Những đứa trẻ thông minh nhưng thiếu sự giúp đỡ: Liệu con bạn có thể làm được gì trong thế giới thực và liệu con có thực sự học tập tiếng anh trẻ em tại Hà Nội hiệu quả hay không?
Tâm Nghiêm (trung tâm chuyên dạy tiếng anh trẻ em tại Hà Nội và tiếng anh giao tiếp) xin giới thiệu bài viết cách dạy dỗ những đứ trẻ thông minh để cha mẹ áp dụng.
Một số bộ phim truyền hình được đánh giá cao dành cho thanh thiếu niên ngày nay tập trung vào những gì sẽ xảy ra nếu xã hội đột nhiên trở thành cuộc kiểm tra cuối cùng để sống sót – giống như sống sót qua sự hồi sinh của zombie. Bạn sẽ sống như thế nào nếu phải săn bắt và trồng thực phẩm của riêng mình, tìm kiếm nguồn nước ngọt và sống mà không có điện, sử dụng trí thông minh và kỹ năng của chính mình? Sự thật là hầu hết trẻ em không có những kỹ năng sống đặc biệt.
Liệu ngày nay có bao nhiêu đứa trẻ biết cách làm thế nào để vá quần jean hay chuẩn bị bữa ăn hoặc rửa bát? Trong thế giới với sự thỏa mãn tức thời của chúng ta, sẽ nhanh chóng hơn khi chạy tới trung tâm thương mại để mua một đôi quần mới, mua lò vi sóng hoặc tới của hàng, nơi đồ ăn chỉ có sau 2 phút và cách 20 bước chân.
Trong vài thập kỉ qua, xã hội chúng ta đã tiến bộ hơn trong việc “làm cho” con cái hơn là “dạy làm như thế nào”. Có phải có những thứ bạn đang làm thay cho con mình trong khi chúng có thể tự mình làm được?
Nếu đứa con 10 tuổi hoặc cháu của bạn đã từng chỉ cho bạn thấy làm thế nào để sử dụng máy tính hay điện thoại, bạn biết rằng thế hệ mà chúng ta đang nuôi dưỡng giờ đây rất thông mình và đầy hứa hẹn. Kỹ năng của chúng thường dựa trên công nghệ. Đó là những kỹ năng tuyệt vời, cần thiết trong thế giới ngày nay. Nhưng còn những kỹ năng khác thì sao? Những kỹ năng giúp chúng ta tồn tại khi mất điện, cạn kiệt ngân sách, rơi vào tình trạng căng thẳng với mọi người và những nhiệm vụ hàng ngày đòi hỏi sự kiên trì và khả năng giải quyết vấn đề? Làm thế nào để chúng ta có thể củng cố những kỹ năng sống này cho thế hệ này?
Văn hoá chăm sóc
Trong vài thập kỷ qua, xã hội chúng ta đã tiến lên hướng tới “làm cho” con cái hơn là “dạy làm như thế nào”. Tại sao ư? Vì chúng ta có thể. “Ngày trước”, trẻ em đóng một vai trò thiết yếu trong sự sống còn của gia đình. Họ giúp việc trồng trọt, chăm sóc em, thu thập trứng và chuẩn bị bữa ăn. Theo thời gian, vai trò của những đứa trẻ trở nên ít có sự đóng góp hơn và trở thành người nhận nhiều hơn. Thay vì kiếm được những thứ vật chất cho gia đình ( máy tính, tivi, điện thoại), những vật dụng đắt đỏ trở thành món quà Giáng sinh và sinh nhật.
Trường học bắt đầu đưa thêm nhiều bài tập, tập trung vào những kỹ năng cần thiết với thế giới hiện đại ngày nay (thành thạo toán học, khoa học máy tính và giao tiếp) và cách xa các lớp học như Kinh tế gia đình và cuộc sống gia đình. Nhớ việc may những chiếc gối và cân các nguyên liệu trong Home Ec? Xây dựng tử sách trong lớp học về đồ gỗ Woodshop? Ngày nay, một đứa trẻ 11 tuổi dành hàng giờ mỗi tối để tìm hiểu về đại số – điều mà hầu hết chúng ta không biết cho tới khi lên trung học.
