4 phương pháp dạy học thúc đẩy tư duy cầu tiến trong học sinh sinh viên
Trong hơn 10 năm giảng dạy tiếng anh trẻ em và tiếng anh giao tiếp của mình, cô Trang đã giúp nhiều học sinh – người ghét việc đọc, vượt qua được lớp học của mình nhưng không buộc họ phải đọc sách mà họ ghét hoặc khiến họ điền vào nhật ký để đọc khi ở nhà, cô dành toàn bộ tâm trí vào cách tiếp cận để việc đọc dựa vào mối quan hệ nhiều hơn. Lớp học khối 6 của cô hoạt động theo mô hình hội thảo của một độc giả và một nhà văn, có nghĩa là học sinh đang thực hiện phần lớn việc đọc và viết ở lớp, nơi cô có thể giúp đỡ họ.
“Các học sinh của cô, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn, thường có suy nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ trở thành một người đọc giỏi”, cô nói. Khi tới trung học, những đứa trẻ vật lộn với việc đọc thường nhận thức rằng chúng không bắt kịp trình độ đọc với lớp và thường tránh việc đọc vì các em đạt rất ít thành công. Cô tin rằng mỗi học sinh đến với lớp học của mình đều có kỹ năng và thế mạnh, nhưng các em thường không nhận ra chúng . Bước đầu tiên dành cho học sinh ghét đọc sách đó là nêu ra những gì bé cho rằng thú vị, như là một cách để xây dựng mối quan hệ và giúp em ấy nhìn nhận chính mình.
CÁC CHIẾN LƯỢC TRONG KHI HỌC
Tại Tâm Nghiêm cô đã áp dụng nhiều phương pháp đọc tiếng anh– những cách mà hiện cô đang áp dụng hàng ngày từ Gravity Goldberg, cựu giáo viên, nhà cố vấn văn học hiện thời và một nhà văn làm việc với các giáo viên của English Language Arts tại trường Westbrook Middle. Cách tiếp cận của Goldberg được dựa trên nghiên cứu, nhưng tập trung vào việc mỗi cá nhân có gắn kết với việc đọc như thế nào. Cô nói rằng thông thường các giáo viên cần chuyển vai trò của mình trong lớp học để học sinh có thêm quyền sở hữu đối với sự phát triển khả năng đọc.
Thường thì hầu hết các giáo viên dành thời gian của mình để chỉ định những gì học sinh nên đọc và các em nên thể hiện những gì mình đọc như thế nào, giám sát để đảm bảo các em hoàn thành những gì được yêu cầu, và quyết định những gì học sinh sẽ làm và làm như thế nào. Những nhiệm vụ đó khiến giáo viên trở thành người điều hành chính cho buổi học. Để thoát khỏi những vai trò truyền thống đó, các giáo viên phải thay thế chúng bằng những chiến lược mới.
Thay vì là người điều hành, giám sát và quản lý, giáo viên nhìn nhận chính mình giống như:
- Người khai phá.
- Tấm gương.
- Hình mẫu.
- Người hướng dẫn.
1. NGƯỜI KHAI PHÁ:
Để hiểu được những gì đang dẫn đến sự miễn cưỡng với từng cá nhân, giáo viên cần quay lại và quan sát cách học sinh phản ứng với việc đọc tiếng anh, các em nói gì về phương pháp đọc của mình và chúng cảm thấy như thế nào về điều đó để có thể biết được chiến lược cụ thể nào sẽ thúc đẩy các em tiến phía trước. Điều đó có thể trở thành phần khó nhất và cũng xứng đáng nhất trong việc dạy đọc. Những học sinh không yêu thích việc đọc tiếng anh với rất nhiều lý do và những chiến lược khác nhau sẽ hiệu quả với các học sinh khác nhau. Một học sinh có thể nói rõ ràng những gì em ấy thử nghiệm, những gì em ấy không hiểu và em cần sự giúp đỡ gì, đang báo hiệu rằng cậu bé đang tự nguyện phụ thuộc vào sự khó khăn đó. Điều đó rất khác với một học sinh tránh việc đọc hoàn toàn.
“Khi bạn thoái mái, điều bất ngờ bạn có được đó là các em nhỏ trở nên cởi mở với bạn”. Cô Trang cố gắng đưa ra những phản hồi chi tiết, hướng tới sự tiến bộ và với thái độ tích cực ngay từ khi bắt đầu thiết lập mối quan hệ với một học sinh. Cô ấy bắt đầu nhận ra từ khá sớm rằng thậm chí những học sinh giỏi nhất cũng đang đọc vì chúng biết rằng mình phải làm tốt khi ở trường. Nhưng khi lớp học bắt đầu thay đổi , “các em bắt đầu thực hiện mọi thứ cho bản thân mình chứ không vì do giáo viên yêu cầu chúng làm”.
2. TẤM GƯƠNG:
Đây là nơi mà giáo viên có thể đưa ra phản hồi định hướng phát triển tư duy mà chỉ ra công việc các học sinh đặt vào việc đọc tiếng anh trong quá trình học tiếng anh trẻ em, tập trung vào các chiến lược được sử dụng chứ không phải vào kết quả cuối cùng. Cô cho rằng ngôn ngữ rất quan trọng trong các phản hồi này. Thậm chí còn nói một vài điều như, “Tôi thích cách mà em đưa ra dự đoán”, có thể bày tỏ sự hài lòng với mục tiêu cuối cùng. Cô ấy gợi ý về việc nghĩ về nó giống như bài kể chuyện, hơn là một danh hiệu. Mô tả những gì mà người đọc làm, hơn là gán cho nó. “Bằng cách đó chúng tôi đang thừa nhận cách mà các em áp dụng”, cô nói.
