Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

“Hạnh phúc – Vì tôi là Cô giáo”

Home > BLOG > “Hạnh phúc – Vì tôi là Cô giáo”

“Hạnh phúc – Vì tôi là Cô giáo”

Posted on 7 Tháng Mười, 20152 Tháng Mười Hai, 2016 by admin
0

Tính đến nay gần 6 năm đứng trên bục giảng với bao buồn vui của nghề dạy học, nhưng tôi thấy lòng tràn đầy hạnh phúc vì được là người giáo viên nhân dân. Năm học lớp 12 là năm học quyết định cuối cùng cho tương lai sau này của cuộc đời mỗi con người. Trong những ngày làm hồ sơ thi đại học, không khí lớp học luôn luôn sôi nổi. Một số bạn muốn chọn nghề tài chính, ngân hàng để sau này kinh tế khấm khá. Một số khác bạn tôi cũng chọn những nghề mà theo xã hội nghĩ đó là nghề có tương lai. Riêng tôi: Tôi chọn nghề dạy học vì ngay từ nhỏ tôi đã lẽo đẽo theo mẹ đi dạy. Nhìn mẹ và các thầy cô khác giảng bài, tôi rất thích. Tôi luôn luôn ao ước sau này mình sẽ là cô giáo. Ước mơ đó đến nay đã thành sự thật. Có rất nhiều nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ đã cơ ngợi về nghề dạy học. Nhưng trong bài viết này tôi không thể nói hết được. Có lẽ câu nói của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” đã nói lên tất cả.

Thật đúng vậy! Kể cả những nhà lãnh đạo tài ba, những doanh nhân thành đạt và rất nhiều người giỏi giang trên mọi lĩnh vực công tác khác nhau đều phải qua trường học và đều có những người thầy của mình.

Dân gian ta thường nói “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Quỷ và ma tôi chưa bao giờ thấy nên học trò có lẽ là nghịch nhất trên đời. Thực ra câu nói đó chỉ đúng với rất ít phần tử học sinh thôi nhưng có lẽ nó cũng làm cho không ít các thầy cô bao đêm khuya trằn trọc không ngủ để tìm ra hướng giải quyết. Với tôi cũng vậy, năm 2008 tôi ra trường và về dạy ở một trường THCS. Được sự phân công của BGH nhà trường, tôi dạy lớp 7. Vì đây là một trường có hơn 50% các em là người dân tộc thiểu số nên phần lớn các em đi học không đúng độ tuổi. Có những em học sinh chỉ kém tôi 5-6 tuổi. Ngày đầu tiên bước vào lớp các em học sinh đứng dậy chào. Nhìn xuống dưới với hơn 40 cặp mắt ngơ ngác nhìn tôi. Có những em học sinh còn cao hơn tôi khiến cho tôi vô cùng bối rối. Nhưng những ngày sau đó, tôi đã mạnh dạn và cố gắng tìm mọi biện pháp tốt nhất để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Luôn luôn gần gũi và giúp đỡ các em. Song thấy cô còn trẻ lại sẵn có tính bướng bỉnh nên một vài em học sinh không chịu học bài, hỗn láo với tôi. Điều đó làm tôi rất buồn. Hôm đó đi dạy về tôi nằm bệt xuống giường không ăn uống gì cả. Không muốn đi dạy nữa.

Mẹ tôi nói: “Năm 1977, đất nước mới giải phóng xong. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, ba và mẹ đi vào Đăk Lăk. Sau khi được tham gia học một lớp sư phạm cấp tốc 3 tháng, ba mẹ được phân công về giảng dạy tại một trường cấp 1. Nơi đây cuộc sống vô cùng khó khăn, heo hút. Từ huyện vào tuy chỉ 10 cây số nhưng phải đi bộ. Nhiều khi đi cả quãng đường không gặp một người nào. Lúc đó fun rô hoạt động liên tục. Đêm nằm không dám ngủ. Có những hôm ban ngày fun rô mò từ trong rừng ra xin cơm ăn. Đồng lương ít ỏi. Cuộc sống vô cùng khổ cực. Cơm ăn thì ít mà độn sắn, độn mì thì nhiều. Mọi người phải phân công nhau vào rừng kiếm măng và rau dại để ăn. Giường ngủ và bàn làm việc đều làm bằng cây lồ ô và cây nứa. Vì ngôn ngữ bất đồng, người dân lại hiểu biết ít nên họ không muốn cho con đi học và học sinh cũng không muốn đi học. Họ nói: “đi học không no cái bụng, ở nhà làm rẫy mới no cái bụng”. Để vận động học sinh đến trường, các thầy cô giáo phải đưa gạo, mắm, muối, dầu hỏa, xà bông, quần áo…đến nhà cho. Lúc bấy giờ xã hội lại chưa coi trọng nghề dạy học. Đến các cửa hàng lương thực, thực phẩm những đồ ngon họ bán cho những ngành khác còn những đồ dở thì họ bán cho giáo viên. Có những hôm xếp hàng từ 7h tới 12h mới mua được miếng thịt. Mua xong về nhà mệt nhoài không ăn nổi.

Mẹ tôi nói tiếp: Những ngày đó khó khăn gian khổ chồng chất. Nhưng ba mẹ và bao nhiêu thầy cô khác vẫn không rời bục giảng chạy theo nghề khác để mưu sinh. Chính nhờ lập trường tư tưởng vững vàng mà ba mẹ và các đồng nghiệp khác vẫn đứng trên bục giảng đến giờ phút này. Hiện nay Đảng và Nhà Nước ta vô cùng quan tâm, đã coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” nên con cứ an tâm đi dạy đi.”

Nghe mẹ nói xong, tôi bật ngay dậy ăn cơm và tinh thần phấn chấn hẳn lên. Từ lời tâm sự cũng như lời nhắc nhở của mẹ, từ đó đến nay tôi luôn luôn phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp trồng người: Yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình giảng dạy, không ngừng học tập để nâng cao trình độ kiến thức và tìm phương pháp dễ hiểu nhất để truyền thụ kiến thức đến các em học sinh. Đối với những em học sinh khó khăn, tôi còn giúp các em giấy bút, sách vở, quần áo cũ. Đáp lại tình cảm đó của tôi, các em đã yêu thương tôi và luôn cố gắng trong học tập. Tình cảm đó đã tiếp thêm cho tôi nguồn sức mạnh. Nên có những hôm dạy 5 tiết liên tục tôi vẫn không thấy mệt.

Hiện tại vẫn còn đâu đó những em học sinh bướng bỉnh, trốn học, cãi lại thầy cô nhưng tôi vẫn thấy mình là người hạnh phúc vì mình không những đem kiến thức đến cho các em mà còn là người uốn những cây măng non cho sau này đất nước ta có những cây tre thẳng dài.

Niềm vui và hạnh phúc của một nhà giáo thì rất nhiều nhưng tiếc thay tôi chỉ là một giáo viên dạy Tin học lại không giỏi về văn nên không thể nói ra hết được. Rất mong mọi người đọc xong đừng cười và thông cảm cho tôi. Cuối cùng tôi xin chúc bạn bè đồng nghiệp mạnh khỏe, hạnh phúc, làm tốt sự nghiệp trồng người. Chúc các em học sinh ngoan, học giỏi để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ. Sắp tới ngày 8 – 3, tôi xin chúc các bà, các mẹ, các cô, các chị, các bạn, các em và các cháu gái luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công.

Chúc cho ngành giáo dục nước nhà ngày càng phát triển vững mạnh để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Lê Thị Xuân Huyền

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status