NUÔI DẠY CON CÁI QUA NHỮNG KHỔ ĐAU
Trở thành cha mẹ là một điều tuyệt vời. Trong những khoảnh khắc thoáng qua của bản giao hưởng này, ta cảm nhận được mối liên kết tuyệt đối với đứa con của mình và dường như tất cả thế giới đều tốt đẹp. Tuy nhiên, nuôi dạy con cái khi bản thân cha mẹ đang chịu đựng những khổ đau là một câu chuyện hoàn toàn khác. Làm cha, làm mẹ khi đang trải qua những niềm đau như mất người thân, ly dị hay ly thân là cả một thách thức nghiêm trọng, nhưng lại đang bị xem nhẹ. Khi chúng ta thực sự đối mặt với hoàn cảnh thử thách, rất ít xúc cảm sót lại dành cho con cái. Làm sao cha mẹ có thể duy trì tình cảm to lớn dành cho con cái, khi chính họ còn không không giữ được cảm xúc của chính mình?
Khi cảm xúc trong ta đã cạn, các con dường như có một năng lực đặc biệt để bật lên mọi xúc cảm. Như thể, các con biết được tên đăng nhập và mật khẩu cho tất cả cảm xúc của ta và chuẩn bị mở rộng nó. Dù cho, đó là cơn giận dữ của riêng chúng, cùng không ngớt các câu hỏi hay cãi nhau với những người ruột thịt, dường như các con nhận ra sự yếu đuối của ta và chiếm lấy toàn sự chú ý. Chiến lược nhỏ thông minh này là một phần trong bản năng sinh tồn của chúng. Khi con cái nhận ra, cha mẹ còn nhiều mối bận tâm khác, và ít để ý đến con, chúng chủ động tìm mọi cách để xích lại gần. Bởi lẽ, sinh tồn của chúng phụ thuộc vào nó.
Đối với những ngày bạn rơi vào chán nản và việc nuôi dạy con cái dường như quá sức, hay cảm giác như bạn đang tìm cách đáp ứng nhu cầu của người khác, thay vì chính bản thân mình. Vậy dưới đây là lời khuyên cho bạn.
Cài đặt số của những người thân yêu vào mục quay số nhanh.
Con cái hướng về cha mẹ để tìm kiếm sự an toàn vào kết nối. Cũng theo cách này, cha mẹ hướng về những người xung quanh để tìm kiếm sự hỗ trợ. Nếu trẻ con không thể là sự tương trợ đó, cha mẹ cần tìm điều đó ở những người trưởng thành khác.
Mở gói nỗi đau và chia sẻ nó với ai đó ta tin tưởng không thể giải quyết mọi vấn đề nhưng nó có thể khiến ta cảm thấy mình không vô hình. Có tên và số điện thoại của những người đặc biệt, người sẽ cùng ta đối mặt là một điều hạnh phúc. Đặt âm lượng cho mục quay số nhanh giúp ta cảm thấy rằng dù mình có đang gặp khó khăn, vẫn có ai đó đỡ lưng phía sau, và ta không hề cô đơn.
Giảm bớt cường độ công việc
Nếu bạn cho phép bản thân chỉ cần “nuôi con đủ tốt” mà không phải “nuôi dạy con hoàn hảo”, thì đây là khoảng thời gian của bạn. Thậm chí, nếu điều này có nghĩa là bạn sẽ đến muộn hơn một chút hay cứ thỉnh thoảng quên đi vài thứ, thì bạn vẫn có toàn quyền để đẩy lùi ý nghĩ rằng bạn phải hoàn thành 100% thời gian. Không nên cố gắng đặt định mức quá cao để đạt được mọi thứ, ít ra là trong khoảng thời gian này. Điều quan trọng là con bạn thấy và cảm nhận được, bạn đang đối xử tốt với bản thân mình và với con, dù cho có hoàn thành ít việc hơn.
