SLOW BUT SURE
Phương pháp học tập “đi chậm, bước chắc”
1. PHƯƠNG PHÁP ĐI CHẬM BƯỚC CHẮC
Người học chúng ta ai cũng muốn tìm cho mình phương pháp học tập tiếng Anh hiệu quả nhất, bền vững nhất và có được kết quả đích thực và lâu dài. Người học chúng ta ai cũng muốn có thể giao tiếp tiếng Anh thành thạo, chau chuốt như người nước ngoài đồng thời có thể nắm bắt được các yếu tố ngôn ngữ như ngữ pháp, phát âm và cấu trúc câu thành thạo. Nhưng vậy thì tại sao chúng ta cứ học trong 10 buổi 1 khóa học phát âm, học trong 03 tháng 1 khóa học tiếng Anh cơ bản và thâm chí theo đuổi gần 1 năm rồi kết quả của chúng ta vẫn là không có gì?
Nắm bắt được bản chất cốt lõi và nguyên nhân sâu xa của vấn đề, Giáo viên Minh Trang đã cố gắng tìm tòi trong 15 năm nay và nhận thấy rằng mỗi sinh viên/ học sinh Việt Nam đều cần được động viên, đều cần được hỗ trợ/ giám sất và đều cần được đồng hành để thấy tự tin trong quá trình thay đổi, điều chỉnh và phát triển khả năng tiếng Anh của bản thân. Cô giáo đã thiết kế ra phương pháp ĐI CHẬM BƯỚC CHẮC.
Trong tiếng Anh, “Slow but sure” (Slow but steady) mang nghĩ ĐI CHẬM –BƯỚC CHẮC và được truyền đạt với ý tưởng rộng lớn hơn trong câu chuyện ngụ ngôn của AESOP giữa rùa và thỏ – một câu chuyện ngụ ngôn mà chúng ta đã từng biết đến khi còn thuở thơ ấu. Câu chuyện này là câu chuyện số 226 trong bộ Perry Index nói về cuộc đua không cân sức giữa hai đối thủ rùa và thỏ. Câu chuyện này nói cho chúng ta biết về QUICK AND RUSHED, SLOW AND STEADY (nhanh như vội, chậm mà chắc). Thái độ tự mãn của chú thỏ đã khiến chú ta tin rằng: chú ta chẳng thể thua rùa và rồi chú tự cho mình quyền ngủ một giấc ngon lành mơ về chiến thắng. Nhưng ở thái độ của Rùa thì ngược lại: đó chính là sự kiên nhẫn bền bỉ. Rùa đã không dừng lại trong suốt cả cuộc đua, dẫu rằng mọi thứ Rùa gặp trên đường đều như thể cản trở lại chú rùa. Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng HARE BRAIN, TORTOSE MIND (óc thỏ, não rùa)
- Chú thỏ vốn là loài vật chạy rất nhanh, nhưng lại luôn tự ngẫm rằng rùa sẽ không thể thắng được cuộc đua và cuối cùng chú ta phải ngậm ngùi với sự tự phụ và tự tôn của mình
- Chú rùa, vốn chỉ tâm niệm 1 điều rằng : đi từng bước từng bước sẽ đạt tới đích, và rồi có được thành quả mình mong muốn
Vậy bạn có thực sự muốn trở thành những chú rùa bền bỉ, kiên nhẫn, vững tâm và cố gắng vượt qua chướng ngại vật của bản thân mỗi ngày không?
2. CHÌA KHÓA GIÚP BẠN ĐI CHẬM BƯỚC CHẮC
Những chiếc chìa khóa dưới đây sẽ giúp bạn từng bước trong quá trình học tập tiếng Anh: giúp bạn tự tin hơn, an tâm hơn với khả năng học tiếng Anh của bản thân và giúp bạn thấy được sự phát triển từ ngày của bản thân.
SỐ 1: CỤ THỂ rõ ràng, ngôn ngữ được sử dụng với người học chính xác và mọi thông tin trao đổi tới học viên đều rất cụ thể chi tiết. Bám sát quá trình học tập của học viên theo từng ngày.
