Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

Hiểu về chứng rối loạn thách thức chống đối

Home > BLOG > Hiểu về chứng rối loạn thách thức chống đối

Hiểu về chứng rối loạn thách thức chống đối

Posted on 1 Tháng Một, 20187 Tháng Một, 2018 by admin
0

Cha mẹ thường thắc mắc rằng liệu hành vi gây tranh cãi, thử thách giới hạn của cha mẹ , cãi lại, phá vỡ nguyên tắc là hành xử “điển hình” của tuổi thiếu niên. Hay nói cách khác, phải chăng con đang chống đối cha mẹ?

Chứng rối loạn thách thức chống đối là gì (ODD)?

Nói cách khác, rối loạn thách thức chống đối (ODD) là “một biểu hiện của cảm xúc tức giận/ dễ bị kích động, hành vi xung đột/ thách thức hoặc không khoan nhượng trong ít nhất 6 tháng”. Nhưng chính xác điều đó có nghĩa là gì?

Nếu một hình ảnh của hỗn loạn và xung đột liên tục xuất hiện trong tâm trí con, con bạn có thể đã mắc chứng rối loạn thách thức chống đối. Cha mẹ của những em nhỏ có hội chứng này nói rằng con cái họ thường xuyên tranh cãi – với những người như cha mẹ, giáo viên hay bất kỳ người trưởng thành nào – và thường từ chối tuân theo hoặc “thách thức” các quy tắc ở nhà, ở trường hoặc nơi khác. Họ thường thông báo rằng con bạn cố tình làm phiền người khác, đặc biệt là anh chị em của chúng và đổ lỗi cho người khác. Con bạn có thể biểu lộ sự tức giận, cáu kỉnh và oán hận, đặc biệt nếu con gặp quy tắc, giới hạn hoặc tình huống căng thẳng. Nếu bị yêu cầu làm một việc gì đó mà trẻ không muốn, phản ứng thường sẽ là từ chối hoàn toàn làm việc đó.

Không phải là “Thách thức quyền lực” thông thường ở tuổi dậy thì?

Kiểm tra các giới hạn, đấu tranh để có được sự tự do và tách biệt cha mẹ là những biểu hiện điển hình của tuổi vị thành niên. Vào tuổi này, thông tin từ bạn bè đồng trang lứa, truyền thông (đặc biệt là truyền thông xã hội) và những nguồn khác bắt đầu được ưu tiên hơn là những thứ được truyền đạt từ cha mẹ. Đứa trẻ từng hỏi bạn về tất cả mọi thứ (“Mẹ ơi, làm thế nào để một chiếc máy bay bay được ạ?”) có thể quyết định đi qua đêm mà bạn không biết gì cả. Và tông giọng của con bạn – một kiểu nhạo báng, thiếu kiên nhẫn, hạ mình – cho bạn biết rằng con đang liên tục đánh giá bạn và tìm ra những kỹ năng mà bạn còn thiếu.

Đây là điều bình thường. Nó không hề vui vẻ gì, nhưng lại là điều hết sức bình thường. Tuổi vị thành niên phản ứng lại với bạn đơn giản chỉ vì hai mục đích: Bạn chọc tức con mình đủ để chúng muốn dọn ra ngoài sống độc lập và chúng đủ trưởng thành để bạn cảm thấy khá hạnh phúc khi nhìn chúng rời đi. Cách hành xử thách thức các giới hạn được coi là hành vi rối loạn thách thức chống đối vì  nó được biểu hiện thường xuyên và liên tục khi đối mặt với các hậu quả con gặp phải hoặc việc trấn chỉnh của cha mẹ dành cho con.

Đó là rối loạn thách thức chống đối hay là điều gì khác?

Hãy nghĩ tới cách xử sự của con bạn và đặt chúng trong một dải quang phổ

Ở góc quang phổ này, con bạn  tuân thủ hoàn toàn: một thiếu niên – người luôn tuân theo các quy định và giới hạn được đặt ra bởi những người có quyền lực. (Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói tới trường hợp có thanh thiếu niên như thế, nhưng hãy tưởng tượng trong vòng 1 phút rằng có người đó tồn tại).

Nhưng ở đầu quang phổ kia, con bạn có người rối loạn hành vi: cách cư xử rất tiêu cực và nguy hiểm. Hành vi đó rất hung hăng, không hợp pháp hay chèn ép người khác và thiếu đi sự hối tiếc hoặc sự đồng cảm. Nếu bạn thấy lo sợ con của bạn, lo lắng về việc cảnh sát sẽ tới nhà bạn vì rắc rối trẻ mắc phải hoặc trẻ bị đuổi học vì bắt nạt bạn đồng trang lứa hay mang vũ khí tới trường, hành vi của con bạn giờ đây đã chuyển sang rối loạn hành vi. Rối loạn hành vi là một mô hình của việc xâm phạm quyền của người khác.

