Làm thế nào để nhà trường có thể chú ý và giúp đỡ “những đứa trẻ im lặng”
Khi Lily Shum còn nhỏ, cô ấy luôn sợ hãi việc phát biểu trong lớp học. Không phải vì cô ấy không có bất kỳ điều gì thú vị để chia sẻ, hay vì cô ấy không chú ý hoặc không hiểu câu hỏi. Chỉ đơn giản là cô ấy im lặng.
“Mỗi tấm thẻ thông báo mà tôi có đều nói rằng, “Lily cần phát biểu nhiều hơn. Bạn ấy quá yên lặng”, Shum hiện tại là trợ lý giám đốc tại trường Trevor Day ở Manhattan nhớ lại.
Cô ấy không muốn học sinh của mình cảm thấy áp lực khi phát biểu như những gì cô trải qua trước kia.
Đó là lý do vì sao cô tham gia cùng với hơn 60 nhà giáo dục ở thành phố New York mới đây ở Quiet Summer Institute. Hội thảo về sự phát triển nghề nghiệp dựa trên cuốn sách bán chạy nhất của Susan Cain có tên: “Sự im lặng: sức mạnh của những người hướng nội trong một thế giới không thể ngừng nói chuyện” (Quiet: The Power of Introverts In A World That Can’t Stop Talking)
Cuốn sách nói về một hiện tượng mang tính toàn cầu và nó là nguồn cảm hứng đằng sau một chương trình học được phát triển bởi Heidi Kasevich dành cho giáo viên.
“Đó là một thấu kính mà thông qua đó tôi có thể đánh giá lại toàn bộ cuộc đời mình, và thật sự cảm thấy sự chứng nhận để là chính mình”, Kasevich – một giáo viên với hơn 20 năm kinh nghiệm và hiện đang làm việc cho công ty Cain với tư cách đồng sáng lập để quảng bá thông điệp của cuốn sách tới những người sống hướng nội.
Hội thảo đào tạo sử dụng cuốn sách này – và cuốn sách mới nhất của Cain viết dành cho học sinh trung học – để giúp đỡ các giáo viên chú ý, quan tâm tới những đứa trẻ nhút nhát.
“Nhiều kỳ vọng đặt lên lũ trẻ… trở thành một người có tính hướng ngoại thật sự có sức hút”, Kasevich nói. Thậm chí, nếu vô tình, các giáo viên có xu hướng chú ý nhiều hơn tới những học sinh năng nổ hơn trong lớp.
Kasevich thừa nhận rằng cô cũng làm điều tương tự: gọi những em giơ tay phát biểu đầu tiên.
Khóa học 2 ngày bắt đầu bằng việc tưởng tượng lại sự tham gia trong lớp học mà ở một số trường học có thể đếm được phần lớn điểm số của học sinh. Kasevich mong muốn nó được gọi là sự hứa hẹn trong lớp học.
“Việc bày tỏ và kết nối không diễn ra thông qua hàng loạt những bài phát biểu”, cô nói. Tại sao không thử bằng việc vẽ, viết hay làm việc theo cặp?
Hoặc, Kasevich đề nghị, để học sinh đi vòng quanh lớp học, viết ra ý tưởng của mình trên những mảnh giấy. Chúng có thể đáp lại ý kiến của từng người – giống như một dạng đối thoại im lặng.
Các nhà giáo dục tại hội nghị cấp cao đã lắng nghe từ chính Cain cũng như từ Amy Cuddy và Priscilla Gilman – những nhà văn từng đề cập tới chủ đề về người hướng nội.
Các hiệu trưởng, nhà quản lý kết hợp với những nhà tâm lý học về trường học, cố vấn hướng dẫn và giáo viên. Họ tập hợp thành những nhóm nhỏ để thảo luận về các sáng kiến và mẹo nhỏ.
Trong một buổi, Erica Corbin, giám đốc phụ trách đời sống và sinh hoạt tại một trường nữ sinh tư thục ở Manhattan, đã nói với nhóm của mình rằng hướng sự tập trung vào những học sinh có tính cách hướng nội cũng đồng nghĩa với việc quản lý cả những học sinh có tính cách hướng ngoại.
Cô ấy đã đưa ra mẹo này để quản lý các học trò – những người có ưu thế hơn trong cuộc thảo luận: W-A-I-T (chờ đợi). Đúng vậy, chờ đợi. Nhưng, Corbin giải thích, nó cũng là viết tắt của: “Why Am I Talking?” (Vì sao tôi nói chuyện?)

Bên dưới vẻ bên ngoài
Với những đứa trẻ nhút nhát, thì không chỉ hướng sự chú ý tới các con mà gióa viên cần tìm hiểu lý do vì sao các em lại yên lặng như vậy, Corbin nói.
“Tính cách có thể là một phần trong đó”, cô giải thích, “và chúng ta cũng có thể gặp những học trò luôn giữ im lặng vì chúng luôn khép mình. Chúng ta có thể gặp những học sinh luôn lặng lẽ vì chúng lường trước việc sẽ khép mình dù có hay không”.
Khép mình là lý do cho tất cả, cô bổ sung. Khuôn mẫu. Thành kiến. Những rắc rối khi ở nhà: “Khi chúng ta đang nghĩ về những học trò nhút nhát, làm thế nào để cũng kiên kết được với xuất thân…với giới tính của các con?”.
Bằng việc thấu hiểu cách tiếp cận những học trò có tính cách hướng nội, cô nói, giáo viên có thể nhận thấy những vấn đề khác vì nếu họ không bắt đầu nhìn lại những học trò với những cánh tay giơ lên, “chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều những ý tưởng tuyệt vời.