Bạn có thể dễ dàng nắm bắt được sự phát triển thể chất của trẻ bằng cách đo chiều cao, nhưng làm cách nào bạn có thẻ đo được mức độ phát triển của trẻ trong các lĩnh vực khác như đọc chẳng hạn. Bạn có phân biệt được liệu trẻ đang hay đã nắm vững được kỹ năng đọc phù hợp với độ tuổi?
- 5 phương pháp giúp cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ
- Phương pháp cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ từ 6-18 tuổi
- Giúp các bạn trẻ đối phó được với căng thẳng trong học tập
Với vai trò là cha mẹ và đồng thời cũng là những giáo viên đầu tiên của con, bạn chính là người lí tưởng nhất để quan sát và tìm những thông tin để trả lời những câu hỏi trên. Những câu hỏi vào các tips dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những kỹ năng đọc nào con cần áp dụng cho việc đọc trước độ tuổi đi học và những điều bạn có thể làm trong hành trình đó.
Con có đang học những kỹ năng đọc phù hợp với độ tuổi?
Bạn cần nhớ rằng đọc không phải đơn giản là việc phát âm ra từ. Việc đọc là kết quả của quá trình kết hợp từng kĩ năng nhỏ một với nhau. Hãy giúp trẻ học những kỹ năng này và rèn luyện chúng thường xuyên. Hãy theo dõi những câu hỏi dưới đây và ghi chép lại xem con đang thể hiện như thế nào trong từng lĩnh vực.
Liệu con có thể:
- Đưa ra những pháp đoán cơ bản và nhận xét về câu chuyện đang đọc?
- Lặp lại một câu chuyện đơn giản sau khi đã nghe nó?
- Biết cách cầm sách mở lật trang đúng?
- Nói những chữ cái trong tên của chúng và có thể nhận ra tên mình?
- Nhận biết được ít nhất 20 chữ cái trong bảng chữ cái?
- Nối một chữ với hình ảnh chữa âm đầu của nó (ví dụ như chữ B bowis hình quả chuổi)
- Nhận ra những chữ cái hay hình ảnh mà chúng thường gặp
- Cổ vũ trẻ đọc ở nhà
Bây giờ bạn đã hiểu được một vài kỹ năng đọc cần có, hãy áp dụng chúng và giúp trẻ cải thiện từng ngày. Hãy thử bằng các trò chơi sau đây:
- Tạo thẻ tên cho con, in thật rõ ràng với nhiều mãu sắc. Hãy đặt tấm thẻ ấy ở một nơi đặc biết nào đó và dạy trẻ các chữ cái và cách đọc tên mình.
- Dùng các chữ cái đồ chơi, dán chúng lên mặ tủ lạnh hay khay nướng rồi để trẻ chơi với chúng.
- Sử dụng những vật dụng đơn giản hay những bức tranh để giúp trẻ học các chữ cái bằng chữ cái đầu câu vật dụng đó.
- Đọc to cùng con. Nhớ dừng lại nói về các bức tranh, nhân vật hay nội dung câu chuyện.
- Để trẻ đọc câu chuyện mà chúng yêu thích cho bạn.( hãy nhắc con về những lỗi chúng mắc phải nhưng quan trọng hơn hết hãy vui vẻ cùng nhau)
- Chỉ ra vị trí của bìa sách, tiêu đề và tên tác giả. Giải thích cho con nghe về những phần của cuốn sách và ý nghĩa của những phần ấy.
- Tạo ra một nơi đặc biệt tại nhà chỉ dành cho việc đọc sách. Bạn có thể đọc nhiều thể loại khác nhau như tạp chí, tiểu thuyết và phi tiểu thuyết.
- Đưa con tới các thư viện hay hiệu sách. Đẻ trẻ khám phá và để chúng chọn những cuốn sách yêu thích của riêng mình. Tham dự những giờ kể chuyện ở các thư viện để “biến sách thành bạn” của con.
- Giúp con nhận ra các chữ cái, từ hay tên các biển báo trên đường, các cửa hàng, biển số xe.
Trong giai đoạn này, con bắt đầu nhận thức được việc học tiếng anh. Trẻ có nhiều thời gian để chơi, những đồng thời cũng tuân theo một chương trình học cố định. Để theo sát được quá trình đọc của trẻ, bạn nên:
- Hỏi giáo viên ở trường về kỹ năng đọc mà trẻ đang học và luyện tập ở trường, và việc học của trẻ ở trường.
- Tìm xem trẻ cần những kỹ năng nào nhất để bắt đầu học ở trường.
- Tìm những bài tập liên quan đến việc đọc con đã làm ở trường, rồi cùng con bàn luận về chúng.
- Cổ vũ con nói về những gì chúng nghĩ về việc đọc.
Lo lắng? Tìm lời khuyên và sự hỗ trợ ở đâu?
Bạn đang lo rằng con đang bị tụt dần phía sau trong khi học đọc? Hãy nhỡ rằng quá trình học của mỗi người là khác nhau, con bạn cũng vậy. Nhưng nếu như con gặp phải những vấn đề sau thì hãy có sự can thiệp phù hợp
- Nhầm lẫn giữa các chữ và số gần giống nhau.
- Khó khăn trong việc đọc các chữ cái.
- Gặp khó khăn trong việc liên kết các chữ cái và âm thanh, hiểu được sự khác biệt giữa các từ hay kết hợp các âm để đọc từ.
- Không thích hay lảng tránh việc đọc, đọc một cách miễn cưỡng.
Hãy bàn những vấn đề này với cô giáo của con hoặc những người có khả năng giúp tại trường. Bác sĩ của con cũng có thể đưa cho bạn những lời khuyên phù hợp. Hãy đảm bảo con có sức khỏe tốt. Nếu như bạn lo lắng rằng con gặp chứng khó đọc bẩm sinh, bạn nên liên hệ với trường của con và yêu cầu một buổi chuẩn đoán hành vi để tốt nhất cho trẻ.
Con bạn đã học tiếng Anh nhiều năm nhưng vẫn chưa nắm vững kiến thức căn bản? Con bạn khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng? Con bạn gặp khó khăn với các bài thi trắc nghiệm tiếng anh? Con bạn đang mất dần động lực học tiếng anh? … Và bạn đang muốn tìm một phương pháp học tiếng anh hay & hiệu quả, với những hướng dẫn chi tiết, cụ thể và áp dụng được ngay thì Khoá học Tiếng anh cho trẻ em tại Hà Nội của Tâm Nghiêm chính là khoá học dành cho con bạn.