Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

Làm sao để dạy tiếng Anh cho trẻ: 3 chiến lược mạnh mẽ mang lại kết quả ấn tượng

Home > BLOG > Làm sao để dạy tiếng Anh cho trẻ: 3 chiến lược mạnh mẽ mang lại kết quả ấn tượng

Làm sao để dạy tiếng Anh cho trẻ: 3 chiến lược mạnh mẽ mang lại kết quả ấn tượng

Posted on 3 Tháng Mười, 2017 by admin
0

Làm sao để dạy tiếng Anh cho trẻ: 3 chiến lược mạnh mẽ mang lại kết quả ấn tượng

Bạn có thường nghe thấy tiếng cười hạnh phúc và tiếng khóc nức nở vì xúc động trong cùng một ngày?

Lớp học của bạn có tràn đầy màu sắc và sự sáng tạo?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình đang trở nên giống như mẹ của mình? (“Dừng ngay việc  bày ra bộ mặt đó hoặc giữ mãi cách thể hiện đó!”)

Nếu bạn trả lời “Có” với bất kỳ câu hỏi nào phía trên thì có lẽ bạn mới chỉ  là một giáo viên cơ bản mà thôi! Và nếu bạn dạy ESL sơ cấp, bạn thường xuyên có thể tìm thấy nụ cười trên gương mặt mình.

Ngôn ngữ tự nhiên rất trừu tượng và mơ hồ. Mặt khác, trẻ em lại rất rõ ràng và cụ thể.

Điều này gây trở ngại trong việc giải thích ngữ pháp hoặc quy luật cú pháp với các bé. (Làm thế nào để giải thích câu điều kiện cho một đứa trẻ chỉ mới 5 tuổi?)

Hãy yên tâm, chỉ cần bạn nắm được 3 chiến lược cơ bản để dạy tiếng Anh cho trẻ, học sinh của bạn sẽ thành công, thậm chí ngay cả khi chúng không thể nói rõ ràng câu điều kiện loại 1 là gì.

  1. Hãy tạo niềm vui

Vui, vui, vui! Đây là một yếu tố thực sự quan trọng đối với trẻ và điều đó diễn ra với các con cả trên sân chơi và trong lớp học. Tôi sẽ không bao giờ quên những gì cháu trai mình nói sau ngày đầu tiên ở trường mẫu giáo: “Chúng cháu không học gì cả. Chúng cháu chỉ chơi thôi!”. Và tôi chắc chắn rằng lớp học của thằng bé chứa đựng một số kiến thức lý thuyết mà mà chúng được ẩn giấu bên dưới một lớp trò vui dày đặc.

Một số nhà giáo dục tin rằng trẻ tiếp thu kiến thức nhanh nhất thông qua việc chơi và điều này đúng với những bé nói tiếng Anh, trong trường hợp này, cũng đúng với học sinh học tiếng Anh của bạn. Đây là một số phương pháp bạn có thể thực hiện để việc học trở nên vui vẻ, hấp dẫn hơn với các học sinh:

  • Chơi trò chơi

Các trò chơi là cách thức tuyệt vời khiến việc học thú vị hơn nhiều. Chơi trò chơi không chỉ khởi động tính cạnh tranh trong trẻ mà còn đưa ra một mục tiêu để các con hoàn thành. Khi bạn chiến thắng một trò chơi cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đạt được một điều gì đó và sẽ cảm thấy tự hào về thành công của mình.

Rất nhiều trò chơi có thể diễn ra trong lớp học ESL, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu qua một chút trong bài viết này. Tuy nhiên, đây là vài trò chơi không đòi hỏi quá nhiều sự chuẩn bị và cực kỳ hấp dẫn với trẻ:

  • Simon nói: Trò chơi kinh điển Simon nói (Simon says) rất hữu ích cho việc thực hành kỹ năng nghe. Bạn có thể dùng nó để kiểm tra lại kiến thức về các bộ phận trên cơ thể (“Simon nói chạm vào đầu”- Simon says put your foot on your chair) hoặc giới từ (Simon nói rằng đặt chân lên ghế của bạn -Simon says put your foot on your chair)
  • Mother May I: Hãy chơi 1 trò chơi di chuyển với bước đi xa hơn với Mother May I. Học sinh của bạn có thể sử dụng tất cả các loại tính từ để miêu tả kiểu bước đi mà họ muốn thực hiện vì cần chạy đua để tới bên kia của khu vui chơi.
  • Ghi nhớ (Memory): Trò chơi Ghi Nhớ (Memory) là một cách tuyệt vời để học từ vựng. Thử viết 1 từ ngữ lên 1 tấm thẻ và một bức tranh thể hiện từ đó lên 1 tấm khác, hoặc có thể viết từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa lên 2 tấm thẻ khác nhau. Đặt tất cả các tấm thẻ lên bàn và các bé phải cố gắng nhớ xem đâu là sự kết hợp chính xác nhất.
  • Hãy sáng tạo

Làm đi làm lại 1 hoạt động trong lớp học từ ngày này qua ngày khác sẽ tạo ra cảm giác nhàm chán cho học sinh và chính bạn cũng có khả năng thấy mệt mỏi với công việc. Vì vậy, hãy tạo ra những điều mới mẻ trong kế hoạch của .

Thay đổi mọi thứ từ những điều cơ bản. Sắp xếp lại chỗ ngồi của học sinh để các bé có được cái nhìn đầy cảm hứng theo thời gian. Để các bé làm bài kiểm tra nhỏ trước khi bạn bắt tay vào giảng dạy lý thuyết và khuyến khích chúng trả lời các câu hỏi trong quá trình học. Mời diễn giả tới bất cứ khi nào bạn có cơ hội.

Bạn có thể duy trì thời gian biểu cơ bản hàng ngày nhưng hãy đa dạng hóa những hoạt động mà bạn có thể thực hiện. Thay đổi giữa việc làm bài tập trong sách giáo khoa với việc để các bé học tập bằng máy tính trên phương tiện truyền thông xã hội hay các trang web học ESL và mang tới những kiến thức thực tế hơn là lý thuyết ESL suông.

Hãy thử một bài thơ của Robert Frost thay cho một đoạn đọc đơn giản. Bạn cũng có thể để học sinh tự mình thực hiện các trò chơi, tạo điều kiện để các bé tự viết câu hỏi cho các bạn khác hoặc mang tới 1 số trò chơi đơn giản và để các con tự đánh giá lại trò chơi cho điểm ngữ pháp mới nhất. Bạn có thể sẽ vô cùng ngạc nhiên vì những gì sức sáng tạo của các bé có thể tạo nên.

  • Đưa nghệ thuật vào trong lớp học

Trẻ em yêu thích việc tạo ra những thứ màu sắc và thú vị trong lớp học. Pablo Picasso nhận thấy rằng “mỗi một đứa trẻ là một người nghệ sĩ”. Tận dụng khả năng thiên phú và dùng nghệ thuật để dạy trẻ học tiếng Anh cho trẻ. Tất nhiên, bạn có thể nói về điều rõ ràng như màu sắc và hình dáng khi sử dụng nghệ thuật, nhưng những chủ đề sáng tạo sẽ khai phá nhiều tiềm năng hơn.

