Hãy đoán thử xem có bao nhiêu đứa trẻ gặp vấn đề với việc đọc?
Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 20-30% trẻ em đang độ tuổi đi học gặp khí khăn trong quá trình học đọc. Khoảng 15 triệu trẻ vị thành niên không có cơ hội được tiếp cận với sách hoặc các nguồn tài liệu cho việc học và giải trí, và như vậy kỹ năng đọc tiếng anh của trẻ thực sự bị ảnh hưởng và chưa được rèn luyện. Số lượng trẻ em trai và gái trải qua quá trình này đều như nhau. Nhưng con trai thường dễ bị đánh giá là có kỹ năng đọc kém hơn bởi chúng thường được coi năng động và huyên náo hơn con gái. Mặc dù những thông số này là đáng báo động, song nhưng ý kiến trên là khá báo thủ và một phía.
- Tại sao trẻ em cần rèn luyện kỹ năng đọc trước khi tới trường.
- 10 phương pháp hữ hiệu nhất để cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ
- 10 mẹo nhỏ giúp cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ
Việc không học đọc có gây ra hậu quả nào về vật chất và tinh thần không?
Câu trả lời là có. Trong suốt vài năm học đầu, trẻ coi việc mình gặp khó khăn trong việc đọc là điều gì đó khá xấu hổ. Cảm giác này dẫn đến sự tự ti cũng như động lực học của trẻ tụt giảm nghiêm trọng. Trẻ dễ nổi cáu và thấy xấu hổ về bản thân, nhất là khi chúng nhận thấy rằng bạn bè trong lớp làm điều này một cách rất dễ dàng trong khi mình thi không. Nhiều học sinh ở bậc học cao hơn còn bỏ học, những trường hợp vẫn tiếp tục học và tốt nghiệp thì tỉ lệ học đại học hay cao đẳng đều rất thấp.
Làm sao để đọc tốt?
Đọc tốt yêu cầu người đọc kết hợp hài hòa giữa kĩ năng đọc tiếng anh và khả năng. Trước tiên bạn cần phải biết rằng mỗi từ đều chứa các thành phần nhỏ hơn gọi là âm vị. Âm vị không chính xác là được đọc lên và nghe thấy mà là âm thanh trong từng âm tiết và từng từ được kết hợp thành một âm duy nhất để việc đọc trở lên dễ dàng. Vì vậy khi phát âm từ /cat/ ( con mèo), tai bạn nghe chỉ một âm, chứ không phải ba âm /c/, /a/, /t/. Để giải quyết những vấn đề học việc đọc, ta có một phương pháp gọi là « nhận biết âm vị »
Người học cần phải hiểu được rằng “từ ” là sự kết hợp của nhiều âm vị nhỏ hơn và việc nhận biết từ mới thực chất được hiểu và nhận biết thông qua việc kết hợp các âm vị này và gắn chúng với các chữ cái tương ứng. Khi học được điều này, trẻ cần luyện tập để đảm bảo quá trình đọc được suôn sẻ. Muốn đọc tốt trẻ cần có khả năng nhận biết âm vị, âm học, đọc nhuần nhuyễn và khả năng đọc hiểu. Mỗi kĩ năng này đều quan trọng như nhau và không thể tách rời nhau. Chúng cần được kết hợp với nhau và áp dụng vào bài đọc một cách thích hợp đồng thời luyện tập thường xuyên. Học đọc không phải là một quá trình bộc phát tự nhiên và nó yêu cầu những phương pháp nhất định.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ gặp vấn dề trong quá trình đọc tiếng anh
Đa số trường hợp đều có thể quan sát được, đặc biệt khi trẻ thử đọc lớn. Bạn sẽ quan sát được phương pháp trẻ dùng để hiểu từ và đọc những từ mới. Bạn có thể nhận thấy rằng trẻ hay ngập ngừng khi đọc và thời gian bắt đầu hay kết thúc đọc cũng đều có những đặc tính nhất định. Nếu bạn hỏi chúng về nội dung của đoạn văn vừa đọc, chúng thường nói khá ít. Không phải bởi vì chúng không đủ thông minh (thực ra những người gặp phải khó khăn khi đọc thường khá lanh lợi). Khả năng đọc hiểu thường là hệ quả của việc mất quá nhiều thời gian để độ một từ nào đó, hay không cố gắng để nhớ và hiểu những gì đã đọc.
Tại sao trẻ lại gặp phải vấn đề này?
Lí do thường thấy nhất là khi trẻ thiếu sự tương tác với môi trường xung quanh và có ít hiểu biết về âm thanh, từ ngữ, tài liệu và những kĩ năng đọc yêu cầu sự vận động ngôn ngữ. Những trẻ không có điều kiện đến trường với khả năng ngôn ngữ hạn chế, khả năng nói và nghe kém, hoặc không có thói quen đọc ở nhà đều có khả năng gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có một số lượng lớn trẻ có được tiếp xúc với ngôn ngữ, và có cơ hội luyện tập những vẫn mắc phải. Vậy nên có thể kết luận rằng dù là vấn đề môi trường hay do di truyền, thiếu nhận biết trong vấn đề về âm vị, ngữ âm, đọc lưu loát, hay đọc hiểu đều gây ra những vấn đề liên quan đến khả năng đọc của trẻ.
Giải pháp nào có thể ngăn chặn vấn đề này ?
Đa số trường hợp đều có thể giải quyết nếu như được phát hiện ngay từ khi trẻ học mẫu giáo hay lớp 1 cùng với sự can thiệp hợp lí. Mục tiêu của hành động này là giúp trẻ có cơ hội luyện tập những kĩ năng thiết thực hơn, tránh những hướng tiếp cận thiếu logic. Sự giúp đỡ từ người lớn cần được đưa ra trước lúc trẻ lên chín, khoảng sau thời gian đó, trẻ có xu hướng tiếp nhận sự hướng dẫn kém hơn.
Cha mẹ có thể làm gì để đảm bảo con có một nền tẳng vững chắc hơn ?
Hãy thường xuyên nói chuyện và đọc cho con nghe. Trong suốt những năm đầu, cha mẹ nên cho con tiếp xúc vói ngôn ngữ và rèn kỹ năng đọc tiếng anh kết hợp với những trò chơi ghép vần, từ đó cho trẻ bước đầu nhận biết được âm tiếng, đồng thời luyện đọc vào mỗi thời gian rảnh hoặc trước khi đi ngủ. Cha mẹ cần cho trẻ thấy được tầm quan trọng của việc học đọc, bằng chính việc nhìn thấy cha mẹ mình đọc sách thường xuyên. Điều quan trong hơn hết là hãy tạo ra một bầu không khí vui vẻ và thú vị cho những hoạt động rèn luyện kỹ năng đọc cho trẻ.
Trung tâm tiếng anh Tâm Nghiêm:
- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ em (nghe, nói, đọc, viết, tư duy logic) thông qua các hoạt động cuộc sống hàng ngày, thực hành các kỹ năng mềm; ôn tập và chuẩn bị kiến thức nhằm giúp học sinh tạo dựng nền tảng vững chắc cho việc học tiếng Anh cấp độ Elementary and Pre-intermediate.
- Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong các ngữ cảnh cụ thể trong đó tập trung cho trẻ cân đối được ngôn ngữ Tiếng Việt – Tiếng Anh khi tham gia tiếng Anh tại Tâm Nghiêm.
- Giúp Trẻ từ 9 – 15 tuổi rèn luyện tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật để tham gia kỳ thi TOEFL JUNIOR, TOEFL PRIMARY, và V-OPLYMPIC Tiếng Anh.