Nếu bạn là sinh viên và học sinh đang muốn học hỏi tiếng Anh và muốn thực sự cải thiện kỹ năng và tư duy của mình, bạn nên đọc bài này. Đây là một bài viết về LỖI và MẮC LỖI mà ở đó bạn biết được cái gì cần trả giá và cái gì không nên.
Chúng ta đều hiểu rằng LỖI là một điều gì đó rất nặng nề và chẳng mấy hay ho gì cả. Nhưng năng lực của một người sẽ chỉ được cải thiện khi chúng ta học hỏi từ lỗi của chính chúng ta, quản lý bản thân sao cho hạn chế tối đa; từ đó mới có thể cải thiện được năng lực bản thân.
Dưới đây là hai câu nói nổi tiếng nhưng cũng dễ dàng khiến cho chúng ta bối rối nếu chúng ta không thực sự hiểu kỹ càng hai câu này:
- George Bernard Shaw đã nói “Một cuộc đời đầy lỗi vẫn còn tốt đẹp và đáng trân trọng hơn một cuộc đời chẳng bao giờ tạo ra lỗi lầm”.
- Maria Montessori cho biết: “Nuôi dưỡng cảm giác thân thiện với lỗi lầm và coi chúng là một người bạn đồng hành luôn là điều nên làm, giống như làm một việc gì đó có mục đích và thực sự đó là vậy”.
Những câu nói này đều truyền tải một điều rằng:
Mọi lỗi lầm đều không thể tránh khỏi, và đây được coi là một thông điệp tích cực, một phần trong những điều mà sinh viên/ học sinh của chúng ta nên biết. Việc tiên đoán trước được lỗi giúp cho chúng ta vượt qua được nỗi sợ hãi của chính bản thân mình, giúp chúng ta đối mặt với rủi ro tốt hơn. Nhưng, chúng ta cũng muốn sinh viên/ học sinh của chúng ta hiểu VẤN ĐỀ CỖI LÕI và hiểu ĐƯỢC NHỮNG LỖI CHÚNG TA TẠO RA, LỖI NÀO được phép chấp nhận
CÁC LOẠI LỖI
1. STRETCH MISTAKES
Lỗi này xảy ra khi chúng ta lao động và làm việc để phát triển năng lực hiện thời của bản thân. Chúng ta không cố tình mắc lỗi trong những lúc phát triển bản thân; vốn là chúng ta đang cố gắng để đi xa hơn và vượt xa hơn những gì chúng ta đang có MÀ không cần sự giúp đỡ của ai cả.
Loại lỗi này được coi là loại lỗi tích cực. Nếu chúng ta CHƯA BAO GIỜ mắc stretch mistakes, điều đó cũng đồng nghĩa CHÚNG TA CHƯA BAO GIỜ THÁCH THỨC BẢN THÂN ĐỂ NẮM BẮT KIẾN THỨC MỚI hay KỸ NĂNG MỚI.
Đôi khi chúng ta bị mắc kẹt trong việc tạo ra STRETCH MISTAKES và lặp đi lặp lại lỗi này, chủ yếu có thể là chúng ta vẫn vô thức trải qua vấn đề này, chứ không tập trung thực sự vào cải thiện năng lực của chúng ta.
Nguyên nhân gốc rễ:
Vấn đề có thể lại là khả năng tiếp cận việc học, và chúng ta có thể cố gắng thử các cách khác nhau để học kỹ năng mới. Hoặc thậm chí những điều chúng ta đang cố gắng vẫn vượt xa những điều chúng ta biết và chúng ta vẫn chưa đạt tới ngưỡng thách thức mà chúng ta đặt ra.
Bạn cần xem xét lại khi làm 1 việc gì đó những rào cản và mức độ đó như thế nào; nó ảnh hưởng tới sự phát triển của bản ra sao; từ đó bạn sẽ biết được MÌNH SẼ ĐI BAO XA VÀ CÓ ĐI NHANH ĐƯỢC KHÔNG. Nhưng nếu bạn cảm thấy bế tắc, bạn cần ĐIỀU CHỈNH các bước hành động, giảm đi mức độ bạn mong muốn; NHƯNG bạn cũng đừng giảm quá, bạn cần phải có mục tiêu vượt qua sức của bạn bây giờ.
Vùng phát triển lân cận ZPD (của não bộ):
Là một khu vực vượt qua điều chúng ta biết 1 chút, đây là vùng có nhiều mức độ thách thức trong việc học của chúng ta. Lưu ý: Trong Vùng phát triển lân cận, học viên không thể tự mình hoàn thành các nhiệm vụ, nhưng có thể hoàn thành các nhiệm vụ này dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì Vùng phát triển lân cận là một mục tiêu di động nên khi người học đạt được các kỹ năng và khả năng mới, vùng này sẽ di chuyển dần về phía trước, tùy thuộc vào mục tiêu mới của con người đặt ra.