  • Truyền thống văn hóa: Đề nghị học trò thực hiện một dự án nghệ thuật dựa trên những nền văn hóa khác nhau. Sau đó nói về nền văn hóa mới đó cũng như nền văn hóa của chính mình, có thể là lúc thực hiện dự án hoặc sau khi đã hoàn thành nó. Vì trẻ em luôn rõ ràng hơn người lớn, nên 1 tác phẩm nghệ thuật trước mặt sẽ giúp các con hình dung về văn hóa – một chủ đề quá trừu tượng với trẻ em một cách dễ dàng hơn.
  • Cắt dán ảnh nghệ thuật: Các hoạt động nghệ thuật cũng là một phương pháp tốt để nói về giới từ chỉ vị trí. Việc cắt dán ảnh khá dễ dàng và bạn có thể tạo nên 1 bức tranh từ bất cứ nguyên liệu nào. Khi các bé làm việc này, hãy hướng dẫn bé đặt các đồ vật ở những vị trí khác nhau bằng cách sử dụng các giới từ hoặc để các con nói cho bạn biết về những gì chúng đang làm và những vị trí mà các mảnh cắt dán sẽ liên kết với nhau. Bạn đừng quên trao cơ hội để các bé được nói về tác phẩm của mình sau khi hoàn thành bất kỳ hoạt động nghệ thuật nào.
  • Nấu ăn: Đừng bỏ qua nghệ thuật nấu nướng. Khi bạn tạo ra bất cứ món ăn nào trong lớp, dù đó là món ăn truyền thống hay từ nước ngoài, bạn đều có cơ hội để nói về tất cả 5 giác quan. Có một câu nói rằng đầu tiên chúng ta ăn bằng mắt, sau đó bằng miệng và rồi bằng miệng. Nói về các giác quan trong lúc bạn nấu ăn cùng với học trò và chắc chắn bao gồm cả quy trình nấu ăn nữa. Khi hướng dẫn các bé nấu ăn, bạn có thể đưa vào những chủ đề ngữ pháp như: Câu mệnh lệnh, sự chuyển tiếp giữa các bước, mối quan hệ nguyên nhân và tác động.
  • Dẫn cả lớp ra ngoài

Ban đã bao giờ dẫn các học sinh ra ngoài chưa? Nếu chưa, hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên về những gì  trẻ có thể học được từ các hoạt động ngoài trời. Đây là một vì ý tưởng giúp bạn bắt đầu:

  • Săn thú vật: Hãy thử tổ chức trò chơi Săn thú vật trên sân trường cho các học sinh. Bạn có thể điều chỉnh các đồ vật mà học sinh đang tìm kiếm cho bất kỳ bài học nào trong quá trình giảng dạy. Nếu muốn, bạn có thể cho học sinh tìm kiếm các đồ vật bắt đầu bằng mỗi chữ trong bảng chữ cái hoặc một màu sắc trong cầu vồng. Bạn cũng có thể yêu cầu các bé tìm kiếm một số hình dạng nhất định.
  • Săn kho báu: Bạn có thể đưa ra các đầu mối để học sinh tìm cách giải quyết (dựa vào ngữ pháp hay nội dung) và mỗi chỉ dẫn sẽ đưa họ đến với 1 người khác. Hãy cất giấu những manh mối trước khi lớp học bắt đầu, cho các bé thời gian thu thập tất cả chúng trước khi vào lớp và thảo luận về các đầu mối để tìm cách giải quyết.
  • Tạo dấu hiệu: Sao chép các trang của 1 cuốn sách ảnh và biến chúng trở thành các dấu hiệu. Đặt các dấu hiệu lên các vật dụng quanh trường học của bạn và yêu cầu học sinh đọc từng trang cũng như trả lời 1 câu hỏi trước khi chuyển sang trạm tiếp theo. Có rất nhiều cách để bạn có thể mang sách ra ngoài
  1. Hãy thật năng động

Nếu có một thứ khiến trẻ hào hứng hơn các trò vui thì đó là chuyển động. Trên thực tế, tiến sĩ Maria Montessori đã đưa ra gợi ý rằng trẻ em không học được nếu chúng không được hoạt động. Hơn nữa, sử dụng toàn bộ cơ thể trong việc học ngôn ngữ là một phương pháp  cực hiệu quả. Những người học ngôn ngữ hoạt động càng nhiều thì họ càng nhanh chóng hiểu được những gì bạn đang truyền đạt và càng ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn.

TPR (Total Physical Response – Tổng số phản ứng thể chất) là một phương pháp giảng dạy hữu hiệu với trẻ em. Về bản chất, bạn kết hợp phong trào thể chất với việc dạy ngôn ngữ. Các học sinh hoạt động khi học. Các bé làm theo sự hướng dẫn, làm lại các chuyển động của bạn và để toàn bộ cơ thể được tham gia khi thực hành các khái niệm ngôn ngữ. Đây là một cách dạy trẻ em học tiếng Anh hiệu quả.