3. HÌNH MẪU:
Đó là khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách áp dụng các chiến lược có thể giúp các em tiến bộ. Đây là phương pháp thứ ba vì trước đó, các giáo viên có thể làm mẫu hiệu quả, họ cần thấu hiểu được từng cá nhân và đưa ra được đánh giá về chiến lược đã được sử dụng. Nhưng nếu học sinh không dành thời gian để xem trước cuốn sách, mà chỉ nói thôi thì có lẽ là không đủ. Cô gợi ý về việc nghĩ tới điều đó giống như một chương trình nấu ăn trên ti vi bằng cách thể hiện cho học sinh thấy rằng vì sao chiến lược đó hữu ích và khi nào họ nên lựa chọn áp dụng.
“Chúng tôi sở hữu những cuốn sách và chúng tôi cho các em thấy chúng tôi đã thực hành đọc như thế nào từ cuốn sách của mình”, Cô chia sẻ. Nếu giáo viên nhận ra rằng nhiều học sinh đang bỏ qua những từ chúng không biết, ví dụ, cô ấy có thể chọn làm mẫu về những gì mình sẽ làm khi nhìn thấy một từ không biết để chia sẻ kinh nghiệm. Cô có thể quay về đọc lại câu đó, nói qua cách mà cô có thể sử dụng các dấu hiệu ngữ cảnh để tìm ra nghĩa. Quá trình làm mẫu này không chỉ giúp học sinh hiểu được vì sao một chiến lược là hữu ích mà còn cho các em thấy ai cũng gặp khó khăn với việc đọc.
Một phần quan trọng khác của việc làm mẫu đó là giúp học sinh hiểu làm thế nào áp dụng các chiến lược đọc vào các cuốn sách tiếng anh. Ví dụ, giáo viên có thể dừng lại khi đang đọc cho cả lớp nghe để chỉ ra sự xung đột trong cốt truyện và thảo luận với các em về việc những xung đột đó phản ánh những quyết đinh mà nhân vật đưa ra thế nào. Sau đó, các em có thể trở lại với cuốn sách của mình để áp dụng phương pháp tương tự với cuốn sách khác. Nếu các giáo viên tập trung quá nhiều vào các chi tiết trong sách, học sinh có thể mở rộng phương pháp đó một cách tự nhiên với cách đọc cá nhân của mình.
4. HƯỚNG DẪN:
Khi một học sinh đang cố gắng áp dụng một chiến lược mới trong tiếng anh giao tiếp, cô bé có thể gặp khó khăn. Đó là lúc giáo viên có thể thực hiện một vài hướng dẫn nhỏ, giống như “hãy thử đọc lại lần nữa”, hoặc “em có viết từ nào khác có nghĩa tương tự hay không” để giúp gợi ý về chiến lược đó. Tuy nhiên, chủ yếu là các giáo viên không thể can thiệp vào việc làm thay học sinh. Cô cho rằng khi giáo viên hỗ trợ quá nhiều, họ lấy mất cơ hội “học cao” của học sinh, cảm giác hân hoan khi hiểu được điều gì đó sẽ không tới một cách tự nhiên.
Cô thừa nhận rằng rất khó khi để học sinh đối mặt với các khó khăn, thậm chí khi các giáo viên biết được những ký năng đó nằm trong tầm tay của các em. Thứ nhất, cô ấy sẽ chỉ nhìn lại 1 lần. “Khoảng không gian nhỏ bé đó nhắc tôi rằng công việc của tôi không phải là sửa chữa điều đó”. Cô ấy cũng có thể viết ra những khó khăn lên một tập hồ sơ và cô có thể trò chuyện với học sinh về điều đó trong một buổi học đọc sau đó. Cuối cùng, cô ấy gợi ý việc chỉ ra những khó khăn. Ví dụ, “Em đang bị lúng túng khi tìm ý chính”. Khi nói với sự đồng cảm thì có thể mang tới cho học sinh một chút sự thúc đẩy đúng hướng mà không giải quyết vấn để cho bé.
PHẦN THƯỞNG DÀNH CHO VIỆC ĐỌC TỐT
Hầu hết trẻ yêu thích những câu chuyện được kể khi còn nhỏ, nhưng khi lớn lên và học cách đọc, niềm vui và háo hức với câu chuyện có thể bị xóa bỏ bởi sự căng thẳng, sự xấu hổ hay nỗi thất vọng khi đọc. Khi làm việc để xây dựng nền tảng cho các em, cô cho rằng cô không có thêm phần thưởng cho việc đọc. Bữa tiệc Pizza và thêm thời gian giải lao để đưa ra thông điệp rằng việc đọc có hiệu quả, chứ không phải là để chơi.
Người lớn không đọc chỉ vì một ai đó sẽ tổ chức một bữa tiệc pizza. Họ đọc vì họ muốn khai thác các nhân vật, hoặc muốn hiểu điều gì đó rõ hơn, hay muốn có thể nói về một cuốn sách mà mọi người đang đọc. Việc đọc với trẻ em cũng không nên có sự khác biệt.
Tại cơ sở Tâm nghiêm chúng tôi, các học viên được khuyến khích đọc Tiếng Anh theo từng phương pháp phù hợp với tùng người. Hãy tạo cơ hội cho bản thân trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh tuyệt vời này ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học.
Liên hệ cô Trang Email: minhtrang14986@gmail.com.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số bài viết khác: