Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

Hinh phạt với trẻ và hệ quả đi theo sau

Home > BLOG > Hinh phạt với trẻ và hệ quả đi theo sau

Hinh phạt với trẻ và hệ quả đi theo sau

Posted on 1 Tháng Một, 20182 Tháng Một, 2018 by admin
0

Bạn đã bao giờ áp dụng các hình phạt với trẻ và cảm nhận được hệ quả của chúng tới con mình chưa? Bạn thử đọc nội dung bên dưới để hiểu được và trải nghiệm lại cùng bậc này cũng với Tâm Nghiêm, Tiếng Anh cho trẻ em nhé. Chúng tôi mong muốn bạn thực sự hiểu rằng không chỉ với riêng Tiếng Anh và cả các bộ môn học khác nữa, việc áp dụng hình phạt đối với trẻ sẽ thực sự tác hại thế nào. 

Đứa con 10 tuổi của bạn không nghe lời khi bạn bảo bé vào trong nhà ăn tối. Bạn suy nghĩ cách để thay đổi hành vi đó để trong tương lai con sẽ làm theo những gì bạn yêu cầu. Con bạn sẽ phá vỡ sự giới nghiêm đó một lần nữa. Bạn nghĩ rằng bạn đã giải quyết vấn đề này lần cuối cùng với con khi chúng về nhà trễ, nhưng trẻ vẫn về trễ. Là cha mẹ, chúng ta biết được tầm quan trọng của việc nuôi dạy con cái từ các nguyên tắc của chúng ta, nhưng điều như dạy con cái cách làm chủ hành động của mình và đối diện với kết quả khi đưa ra những lựa chọn sai. Bạn đã thử? Bạn nói với con rất nhiều lần, bạn đã giải thích đi giải thích lại lý do cho con. Bạn đưa ra những giới hạn, lấy nhiều thứ đi và kiểm soát chúng hàng tháng trời. Nhưng dường như mọi thứ không hề có tiến triển. Có thể đây là lúc nhìn vào sự khác nhau giữa trừng phạt và áp dụng những hệ quả với con của bạn.

Tâm Nghiêm (trung tâm chuyên dạy tiếng anh trẻ em tại Hà Nội và tiếng anh giao tiếp) xin giới thiệu bài viết về các hình phạt và hệ quả đối với trẻ.

Hệ quả là gì?

Hệ quả là những thứ xảy ra một cách tự nhiên từ sự lựa chọn, hành động và quyết định nào đó. Đó có thể là hệ quả “tốt” hay “xấu”. Nếu bạn ăn quá nhiều, hậu quả có thể là đau dạ dày. Nhưng nếu bạn tử tế với ai đó, họ sẽ đối xử tốt lại với bạn. Hệ quả giúp tất cả chúng ta học hỏi và trưởng thành. Khi trẻ trải nghiệm được những ảnh hưởng từ hành động của mình, chúng sẽ có cơ hội học tập từ chính những lỗi lầm của mình, đưa ra được những lựa chọn tốt hơn và cải thiện cách ứng xử của mình. Hệ quả cũng cho chúng ta cơ hội cha mẹ tìm hiểu những nguyên tắc của mình, thay vì tức giận hoặc chán nản.

tiếng anh trẻ em tại hà nội punishment

Hệ quả khác với sự trừng phạt

Sự trừng phạt sẽ cho con của bạn thấy rằng: Bạn nên suy nghĩ giống như tôi, hoặc giống như những người khác. Nếu bạn không làm vậy, tôi sẽ khiến bạn phải trả giá (hoặc đau đớn) cho tới khi bạn đưa ra sự lựa chọn mà tôi muốn. Một sự trừng phạt không tôn trong quyền được đưa ra quyết định của trẻ, cho dù đó có là quyết định không đúng đi chăng nữa. Nó xuất hiện từ sự tức giận và sợ hãi và thường giống như một sự nhượng bộ của tình cảm để khiến con bạn làm những gì mà bạn muốn từ chúng. Cách tiếp cận này không giúp trẻ phát triển những cách thức mới để chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình. Nó cũng có thể phá hủy mối quan hệ.

Mặt khác, hệ quả sẽ cho con bạn hiểu được rằng hành vi của chúng chính là sự lựa chọn và trách nhiệm của chúng. Và trách nhiệm của bạn là giúp trẻ học được cách làm thế nào để đối diện với kết quả của sự lựa chọn đó, dù cho nó có khó khăn hay không mấy vui vẻ đến thế nào đi chăng nữa. Một hệ quả sẽ tôn trọng quyền được đưa ra quyết định của trẻ, cho dù đó không phải là một lựa chọn sáng suốt. Nó không phải là sự nhượng bộ của tình cảm hay sự từ chối. Đó là trải nghiệm học được từ thực tế mà bạn vẫn có thể duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với con của mình.

Hãy cùng nhìn vào một tình huống chung để minh họa hệ quả và trừng phạt khác nhau như thế nào. Đứa con 13 tuổi của bạn không gọi điện để thông báo và cho bạn biết bé đang ở đâu. Trong quá khứ, hình phạt dành cho trẻ là tịch thu điện thoại trong vòng hai ngày. Đúng thế, điều này đã dạy bé biết rằng khi bạn không hành xử có trách nhiệm, bạn có thể đánh mất các đặc quyền của mình. Nhưng điều đó không dạy trẻ làm thế nào để có thể hành động một cách có trách nhiệm. Vì thế việc đưa ra hệ quả có thể tạo nên sự khác biệt nào ở đây?

Thực hiện cùng một kịch bản, nhưng trước khi bạn quyết định làm thế nào để đáp ứng, trước tiên hãy tự hỏi mình: Tôi muốn trẻ học tập và cải thiện điều gì? Có thể bạn muốn con học cách nghe theo sự hướng dẫn của bạn và thực hiện những gì mà bạn nói. Bạn cũng muốn con cải thiện bằng cách luôn ghi nhớ làm điều đó. Để tạo động lực và dẫn dắt con bạn có được cách ứng xử tốt hơn, hệ quả được đưa ra là bé sẽ chỉ được cho phép đi ra ngoài với bạn bè vào cuối tuần và chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ. Trong suốt khoảng thời gian đó, trẻ phải nhớ gọi điện và cho bạn biết con đang ở đâu. Nếu trẻ thực hiện được điều này trong vả thứ 7 và Chủ nhật, con có thể được ra ngoài với thời gian dài hơn. Những gì trẻ đang học là đặc quyền (đi chơi với bạn bè) đi cùng với trách nhiệm (gọi điện để thông báo). Trẻ đang có được cơ hội để thực hành và chứng mình cho bạn thấy rằng bé là người đáng tin cậy khi giao làm điều gì đó khi được giao phó.

Hoặc có thể con gái bạn không muốn làm việc nhà. Liệu bạn muốn bé học hỏi và rèn luyện điều gì? Một hệ quả tự nhiên mà có lẽ bạn sẽ áp dụng đó là không đưa con đi mua sắm cùng. Thay vào đó, bé được giao thêm việc giúp đỡ bạn công việc ở quanh nhà. Từ những điều đó, trẻ học được rằng khi con không làm phần việc của mình, người khác có thể không có thời gian hoặc thích thú đi ra ngoài cùng với bé. Phải làm thêm việc khác sẽ để trẻ rèn luyện việc thực hiện nhiệm vụ của mình và nhận thức được rằng không hoàn thành trách nhiệm của mình cũng có thể gây ra nhiều vấn đề cho người khác.

Một ví dụ khác khi con bạn không làm bài tập tiếng anh về nhà, bạn cảnh báo rằng hệ quả của việc đó là khi đến lớp cô giáo sẽ phạt đứng lên ngồi xuống 40 lần. Sau khi trẻ bị phạt một hai lần trẻ thấy rằng, không làm bài tập thì sẽ bị phạt khi đến lớp, trách nhiệm của trẻ khi đi học về là rất tự giác làm bài tập tiếng anh về nhà. Tại trung tâm dạy tiếng anh trẻ em tại Hà Nội luôn có phương pháp giúp trẻ có những tính cách tự giác cao nhất.

Điều đó không có tác dụng!

Tất nhiên, hệ quả chỉ có tác động nếu con bạn sẵn sàng và quyết định thay đổi. Có thể rất thất vọng khi nghe điều này, nhưng cuối cùng thì hành động của trẻ vẫn phải phụ thuộc vào trẻ. Có thể con trai bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi không có điện thoại và quyết định rằng nên báo cáo đúng lịch trình. Điều đó tùy thuộc vào trẻ. Nhiệm vụ của bạn là liên tục giúp con biết chịu trách nhiệm về những hệ quả, cho dù bé có quyết định thay đổi hay không.

Thật dễ khi bạn đang cảm thấy bực mình với trẻ vài phải sử dụng đến nhiều thứ, như thêm hệ quả khác, cố gắng kiểm soát con thông qua sự tức giận hay tạo khoảng cách hoặc đơn giản là từ bỏ. Hãy chống lại sự cám dỗ đó! Điều đó có thể giúp bạn luôn ghi nhớ lý do khiến mình cố gắng hết sức, bạn thực sự muốn hướng dẫn con mình. Bằng cách cho trẻ thấy những điều chúng có thể mong đợi trong cuộc sống khi đưa ra những quyết định chưa đúng đắn, các hệ quả sẽ có tác dụng, bất kể cho trẻ có phản ứng như thế nào đi chăng nữa. Hành động của trẻ liệu có thay đổi hay không phụ thuộc vào sự lựa chọn của chúng. Trách nhiệm của bạn là duy trì thực tế ở phía trước và ở trung tâm, dù con bạn có quan tâm hay không.

