Tại sao trẻ lại hay trì hoãn (procrastination) ?
Bạn vừa mới biết rằng con sẽ có một bài tập lớn… và nó sẽ cần phải nộp vào ngày mai?
Tại sao rất nhiều học sinh lại luôn trì hoãn bài tập lớn tới những giấy phút cuối cùng? Câu trả lời không phải là do lười hay gì cảm chỉ là chúng không muốn làm , hoặc chúng thực sự chẳng quan tâm.
Trẻ thường đặt nặng về những điều xảy ra ngày hôm nay hơn là ngày mai. Điều này có thể khiến những bài tập trên lớp trở thành thứ gì đó chúng có thể để tới giây phút cuối cùng. Đặt nó bên cạnh việc chẳng ai thích làm bài tập khi về nhà cả, bạn sẽ có câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi về sự trì hoãn.
Vậy cha mẹ có thể giúp gì?
Nguyên căn của sự trì hoãn là do đâu?
Học sinh thường trì hoãn bởi chúng thấy bài tập chúng dang làm không thực sự quan trọng., hoặc rằng chúng không hiểu bài và không biết bắt đầu từ đâu. Bạn có thể tách procrastination ra ba cấu thành nhỏ hơn đó là motivation (sự thúc đẩy), confidence( sự tự tin), and comprehension issues ( sự hiểu biết).
Nhiều bậc cha mẹ thường khá khó chịu khi nhìn con mình lơ là chuyện làm bài tập, bởi họ nghĩ chúng đang lười biếng hoặc không quan tâm đến việc học hành.
Tuy nhiên, việc trì hoãn không có mối liên hệ gì với sự lười biếng hay lơ là (tromg đa số trường hợp ). Nguyên nhân nằm ở mặt sâu xa hơn.
- Thiếu động lực
- Thiếu tự tin
- Sợ đối mặt với thất bại
- Không thể tập trung
- Tôn thờ sự hoàn hảo
- Thiếu năng lượng
- Kĩ năng sắp xếp kém
Sự trì hoãn có ảnh hưởng gì đến việc học của con?
Việc trì hoãn thường ảnh hưởng lớn đến việc hoc ở trường, điểm số, và thậm chí cả sức khỏe của người học. Sự trì hoãn nhiều lúc còn gây ra tính khí nóng giận, áp lực, lo lắng , trong một vái trường hợp, nghiêm trọng hơn còn dẫn đên sự thiếu tự tin và vấn đề về tâm lí.
Ảnh hưởng của sự trì hoãn là khá lớn, đặc biệt với học sinh cấp 3. Bước vào giai đoạn này, học sinh cần giải quyết một lượng bài tập lớn hơn, và nhiều dự án lớn hơn, và nếu cứ tiếp tục trì hoãn, điểm số thường sẽ rất kém.
Điều này có thể tạo ra vòng tròn vô hạn của điểm kém và sự thiếu tự tin mà khó có thể phá vỡ. Ở một mức nào đó khi điểm số bắt đầu trở nên quan trọng và ảnh hưởng đến cơ hội sau này của học sinh, vấn đề lại càng trỏe nên nghiêm trọng.
Làm thế nào để đánh tan sự cám dỗ mang tên procrastination?
- Chia nhỏ bài tập thành nhiều bài nhỏ hơn
Lúc đầu một bài tập lớn lúc nào cũng gây choáng ngợp một chút. Hãy giúp con chia nhỏ bài tập ấy thành những phần nhỏ hơn mà con có thể dễ dàng thực hiện như là nghiên cứu, viết và chỉnh sửa lại. Sau đó, chúng có thể tự mình giải quyết từng bước một cho đến khi hoàn thành xong bài tập lớn. Điều này sẽ giúp con phát triển và rèn luyện kĩ năng lên kế hoạch và quản lí thời gian.
- Biến vài tập trở thành điều có ý nghĩa
Hãy giúp con tìm mối tương quan giữa chúng và bài tập chúng cần phải làm, bởi đó là cách biến việc làm bài tập trở nên có ý nghĩa, đồng thời tạo động lực làm bài cho chúng. Gắn bài tập với những viễn cảnh thực tế mà con cảm thấy thích thú có thể giảm bớt gánh nặng và sự nhàm chán của bài tập.
- Xây dựng sự tự tin cho con
Trẻ thường trì hoãn khi thấy sợ hoặc nghĩ rằng chúng không thể làm được như mong đợi. Hãy phá vỡ sự tự ti ấy bằng cách khen ngợi chúng bằng những thành tích tốt chúng đã đạt được ở quá khứ và đem đến một khởi đầu tích cực hơn.
- Tạo không gian học tập trung
Khi không có một không gian yên tĩnh, trẻ rất dễ bị làm xao nhãng, đơn giản nhất bắng những thứ xung quanh chúng – và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng trì hoãn. Để tránh điều này, hãy tạo cho trẻ không gian học tập riêng và đảm bảo chúng có tất cả những tài liệu ở đó, dù là bút chì, giấy , tẩy.
- Ăn khỏe, ngủ đủ
Ăn uống điều độ và thói quen ngủ hơp lí có thể giúp tăng năng lượng, sức hoạt động cho não bộ và sức tập trung cho trẻ, và như vậy trẻ có thể làm tốt ở trường. Tạo cho trẻ thói quen ngủ đủ và đúng giờ mỗi buổi tối, chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe như hoa quả hay sữa chua..
- Lập mục tiệu rõ ràng
Nỗi sợ thất bại hay tôn thờ chủ nghĩa hoàn hảo là hai vấn đề lớn dẫn đến procrastination, và có thể gây ra nhiều khó khăn cho học sinh, Hãy giúp con đặt ra những mục tiêu thực tế và kiểm soát được mong muốn và thực lực của bản thân. Thất bại một chút cũng không sao, hãy biến nó thành bài học và động lực cho những lần tiếp theo.
- Lập kế hoạch học tập
Hãy tạo ra một kế hoạch học tập, chia từng thời gian làm bài một cách chi tiết nhất và giúp con sử dụng chúng một cách hiệu quả. Ngồi cùng còn và bàn về kế hoạch hoàn thành những bài tập lớn chúng đang và sẽ phải đối mặt. Lập ra những cột mốc nhỏ như những ngày mà con phải hoàn thành mục tiêu đặt ra Điều này sẽ làm cho việc kiếm soát bài tập được dễ dàng hơn.
- Học thật tốt
Hãy tập trung vào quá trình học hơn là điểm số của con. Đạt điểm cao luôn là mục tiêu, nhưng cách học ra sao là điều giúp con đạt được mục tiêu đó. Hãy kích thích khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của con bằng cách nói chuyện về những vấn đề con gặp phải khi làm bài tập và cùng nhau tìm ra giải pháp.
Dừng việc trì hoàn lại ngay hôm nay.
Giúp con cải thiện khả năng học hành và tìm động lực học hành chính là hai nhân tốt chủ chốt giúp con hoàn thành bài tập đúng giờ, làm giảm áp lực học tập và chấm dứt tính trì hoãn ở chúng.