Một điều hiển nhiên vẫn thường xảy ra với người đi làm là LỰA CHỌN TỔ CHỨC ĐÀO TẠO PHÙ HỢP – LỰA CHỌN GIÁO TRÌNH HỌC TẬP PHÙ HỢP
Nhưng để biết tổ chức đào tạo và giáo trình có phù hợp hay không thì có lẽ người đi làm vẫn thường “trải nghiệm’ từ 1 -2 tháng học tiếng anh rồi mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Chính điều này đã khiến cho người học cảm thấy bối rối, mất niềm tin với bản thân và mất niềm tin với các tổ chứ giáo dục.
Vậy chính xác người đi làm cần làm gì?
BƯỚC 1
Cũng giống như việc bắt dầu đăng ký thi TOEIC hay IELTS…Hãy xác định xem mình ở trình độ nào. Tất nhiên, để đảm bảo an toàn nhất bạn hãy lựa chọn mục TEST YOUR ENGLISH của Cambridage English Org. Như vậy, bạn sẽ hạn chế được các bài kiểm tra xếp lớp “ảo” và cả việc xếp lớp ảo của cac tổ chức đào tạo.
Tất nhiên, làm bài kiểm tra đầu vào thực sự từ Cambridge đòi hỏi người đi làm cần nghiêm túc với bản thân trong quá trình làm bài và đối mặt với “thực tế”.
Còn trong trường hợp bạn không thể làm được bài kiểm tra thì cách tốt nhất hãy trao đổi thẳng thắn với người hỗ trợ bạn điều đó để bạn có thể được học lại từ đầu.
BƯỚC 2
Sau khi đã biết được trình độ tiếng anh của mình, người đi làm nên chuyển sang
bước 2: lựa chọn tài liệu phù hợp với bản thân. Để thực sự làm được điều này, cách tốt nhất dành cho bạn đó là tham khảo toàn bộ sách STUDENT’S BOOK của các tổ chức đạo tào. Rất dễ để có thể in một vài trang sách hoặc nội dung của trang sách ra đối chiếu. Hãy đặt trên bàn toàn bộ Bìa sách, nội dung sách và bài 1 của cuốn sách.
Đây là bước quan trọng, đòi hỏi người học học cách phân tích sách/ tài liệu và học cách nhìn lại chính bản thân mình.
- Cuốn sách đó của nhà xuất bản nào?
- Cuốn sách đó in màu hay in đen trắng?
- Cuốn sách đó có nội dung (content) phía trước không?
- Nội dung đó gồm bao nhiêu bài, được phân bổ ra sao trong chương trình đào tạo của tổ chức đó.
- Bố cục bài số 1 có phức tạp không? HOặc có quá ít thông tin không?
- Một cuốn sách do Việt Nam viết để giảng dạy tiếng anh giao tiếp hay một ngôn ngữ là một cuốn sách rủi ro.
Bạn không nên lựa chon một tài liệu do một tổ chức Việt Nam nào đó vẽ ra hoặc viế ra, vì đơn giản các nhà xuất bản giáo dục thi thoảng còn tạo ra lỗi, huống chi được in ấn đóng mộc bởi các tổ chức tiết kiệm chi phí. Hãy nhìn “hội đồng anh” sẽ rõ? Cũng chưa dám quá mạo hiểm điều này.
- Sách được in đen trắng sẽ khó tạo hứng thú học tập
Hãy tự tạo động lực cho bản thân trong quá trình học bằng sách in màu và sách giấy chất lượng. Sách tốt sẽ giúp bạn tự tin học tập hơn sách in ấn không rõ ràng.
tham khảo: Chia sẻ nhận định với người đi làm học tiếng anh
- Nội dung đằng sau cuốn sách sẽ thể hiện rằng sách đó do nhà xuất bản không chuyên nghiệp thực hiện.
Thông thường, nội dung bài học sẽ được in ở những trang đầu để giúp học viên có được ROADMAP – hướng đi cho quá trình học của bản thân.
- MỘt cuốn sách thường có khoảng từ 10 – 15 Units lớn và 2 – 4 Lessons nhỏ. Cấu trúc của 1 cuốn sách sẽ giúp người đi làm định hướng được việc sẽ học gì và học như thế nào. Một cuốn sách mới và cập nhật sẽ chỉ cho người học các thông tin: tên bài học, speaking sẽ là gì, grammar sẽ là gì, pronunciation sẽ là gì. Nhưng với các cuốn sách chưa thể hiện được điều này, điều đó có nghĩa là hoặc đã bị cắt bỏ, hoặc chưa thực sự là một cuốn sách mới (so với năm 2015)
- Phân bổ thời gian học giao tiếp 3 – 4 tháng với các lớp học 1 tuần/ 3 buổi.
Một điều mà người đi làm chúng ta nên thay đổi đó là mong học tiếng anh cấp tốc. Nên hãy lưu ý rằng thời gian học 1 cuốn sách nên từ 3 – 4 tháng nếu học 1 tuần 3 buổi, nếu không lượng thông tin sẽ khó có thể đọng lại được và thực hành/ứng dụng được.
Đọc thêm: Lớp luyện viết tiếng anh
BƯỚC 3: TỰ TIN ĐI HỌC VÀ KHÔNG DO DỰ
Có lẽ bước 3 là bước đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực của người học nhất. Đối với sự tự tin đi học và không do dự, giáo viên sẽ chia sẻ với người đi làm ở những bài viết sau này.
Trên đây là vài dòng chia sẻ của cô giáo Tâm Nghiêm sau 11 năm giảng dạy người đi làm và nghiên cứu phương pháp giảng dạy.