Bạn đọc thêm cách dạy con và học tiếng anh trẻ em tại Hà Nội của Tâm Nghiêm:

– Làm gì khi con bạn không muốn tới trường
– Tại sao con bạn có thể nói dối
– Bạn có đánh giá thấp con mình khi học ngôn ngữ

 

Bí quyết tạo ra những hệ quả một cách hiệu quả

– Tạm dừng và quan tâm: Để tạo ra những hệ quả có thể giúp con bạn học tập, hãy dành thời gian suy nghĩ về nó. Nới với con bạn rằng bạn sẽ trao đổi lại với con khi biết được hệ quả là gì. Hãy nghĩ tới những điều mà bạn hy vọng con mình sẽ học được. Mục tiêu của bạn là gì?

– Hãy nhất quán: Bạn không thể khiến con mình thay đổi, nhưng bạn có thể đảm bảo rằng mình vẫn luôn đưa ra hệ quả khi bạn thấy trẻ đưa ra những quyết định sai lầm. Hãy duy trì điều đó, dù cho có bất kỳ sự phản đối, không hài lòng hay không có sự thay đổi đáng chú ý nào trong cách ứng xử.

– Hãy chú ý: Luôn tập trung vào việc bạn đang làm và hãy để con làm việc của chúng. Nhiệm vụ của bạn là hướng dẫn con bằng cách mang tới những hệ quả thích đáng và thực tế. Nhiệm vụ của con bạn là quyết định làm thế nào để đáp ứng lại những gì bạn đưa ra và kỳ vọng.

– Quan tâm tới thực tế: Hãy nghĩ về việc đưa ra những hệ quả giống như thực hiện một công việc kinh doanh. Trong đó sẽ là sự thật, chứ không phải vấn đề cảm xúc. Đừng can thiệp vào hành vi các nhân của trẻ bởi vì điều đó rất khó. La hét, cằn nhằn, chỉ trích và nài nỉ sẽ không có tác dụng gì trong thời gian dài và chỉ khiến bạn càng ngày càng cảm thấy chán nản và buồn bã. Hãy tập trung vào việc bạn sẽ hành xử ra sao dù cho trẻ có hành động gì đi chăng nữa.

– Chấp nhận giới hạn của bạn: Khi chúng ta thừa nhận rằng mình không thể khiến con cư xử theo một cách cố định nào đó, chúng ta thực sự sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc tạo ảnh hưởng tới cách ứng xử của trẻ. Khi con chúng ta không phải sử dụng khả năng của chúng để đẩy chúng ta ra xa, trẻ sẽ có suy nghĩ sáng suốt hơn, bớt lo lắng và có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn hơn. Hãy nhớ rằng các hệ quả mà bạn trao cho con sẽ giúp trẻ được định hình một cách tích cực.

– Sử dụng từ “Tôi” chứ không phải “Bạn”: Việc đứng ở vị trí “Tôi” sẽ tốt hơn là “Bạn” khi nói tới việc đưa ra các hệ quả. Trẻ sẽ phản ứng lại tốt hơn khi chúng biết cha mẹ đang đứng ở vị trí nào với vấn đề ấy thay vì việc trẻ bị chừng phạt. Ví dụ, nói rằng: “Tôi sẽ không lắng nghe khi bạn nói chuyện với tôi theo cách đó ” sẽ truyền tải một thông điệp rõ ràng hơn về việc điều gì có thể chấp nhận được, hơn là nói rằng: “Tốt hơn là bạn hãy dừng nói chuyện với tôi theo kiểu đó”.

Các biện pháp trừng phạt sẽ truyền tải đến trẻ thông điệp như sau: “Nếu bạn chỉ theo ý mình và không nghĩ giống tôi, bạn sẽ phải trả giá”. Tất nhiên, điều này mâu thuẫn với những gì mà hầu hết các bậc cha mẹ thực sự mong muốn dành cho con mình, đó là nâng cao sự động lập và suy nghĩ cho bản thân của trẻ. Các hệ quả hợp lý có thể giúp bạn nuôi dạy những đứa con có khả năng hoạt động độc lập, suy nghĩ cho bản thân và đưa ra được những lựa chọn chính xác trong suốt cuộc đời của chúng.

Trên đây Tâm Nghiêm đã giới thiệu cho các bạn về cách bạn dạy con, đưa ra phương pháp để trẻ chịu trách nhiệm với bản thân mình. Hãy trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh trẻ em tại Hà Nội có thể tư vấn giúp bạn và con bạn cùng thực hiện. Hãy tham gia ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học. Liên hệ cô Trang qua đăng ký khóa học của chúng tôi nhé.

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status