Vùng ở giữa chính là rối loạn thách thức chống đối. Không phải là hành vi tồi tệ nhất nhưng chắc chắn chẳng phải là tốt nhất. Nếu được yêu cầu đánh giá mức độ nghiêm trọng về vấn đề cách xử sự của con bạn trên thanh điểm từ 1 đến 10, và bạn  bạn trả lời bất cứ nơi nào từ năm đến tám, có lẽ bạn đang đối phó với rối loạn thách thức chống đối. Rối loạn thách thức chống đối có thể khiến cha mẹ bị choáng ngợp, kiệt sức và chán nản. Nó không khiến cha mẹ cảm thấy sợ hãi rằng con mình sẽ làm tổn thương ai đó một cách nghiêm trọng.

Việc bạn có thể  phân biệt ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA CON BẠN trên giải quang phổ rất quan trọng khi nói đến chẩn đoán chính xác và can thiệp vào hành vi ở tuổi thiếu niên.  Và chẩn đoán chính xác cho phép các chuyên gia sức khoẻ tâm thần quyết định loại can thiệp nào sẽ hữu ích nhất trong việc chỉnh tính cách của con.

Một kích thước không phù hợp với tất cả

Điều quan trọng cần nhớ là rối loạn thách thức chống đối có thể được nhìn nhận khác nhau phụ thuộc vào đứa trẻ đó. Khi tính cách của con bạn rất khác biệt, đó cũng là dấu hiệu của rối loạn thách thức chống đối. Khi chúng tôi nghĩ tới rối loạn thách thức chống đối, chúng tôi thường hình dung ra một thiếu niên đang giận dữ, tranh cãi, và la hét với cha mẹ trong sự thách thức. Tuy nhiên, một số thanh thiếu niên lại “khinh thường một cách lịch sự”. Bất cứ khi nào cha mẹ hoặc thầy cô yêu cầu trẻ làm gì đó, trẻ chỉ đơn giản đáp lao rằng: “Không, cảm ơn”. Không la hét, không tranh cãi, không gì cả. Vì vậy sự thách thức có thể rải rác từ sự lịch sự tới giận dữ và bất cứ nơi nào ở giữa khoảng này.

Nếu nó đi giống như con vịt và nói giống như con vạt, nó có thể là…một con gà

Bất cứ khi nào chuyên gia về sức khoẻ tinh thần tìm cách chẩn đoán một đứa trẻ hoặc một người vị thành niên, bước đầu tiên là chẩn đoán phân biệt: xác định xem điều gì sẽ là chuẩn đoán tốt nhất đối với những gì chúng ta đang nhìn thấy. Hành vi trông giống như rối loạn thách thức chống đối có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm lịch sử lạm dụng, chấn thương, lo lắng, rối loạn suy giảm chú ý (ADHD) hoặc các tình trạng bệnh lý.

Một số trẻ bị bệnh mãn tính, dị ứng hoặc các vấn đề khác chỉ cảm thấy không khỏe. Họ có thể không biết tại sao và thường không thể diễn tả được những gì đang xảy ra bên trong. Trước khi chẩn đoán rối loạn thách thức chống đối, điều quan trọng là phụ huynh và chuyên gia y tế phải nhìn vào bức tranh toàn cảnh.

Rối loạn thách thức chống đối thường đi kèm với một số điều kiện nêu trên. Ví dụ, con của bạn có thể gặp rối loạn tập trung chú ý (ADHD) và rối loạn thách thức chống đối (ODD). Và đôi khi hành vi phản kháng, chống đối thực sự có thể trở thành một thói quen. Chẳng hạn, một đứa trẻ đang lo lắng, từ chối làm điều gì đó khi được hỏi, bắt đầu tranh cãi với cha mẹ, và theo thời gian, những điều này được sử dụng để đối phó với căng thẳng hoặc giới hạn theo cách trái ngược.

Có thể bạn phải bước vào đường chạy trường kỳ chứ không phải là chạy nước rút

Hành vi rối loạn thách thức chống đối (ODD) có thể khiến cha mẹ cảm thấy hiểu lầm, oán giận, lo lắng và sợ hãi cho tương lai của đứa trẻ. Nhưng vẫn có sự hy vọng. Nhiều người thành công trong thế giới này luôn chống đối và tỏ ra thách thức trong thời kỳ thiếu niên. Những đặc điểm tính cách giống nhau khiến cha mẹ thường thấy thất vọng, lại khiến những đứa trẻ có hội chứng rối loạn thách thức chống đối làm tốt với việc đạt được những mục tiêu sau này trong cuộc đời.

 

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status