Trong khi đó, văn hóa của chúng ta tập trung ngày càng ít hơn vào việc dạy con cái những kỹ năng mà tất cả chúng ta có được trong học tập. Trẻ chỉ đơn giản không biết không biết phải làm gì khi chúng ta yêu cầu thực hiện điều gì đó. Và hãy đối mặt với điều đó, đôi khi sau khi làm việc từ 8-10 giờ, việc vệ sinh phòng tắm dễ dàng hơn là cố gắng dạy đứa trẻ 15 tuổi đang khóc, “nhưng con không biết làm thế nào để dọn sạch nhà vệ sinh!”.
Bạn đọc thêm cách dạy con và học tiếng anh trẻ em tại Hà Nội của Tâm Nghiêm:
– Mô hình giáo dục trẻ ở nhà
– 10 cách ứng xử cha mẹ lên dạy các con
– Làm gì khi con bạn không muốn tới trường
Đánh giá kỹ năng của con bạn: Không bao giờ là quá muộn để học hay dạy dỗ
Thực hiện một đánh giá nhanh về kiến thức cơ bản về kỹ năng sống của con bạn. Không có quy định về những gì một đứa trẻ ở độ tuổi nhất định “nên” biết. Đó là một sự phán quyết. Là cha mẹ, chúng ta muốn chuẩn bị cho con mình trong “thế giới thực”. Phần lớn thế giới đang đối phó với công nghệ; nhưng số nhiều trong đó lại không phải. Để bắt đầu, bạn có thể chọn một kỹ năng mà bạn nghĩ rằng con sẽ quan tâm hoặc làm tốt. Điểm mạnh hay những điều trẻ thích là gì? Hoặc liệu có kỹ năng nào mà bạn nghĩ rằng nó sẽ có giá trị khi con bạn có được mà đến giờ trẻ vẫn chưa có? Thực hiện đầy đủ các công đoạn giặt quần áo (phần loại màu sắc quần áo, đo lượng chất giặt tẩy, biết những loại nào được giặt trong nước nóng và lạnh)? Làm một cái bánh sandwich? Thái rau cho món salad? Cùng với anh chị em mình rửa bát? (Đó cũng là một cơ hội để học kỹ năng hợp tác và quản lý cảm xúc như chán nản cùng khó chịu!). Mua sắm ở của hàng tạp hóa trong mức ngân sách cho phép? Gửi một bức thư thực sự qua đường bưu điện? Một người mẹ mà chúng tôi biết đã thực sự sốc khi bà biết rằng đứa con trai 23 tuổi của bà không biết làm thể nào để tại ra một chiếc phong bì: “Thằng bé còn không biết ghi địa chỉ vào chỗ nào!”.
Hãy nghĩ về những điều hợp lý cho tuổi của con bạn và cẩn thận để không đánh giá thấp khả năng của con bạn. Có phải có những thứ bạn đang làm thay cho con mình trong khi chúng có thể tự mình làm được? Nếu như vậy, lần sau khi con gái bạn cần trả lại quần jean ở trung tâm mua sắm, thay vì đưa con đến chỗ nhân viên bán hàng, hãy xem xét để hướng dẫn cho con, từ đi bộ đến quầy để lấy hóa đơn, để thực sự đảm bảo rằng cô ấy nhận được chính xác số tiền trả lại.
Lợi ích của việc xây dựng kỹ năng với trẻ
Việc dạy “làm thế nào” với các kỹ năng sống cho con, không chỉ giúp chúng có trách nhiệm khi ở nhà. Điều đó sẽ giúp con bạn theo 5 cách sau:
– Tăng cường khả năng: Lợi ích rõ ràng đầu tiên trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là hiểu được chính công việc. Điều này sẽ tốt hơn nhiều cho con gái và con trai của bạn học các kỹ năng theo thời gian hơn là nhồi nhé tất cả mọi thứ chúng cần biết ở tuổi 18 (hoặc lớn hơn) khi chúng chuẩn bị sống tự lập (và bắt đầu trở nên quá tải)
– Tự tin hơn: Trẻ càng có khả năng hoàn thành công việc thì càng cảm thấy tự tin hơn trong nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ, dạy con trai 7 tuổi bước đến quầy McDonald và gọi sốt cà chua (chứ không phải hy vọng bạn làm điều đó cho con) có thể giúp trẻ xây dựng sự tự tin rằng con có khả năng giao tiếp với mọi người ở nơi công cộng. Nhiều năm sau, bé không ngần ngại nhận điện thoại và gọi pizza hoặc gọi cho doanh nghiệp để hỏi về giá của xe tải lớn. Điều đó nghe chừng đơn giản, nhưng đó là một ví dụ tuyệt vời về kỹ năng sống hàng ngày, cách chúng bắt đầu vào lúc còn trẻ và có thể khái quát hóa thành nhiều tình huống khác nhau. Nhiều người trẻ tuổi trải qua cảm giác lo lắng về khả năng nói chuyện với người khác. Họ lo lắng rằng mình trông thật ngu ngốc hoặc sẽ mắc lỗi sai. Nỗi lo lắng có thể dẫn tới sự trì hoãn. Một người trẻ tuổi có nhiều khả năng trì hoãn việc xin việc nếu anh ta lo lắng về cuộc phỏng vấn hoặc không an tâm về năng lực của mình. Đào tạo kỹ năng sống có thể tạo ảnh hưởng tích cực lên khả năng của trẻ tìm việc trên mạng hay đi tới một cửa hàng và tìm hiểu vị trí công việc.
– Tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ và con: Dạy kỹ năng sống là cơ hội để củng cố mối quan hệ giữa bạn và con mình. Đó là lúc thời gian được sử dụng hiệu quả và có thể dẫn tới một kết quả tích cực hơn. Bạn có thể nhớ lại một công việc nào đó khi còn là một đứa trẻ: nướng bánh cùng với bà, học câu cá với cha, sửa xích xe đạp hay thay lốp xe đạp với bố. Học kỹ năng sống không phải là một “việc vặt”. Nó có thể rất vui vẻ – một cơ hội để dành thời gian ở bên nhau, củng cố mối quan hệ thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm.
– Sửa chữa những sai lầm: Một trong những bài học tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể truyền lại cho con cái đó là tất cả chúng ta đều mắc lỗi sai. Đôi khi, khi chúng ta nướng bánh, chúng ta đã làm cháy chúng. Đôi lúc, khi chúng ta đi câu cá, chúng ta làm đổ hộp dụng cụ. Thay lốp xe có thể rất khó khăn. Thực hành những kỹ năng sống như: dọn dẹp, sửa chữa, xây dựng và nấu nướng sẽ dạy chúng ta rằng thỉnh thoảng chúng ta làm tốt ngay lần đầu tiên – và đôi khi thì không như thế. Điều này dạy chúng ta ghi nhớ và thử lại. Nó dạy chúng ta phải làm gì khác đi vào lần sau để bữa tối không bị cháy. Thực hành những kỹ năng sống dạy chúng ta biết rằng những lỗi sai có thể chấp nhận được, thậm chí đáng được mong đợi, khi chúng ta học một kỹ năng mới. Hãy nhớ rằng nên kiên nhẫn với con. Sau tất cả, quá trình học tập đó thực sự đáng giá.
– Giá trị: Một nỗ lực khác tuyệt vời. Khi con bạn học kỹ năng sống như dọn dẹp phòng ngủ (dọn dẹp sạch sẽ – không chỉ thu dọn mọi thứ dưới gầm giường hay trong tủ quần áo), bé sẽ hiểu được giá trị của việc làm ấy. Trẻ cũng học được cách tôn trọng, chăm sóc bản thân và những điều khác của bạn.
Các kỹ năng tạo sự khác biệt trong thế giới thực
Hãy đối diện với điều này. Con bạn có thể không bao giờ có được các kỹ năng sống cần thiết để tiêu diệt zombie. Nhưng trẻ có thể học được nhiều kỹ năng sẽ khiến mình có ích trong cuộc sống hàng ngày. Chuẩn bị cho con của chúng ta trong cuộc sống như người lớn có thể bao gồm từ việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị thức ăn, học cách sử dụng ngân sách và vận hành các thiết bị gia dụng để tập trung vào các kỹ năng cá nhân như đàm phán với người khác, học cách xin lỗi, gọi món ăn trong nhà hàng một cách lịch sự và thể hiện sự tôn trọng với người khác một cách cơ bản nhất như đặt điện thoại cách xa khu vực bàn ăn. Bằng cách học hỏi và hoàn thành các công việc, con bạn có thể sẽ được một cảm giác tự tin và khả năng có thể tồn tại theo suốt cuộc đời.
Trên đây Tâm Nghiêm đã giới thiệu cho các bạn về cách dạy dỗ con bạn khi chúng là một đứ trẻ thông minh. Hãy trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh trẻ em tại Hà Nội có thể tư vấn giúp bạn và con bạn cùng thực hiện nó. Hãy tham gia ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học. Liên hệ cô Trang qua đăng ký khóa học của chúng tôi nhé.