Nếu bạn muốn gây stretch mistakes, bạn đang tạo ra những điều thách thức cho bản thân, bạn đang cố xem xét lại, xác định điều bạn có thể học tập; sau đó điều chỉnh hướng tiếp cận của bạn để thực hành, cho đến khi bạn thành thạo mới chuyển sang kỹ năng mới.
2. LỖI AHA
Một trong những loại lỗi điển hình tích cực khác là lỗi AHA, nhưng đây là lỗi mà BẠN KHÓ CÓ THỂ LƯỜNG ĐƯỢC. Loai lỗi này xảy ra khi chúng ta dành được điều mà chúng ta có ý định làm, nhưng sau đó nhận ra rằng đó không phải là điều hay ho gì, đơn giản vì chúng ta thiếu kiến thức và giờ thì mọi chuyện đã xảy ra rồi. Có một số ví dụ về lỗi AHA như sau:
– Khi bạn thiếu kiến thức cơ bản như: Không thể tìm thấy nước, chúng ta cố gắng dập lửa bằng cồn, và chúng ta nhận ra rằng đám cháy còn to hơn.
– Khi chúng ta nhận thấy rằng có nhiều màu sắc có nhiều sắc thái hơn chúng ta nghĩ: Ví dụ, khi bạn sơn màu, bạn muốn sơn mặt trời gần thiên đường bằng màu vàng và sau đó nhận ra rằng mặt trời không còn đúng là màu vàng như bạn mong muốn.
– Khi bạn nhận ra rằng chúng ta luôn tạo ra những giải thiết sai lầm. Ví dụ, chúng ta cố gắng giúp đỡ ai đó, nghĩ rằng sự giúp đỡ sẽ luôn là đúng, nhưng chúng ta lại nhận thấy rằng người đó không muốn chúng ta giúp đỡ lúc này.
– Khi chúng ta tạo ra một lỗi hệ thống nào đó. Ví dụ, giáo viên hướng dẫn quan sát chúng ta làm bài tập và sau đó với thông tin mang tính chất đầy thuyết phục, chỉ ra rằng chúng ta nên mời những cô gái Bắc Phi tới thường xuyên hơn chứ không phải những sinh viên khác.
– Khi bạn không nhớ nổi thông tin. Ví dụ chúng ta không thể nhớ đúng ngày sinh hoặc tháng sinh của bạn bè.
Chúng ta liên tục gặp phải những khoảnh khách AHA?
Chúng ta có thể hỏi bản thân: Điều gì chúng ta không mong đợi? Tại sao kết quả đó lại xảy đến. Điều gì được thực sự xảy đến? Lần tới, mình có nên cố gắng để thử khác một chút đi không? Chúng ta có thể hỏi mọi người xung quanh về những thông tin chúng ta chưa nhận thức được, hoặc về các ý tưởng để cải thiện bản thân.
3. LỖI SLOPPY MISTAKES
Là loại lỗi xảy đến khi chúng ta đang thực hiện điều gì đó chúng ta vốn đã biết nhưng không thể làm đúng vì chúng ta đã mất tập trung. Tất cả chúng ta đều thường xuyên gây ra lỗi này vì chúng ta là con người. Tuy nhiên, khi chúng ta lặp ra quá nhiều lỗi, đặc biệt là nhiệm vụ mà bạn đang cố gắng tập trung làm trong 1 khoảng thời gian nhất định, đây chính là cơ hội để cải thiện khả năng tập trung, quá trình làm việc, môi trường và thói quen học tập/ làm việc.
Đôi khi sloppy mistakes có thể được chuyển thành những khoảnh khắc “À HÁ”. Nếu chúng ta tạo lỗi vì chúng ta không tập trung, hoặc do chúng ta mệt mỏi, hoặc ai đó sao lãng chúng ta. Và rồi “À chúng ta cần tắt điện thoại” thì mọi người mới không thể làm phiền sẽ trở thành giải pháp và khoảnh khắc À HÁ của bạn xuất hiện rồi đấy.
LỖI RỦI RO CAO (high stake)
Thi thoảng chúng ta không muốn mắc lỗi vì lỗi đó thực sự khủng khiếp. Ví dụ, trong những tình huống chúng ta xác định là nguy hiểm, chúng ta luôn tự có cảm giác mong muốn an toàn.
Một lỗi lớn từ một người chịu trách nhiệm an ninh trong khu công nghệ hạt nhân có thể dẫn đến thảm họa cho cả xã hội. Hay, chúng ta cũng chẳng muốn bác lái xe bus của trường mạo hiểm chạy với tốc độ lớn rồi luồn lách; hay một học sinh nào đó trên chuyến xe đó bít mặt bác lái xe lại. Trong những trường hợp đó chúng ta luôn muốn thực hiện hành động để hạn chế tối đa nhất lỗi lầm hoặc chỉ gây ra những lỗi nhỏ nhất. Chúng ta cũng phải rõ rang với học sinh về điều tại sao chúng ta không ai mong muốn những hành vi mạo hiểm đó và có bất cứ cuộc thử nghiệm nào trong những hành vi đó cả, và đồng thời những hành vi đó cũng rất khác biệt so với những nhiệm vụ có định hướng học tập mà giáo viên giao cho.
Nếu không nói tới các tình huống trên, bạn cũng nên thử những vấn đề có tính rủi ro cao. Ví dụ nếu bạn muốn vào một trường đại học danh giá, hãy thử thực hiện bài kiểm tra SAT và đó được coi là một sự kiện high-stake (đáng thử) vì kết quả của bài kiểm tra thực sự quan trọng. Hoặc, nếu đội thể thao nào đó được đào tạo và huấn luyện cả năm trời, làm việc với cường độ cao và giải thi đấu cuối cùng cũng được coi à sự kiện high –stake. Đây là việc hoàn toàn hợp lý khi bạn coi các sự kiện trên giống như một sự kiện thử sức hơn là kỳ kiểm tra hay học hỏi và để bạn có thể giới hạn được lỗi của bản thân đồng thời tối đa hóa năng lực của mình trong những sự kiện này. Chúng ta luôn luôn muốn bước về phía trước, cố gắng hết sức chúng ta có thể. Cách chúng ta thực hiện trong những sự kiện này sẽ cho chúng ta biết thêm rằng chúng ta cần cố gắng và nỗ lực hơn nữa.
Tất nhiên, chúng ta cũng cần phải có thêm các hoạt động học hỏi mang tính high-stake ở đó các hoạt động không liên quan quá nhiều đến rủi ro. Chúng ta có thể thử cái gì chúng ta chưa biết và biết thêm 1 chút để xem 1 thứ gì hoạt động như thế nào miễn là chúng ta nhận ra được điều gì có thể tác động được vào quá trình thể hiện/ thực hiện hành động của chúng ta (tích cực hay tiêu cực) Và tất nhiên chúng ta có thể học hỏi từ những sự kiện đó sau này bằng việc hồi nhớ lại hoặc thảo luận các vấn đề đã trải qua, lần tới nếu phải thực hiện lại sự kiện này chúng ta sẽ cần phải làm gì và làm thế nào để chúng ta có thể điều chỉnh các bước hành động của chính mình.
Trong 1 sự kiện high stake, nếu chúng ta không đạt mục tiêu với kết quả cao và chiến thắng, HÃY THỬ XEM XÉT LẠI QUÁ TRÌNH MF CHÚNG TA ĐÃ THỰC HIỆN, CÁCH CHÚNG TA TIẾP CẬN VÀ ĐIỀU CHÚNG TA CHƯA TIẾP CẬN để giúp chúng ta trưởng thành hơn.
Sau đó hãy quay lại dành thời gian vào việc THỰC HÀNH, thách thức bản thân và tìm kiếm các LỖI STRETCH ở trên, học hỏi từ những lỗi của bản thân mình. Mặt khác, nếu bạn nhận được kết quả điểm mong ước và dành chiến thắng, thì điều đó thật tuyệt. Hãy tổ chức ăn mừng cho chính chúng ta và chính quá trình thực hiện của chúng ta. Sau đó tự hỏi lại bản thân câu hỏi tương tự. Xem lại quá trình thực hiện, thách thức bản thân thêm lần nữa và phát triển năng lực của bản thân.
Chúng ta đều may mắn để có thể phát triển và học hỏi suốt cuộc đời, cho dù mức độ năng lực của chúng ta ở đâu, không ai có thể đảm nhiệm thay chúng ta
HÃY RÕ RÀNG
Lỗi lầm không bao giờ là công bằng và chúng luôn có thể xảy ra. Thêm vào đó, học hỏi từ các lỗi của bản thân vốn không phải tự động mà có. Để có thể học hỏi được từ chúng, chúng ta cần phải xem xét lại bản thân, rút kinh nghiệm từ những bài học.
Nếu chúng ta càng trở nên chính xác hơn khi hiểu lỗi của bản thân và trong việc giao tiếp với sinh viên, chúng ta sẽ tang được nhận thức của bản thân.