SỐ 2: ĐO LƯỜNG MỤC TIÊU CHI TIẾT CỦA HỌC VIÊN
Giáo viên có thể xác định được mục tiêu học tập mà người học có thể đạt tới, từ đó có thể học tập, đưa ra kế hoạch học tập cụ thể cho bản thân mình. Đồng thời, mục tiêu đó là mục tiêu bản thân học viên có thể tự đo lường được. Nghĩa là, sinh viên/ học sinh có thể nhìn thấy từng bước hành động mình đang thực hiện.
Thứ hai, mục tiêu của sinh viên sẽ được viết ra và chính giáo viên + sinh viên sẽ theo dõi các bước hành động của học sinh/sinh viên xem mục tiêu có đang được thực hiện và đang được đi đúng hướng hay không?
SỐ 3: MỤC TIÊU CỦA HỌC VIÊN LÀ ĐIỀU CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC
Khi thiết kế mục tiêu cho từng sinh viên, giáo viên sẽ giúp bạn nhận thấy rằng mục tiêu đó bạn có thể dễ dàng đạt được, dựa trên nguồn lực bạn đang có sẵn; từ đó giúp bạn thấy được giá trị của việc học.
Đặc biệt, sau khi có mục tiêu bạn sẽ được hướng dẫn để tự lập ra thời gian biểu của bản thân.
Đảm bảo mục tiêu là điều sinh viên có thể đạt được trong khoảng thời gian mình đang có. Ngoài ra, sinh viên sẽ được tư vấn rõ ràng về giới hạn thời gian mà bản thân đang còn và có trong quá trình học tiếng anh. Cuối cùng, sinh viên cần thể hiện rõ hành động trong các bước thời gian được mô tả chi tiết.
SỐ 4: GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU
Mỗi sinh viên chúng ta đều cần động lực thúc đẩy và cần được động viên để bám sát mục tiêu của bản thân. Khi tham gia học tập cùng Tâm Nghiêm, các bạn học sinh sinh viên sẽ đồng hành cùng giáo viên và trợ giảng để liên tục đi chắc, bước chậm bám sát tới mục tiêu của bản thân. Quá trình giám sát thực hiện bao gồm
- Động viên, hỗ trợ bước khởi động
- Thúc đẩy và khuyến khích vượt chướng ngại vật
- Đồng hành và tiếp bước đạt tới đích
SỐ 5: LIÊN TỤC HỖ TRỢ VÀ THÚC ĐẨY
Việc thất bại/ thành công đó là điều bình thường trong cuộc sống, và khi một mục tiêu đặt ra, việc thất bại là việc không thể tránh khỏi. Không dừng lại. Nếu bạn thất bại vì những lý do khách quan (gia đình, cuộc sống) bạn có thể lập lại mục tiêu để tiêp tục đi tiếp chức không bỏ cuộc. Đây cũng là điểm mấu chốt mà cô giáo Tâm Nghiêm đã giúp được rất nhiều bạn sinh viên sau mỗi lần thất bại. KHÔNG BỎ CUỘC – LIÊN TỤC ĐI- LIÊN TỤC như chú rùa trong lời dạy của AESOP
3. THÀNH CÔNG CỦA PHƯƠNG PHÁP NÀY
- 95% sinh viên có được mục tiêu học tập và rõ ràng ngay tuần đầu làm việc với giáo viên.
- 80% sinh viên đi phỏng vấn xin việc đều có thể qua được các vòng phỏng vấn và xin được việc làm.
- Ý thức học tập và làm việc của các bạn sinh viên chuyên nghiệp và rõ ràng. Các bạn sinh viên đang theo học đều có được thói quen học tập tốt và bám sát thói quen học tập của bản thân mình: học bài và làm bài đều đặn
- Các bạn học sinh sinh viên có thể VƯỢT QUA ĐƯỢC CHÍNH BẢN THÂN MÌNH