Những cái khích lệ nồng nhiệt
Chẳng có vấn đề gì nếu bạn đến muộn mà có thể để phiền muộn ở nhà. Đôi khi, dành thêm 2 phút (Dù bạn cảm thấy như mình không có thời gian) để cúi xuống và kiên nhẫn chờ đợi con bạn buộc dây giày, dù có phải vất vả buộc lại, có thể là khoảng thời gian gắn kết mà ta khao khát. Con sẽ thực sự cảm thấy được nhìn nhận và khẳng định, khi ta nối tiếp sự cố gắng đó bằng những cái đập tay ấm áp.Hai phút kiên nhẫn chờ đợi sẽ tiết kiệm thêm năm phút cãi vã mà ta hay viện đến khi chịu áp lực về thời gian.
Nạp lại nguồn năng lượng
Khi năng lượng trong bạn cạn kiệt, trước hết hãy chăm sóc bản thân mình. Bất cứ sự quan tâm nào, dù có nhỏ bé đến đâu, quan trọng là bạn phải cảm nhận được nó, dù có nhỏ bé đến đâu. Bạn có thể lựa chọn thưởng thức một tách trà, đi bộ đến hòm thư, uống một cốc cà phê với bạn bè hay nhảy một điệu ngắn trong phòng khách. Tất cả chúng ta đều cần những khoảng không gian để hít thở, vì vậy hãy tìm cho mình một không gian để khởi động lại và làm mới trái tim và khối óc và để nuôi dạy con cái.
Một bàn tay không làm nên tiếng vỗ
Đôi khi, ta thấy mình giống như một chú mèo nhỏ dễ thương nhưng trong mắt con cái, ta lại là một con hổ lớn hung dữ. Khi chúng ta giao tiếp với giọng điệu tử tế và ấm áp, chúng sẽ trả lời theo hướng tích cực hơn.Hãy chú ý tới âm lượng giọng nói phát ra khi bạn bị áp lực, hãy trấn tĩnh bằng âm giọng trầm hơn. Thay đổi cách nói sẽ khiến con cảm thấy vui nhộn hơn. Và khi con hổ giận dữ bất chợt xuất hiện, hãy xin phép con để bắt đầu lại cuộc trò chuyện và mở ra hướng đi mới.
Ngâm nga theo giai điệu cuộc sống
Khi cuộc sống đầy rẫy gai nhọn, đôi khi, chúng ta chỉ cần hoà mình vào khung cảnh trong chốc lát. Miễn cưỡng chống lại những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát chỉ khiến ta kiệt sức và mệt mỏi. Khi tất cả đã quá tải, hãy thiết lập lại, bắt đầu từ không gian tại gia. Âm nhạc siêu có hữu ích để làm dịu tâm trạng. Âm nhạc không làm giảm nỗi đau nhưng nó làm dịu trái tim, giảm nhẹ bầu không khí và nâng cao sự rung cảm.
Khi bạn đã quá mệt mỏi để nói chuyện, tranh luận, giải thích, hãy bật lên giai điệu yêu thích hoặc ngân nga và nhảy múa. Khởi động lại bầu không khí, cải thiện tâm trạng và làm dịu đi sự kích động.
Cuối cùng, bạn vẫn là câu trả lời
Dẫu nỗi đau vẫn luôn ẩn hiện và cuộc sống có vô vàn trắc trở, thì cha mẹ vẫn là đáp án cho mọi thắc mắc của con cái. Ngay cả khi bạn có khiếm khuyết, con sẽ vẫn thấy an tâm vì có bạn ở đó. Thậm chí, khi bạn không thể cho con mọi thứ con mơ ước, hãy nắm chặt bàn tay nhỏ bé ấy và bước đi với tất cả dũng cảm và trắc ẩn, chẳng mấy chốc mọi khó khăn sẽ vượt qua và mặt trời sẽ lại rọi sáng.