Sử dụng các vật dụng sẵn có cũng là một cách tuyệt vời giúp học sinh di chuyển trong quá trình học tiếng Anh. Bạn có thể dùng các đồ vật đơn giản như flashcards hoặc có thể sáng tạo hơn với những thứ bạn giao cho học sinh để chúng thể hiện.

  • Thế giới vui chơi nhỏ bé (Small World Play): Thử tập hợp hình minh họa các con vật trong một cuốn sách hoặc một câu chuyện mà lớp học của bạn đang đọc và để các con kể lại câu chuyện bằng việc áp dụng những hình minh họa đó. Hãy thử áp dụng trò chơi Thế giới vui chơi nhỏ bé này khi bạn truyền đạt các bài học về những chủ đề khác nhau. Hãy tạo ra kịch bản nhỏ bao gồm những đồ vật mô phỏng đại diện cho những thứ có thể tìm thấy trong thế giới thực.
  • Chiếc túi bí ẩn (Mystery Bags): Mục đích thực sự là để học sinh cảm nhận đồ vật bằng cách chạm thông qua đặt đồ vật vào trong những chiếc túi giấy màu nâu. Để các bé cho tay vào trong túi mà không được nhìn và mô tả những gì chúng cảm nhận được.
  • Thảo luận Jenga (Jenga Discussion): Thay vì đưa ra cho học sinh một  danh sách câu hỏi thảo luận trên giấy, hãy viết mỗi một câu hỏi lên 1 khối Jenga. Sau đó để học sinh trả lời câu hỏi có trên khối mà chúng nhận được khi tới lượt của mình.
  1. Đừng tạo áp lực lên các học sinh

Một trong những điều vô cùng quan trọng mà bạn nên nhớ khi dạy trẻ đó là đừng đặt áp lực lên các con. Hãy nhớ rằng trẻ em học một số khía cạnh trong ngoại ngữ dễ dàng hơn  người lớn. Vì thế, dù bạn có làm gì trong lớp học, các bé vẫn trên hành trình để thành thạo tiếng Anh.

Quá trình tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên sẽ thực hiện theo 3 bước đơn giản. Các bé sẽ nhận ra từ ngữ và ngữ pháp khi bạn sử dụng và có thể phản ứng lại khi bạn hỏi về chúng. Sau đó các bé sẽ có thể tự sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ đó.

Bạn có thể tránh việc gây ra áp lực cho trẻ bằng cách:

  • Không cần sửa chữa cho thật đúng mọi lỗi sai mà trẻ gặp phải: Tập trung vào những gì bạn vừa truyền đạt và sửa chữa những lỗi sai về từ ngữ và cấu trúc đó, nhưng nếu bạn chưa đề cập đến một yếu tố ngữ pháp nào đó thì hãy bỏ qua. Học trò của bạn không cần lúc nào cũng phải hoàn hảo trong sử dụng tiếng Anh.
  • Điều chỉnh sử dụng ngôn ngữ cho thật chính xác: Khi bạn nghe thấy một học sinh nói điều gì đó bị sai hay dùng một từ ngữ chưa đúng, cần phải sử dụng lại chúng thật chính xác ngay sau đó. Hệ thống phản hồi tiếp nhận ngôn ngữ tự nhiên trong não bộ của con người sẽ nhận thấy được sự khác biệt và học sinh của bạn có thể sử dụng ngôn ngữ chính xác khi chỉ cần nghe được một cách chính xác.
  • Đừng đưa ra sự xếp hạng cho mọi thứ: Đôi khi chỉ cần học sinh có câu trả lời chính xác vừa đủ hoặc để chúng thảo luận đáp án với nhau chứ không cần phải thu thập mọi giấy tờ và đánh dấu chúng một cách rõ ràng bằng bút đỏ.

Vì ngôn ngữ là thứ rất trừu trượng còn trẻ em thì lại rất rõ ràng, nên chúng khó có thể diễn tả được những khía cạnh về ngữ pháp hay yếu tố học thuật khác của ngôn ngữ và điều đó hoàn toàn bình thường. Hãy giữ lấy sự vui vẻ, những hoạt động không áp lực và rồi các học sinh của bạn có thể thành thạo tiếng Anh ngay thôi!

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status