do nào có thể giúp một người kiểm soát được sự giận dữ của mình trong phút nóng giận. Thực tế, hầu hết những gì bạn nói về việc xảy ra hoặc những hậu quả của nó trong thời gian này sẽ có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Chiến lược duy nhất bạn có trong thời điểm này đó là giúp trẻ bình tĩnh lại.
Các cách giúp trẻ bình tĩnh thì có rất nhiều. Những điểm chung giữa các cách đó là thời gian, không gian, sự ủng hộ, sự quan tâm tích cực vô điều kiện, di chuyển và hít thở. Chơi nặn bột Play-dough không bao giờ gây tổn thương cả. Tôi khuyến khích các nhà giáo dục nghĩ tới việc sử dụng “Một không gian nghỉ ngơi” trong lớp học của mình. Với những học sinh lớn hơn (cấp hai và cấp ba), một không gian chung chung trong lớp học vẫn có thể rất tuyệt, nhưng tôi đề nghị rằng hãy để các em có thể đi bộ nhanh trên hành lang (nếu bạn cảm thấy các em có thể thực hiện điều đó một cách an toàn) hoặc có thể uống một cốc nước mát.
2. Dạy trẻ phải làm những gì
Hãy tạo ra danh sách những việc có thể thể làm ở trên lớp hoặc ở nhà thay vì xây dựng một môi trường với những điều không thể làm, vì thế trẻ sẽ biết cách thể hiện cảm xúc của mình như thế nào theo hướng an toàn nhất. Thay vì tạo ra quy định như “không đánh nhau”, hãy đưa ra các chiến lược tích cực như:
- Bóp một quả cầu căng thẳng
- Uống một cốc nước
- Ôm một con thú nhồi bông
- Áp dụng phương pháp luyện tập thiền
- Nghe những bản nhạc chậm rãi
- Đi bộ hoặc chạy, hay có thể đi vòng quanh (một cách an toàn)
- Ăn đồ ăn nhẹ, không đường
- Sử dụng không gian nghỉ trong lớp học, nơi mà các vật dụng liên quan tới cảm giác luôn có sẵn
- Viết/ vẽ/ nói về các vấn đề
- Chơi trò chơi tiếng anh trẻ em.
3. Sử dụng các trò giải trí và làm sao nhãng sự chú ý
Khi phần cảm xúc trong não được kích hoạt bởi những sự kiện đáng buồn, có thể thực sự hữu ích nếu làm sao lãng đứa trẻ khỏi những suy nghĩ tức giận đang lặp đi lặp lại khiến trí não của các em luôn trong tình trạng căng thẳng. Điều này đặc biệt hiệu quả với những học sinh trẻ tuổi, dù rõ ràng rằng tất cả mọi lứa tuổi đều có thể được giúp đỡ bởi sự sao lãng.
Trong trường học, sao lãng khỏi những nguyên nhân tạo ra cảm xúc có thể là:
- Yêu cầu học sinh làm việc với các loại giấy tờ, mang giấy báo tới văn phòng, mang hộp (nâng vật nặng là một việc làm tuyệt vời trong chiến lược làm bình tĩnh)
- Mang tới một vật dụng mới lạ hoặc một cuốn tiểu thuyết cho các em
- Mang tới bánh quy, đồ ăn nhẹ không có đường hoặc đồ uống lạnh.
- Xem xét việc cho phép học sinh có sự trao đổi ngắn về không gian. Có thể đi dạo. Điều này tạo nên một thế giới khác biệt.
4. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó
Nhận biết được nguyên nhân thường xuyên gây ra những cảm xúc mạnh đối với học sinh, như đói, nóng, mệt mỏi, thời gian trong ngày, các hoạt động cố định hay việc di chuyển. Có phải trẻ luôn cảm thấy căng thẳng vào mỗi thứ Hai sau cuối tuần bên cha mẹ, hay vào mỗi thứ Sáu trước khi đến thăm cha mẹ hay không? Liệu các con có bị áp lực bởi điểm số? Có phải nỗi lo lắng về bài kiểm tra thường khiến trẻ rơi vào những vòng luẩn quẩn? Thường thì, nếu bạn có thể đoán ra được nguyên nhân thì bạn có thể ngăn chặn chúng.
Bạn có thể đọc thêm cách dạy con và học tiếng anh trẻ em của Tâm Nghiêm:
- 4 phương pháp dạy học thúc đẩy tư duy cầu tiến
- Vì sao loại bỏ những thói quen cũ là bước cần thiết cho sự đổi mới
- Vì sao cha mẹ nên đặt điện thoại của mình xuống.
5. Hãy trở thành một chiếc máy điều chỉnh nhiệt, không phải trở thành chiếc nhiệt kế
Việc của bạn đó là “hạ nhiệt” cảm xúc của trẻ, chứ không phải phản ánh sự giận dữ của cậu bé hoặc cô bé bằng phản ứng giận dữ của chính bạn. Tránh việc lên giọng, thuyết giảng và những hậu quả có thể khiến cho sự xung đột tăng lên.
6. Mang tới một cái ôm
Ôm một đứa trẻ đang giận dữ có thể là điều cuối cùng bạn muốn làm trong thời điểm căng thẳng, nhưng đó có thể là điều tuyệt vời nhất mà bạn làm được để thể hiện sự ủng hộ và giúp đỡ cho trẻ điều chỉnh cảm xúc và hành vi của mình. Bạn đáp ứng những nhu cầu về cảm xúc cũng như mong muốn cảm thấy an toàn và được thuộc về. Hãy nói với trẻ rằng, “Tôi có thể nhận ra rằng bạn đang cảm thấy buồn về………. Bạn có muốn một cái ôm không?”.
7. Sử dụng cuộc gặp mặt buổi sáng
Hãy xem xét các cuộc gặp mặt vào buổi sáng với học sinh với mục đích và thường xuyên xây dựng kỹ năng tự điều chỉnh ở trẻ. Thử bất kỳ chủ đề và kỹ năng phát triển nào:
– Trong thời gian chia sẻ theo nhóm, đề nghị trẻ chia sẻ cách làm thế nào để có thể bình tĩnh khi chúng cảm thấy buồn bã.
– Khuyến khích trẻ chia sẻ với mọi người nguyên nhân khiến các con giận dữ và buồn. Điều đó sẽ mang tới những hiểu biết tuyệt vời cho bạn và xây dựng niềm tin trong nhóm.
– Hãy kiểm tra tâm trạng của trẻ hàng ngày và lên kế hoạch trò chơi về việc trẻ sẽ ứng phó với cảm xúc buồn bã như thế nào.
– Dạy trẻ về những quy định trong lớp học của bạn rằng làm cách nào để đề nghị giúp đỡ khi chúng cảm thấy mình bị khó chịu và bị choáng ngợp bởi cảm xúc.
– Dạy trẻ làm thế nào để thể hiện sự quân tâm khi thấy bạn cùng lớp gặp chuyện buồn.
Trên dây tiếng anh Tâm Nghiêm đã giới thiệu cho các bạn về các cách giải quyết cơn giận của các em. Hãy trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh trẻ em của trung tâm có thể giúp bạn và con bạn cùng điều chỉnh vấn đề này. Hãy tham gia ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học. Liên hệ cô Trang qua đăng ký khóa học của chúng tôi nhé.