Gặp áp lực học tập ở trường là điều thường thấy đối với trẻ. Điểm số, bài kiểm tra sắp tới, hay bài tập về nhà luôn tạo ra những áp lực vô hình lên trẻ và từ đó khiến chúng lo lắng và dễ bị áp lực.
Áp lực học tập này có ảnh hưởng như thế nào tới trẻ?
Áp lực học tập là điều chẳng thể tránh khỏi, nhưng không phải lúc nào nó cũng là một điều xấu. Thực chất, một chút áp lực sẽ tạo ra nguồn động lực để học chăm chỉ hơn và có cơ hội rèn luyện khả năng làm việc dưới áp lực.
Nhưng, nếu như áp lực là quá lớn thì lại trở thành một vấn đề nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ.
Áp lực quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến khả năng tập trung, ghi nhớ, vậy nên ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số. Không những vậy, cả sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng, điểm kém, rồi thiếu tự tin, rồi lại điểm kém, vầ bị stress-một vòng luẩn quẩn.
Làm sao để đối mặt?
Nguyên nhân của từng người là khác nhau, như nhìn chung, tất cả đều dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của con. Vậy nên vấn đề đặt ra đó là làm sao để con học hiệu quả được cách kiểm soát và giảm thiểu áp lực tốt.
Trẻ sẽ không thể hoàn toàn loại bỏ stress, nhưng một khi chúng biết cách kiểm soát chúng, trẻ sẽ học hiệu quả hơn.
Hãy tham khảo 11 tips dưới đây của chúng tôi:
Làm sao để giảm thiểu áp lực?
1. Để ý đến những dấu hiệu của stress
Hãy chú ý đến các dấu hiệu nhất định để xem liệu con có gặp áp lực ở trường, đặc biệt khi chúng đang cần chuẩn bị rất nhiều bài kiểm tra hay dự án trên lớp. Một vài dấu hiệu dễ thấy nhất đó là : triệu chứng đau đầu, đau bụng, hay trì hoãn, và không muốn đến trường.
2. Phân tích và tìm ra nguyên nhân gốc rễ
Nếu con trông có vẻ bị stress và hay nổi cáu, hay có một cuộc nói chuyện nhỏ với chúng và tìm hiểu nguyên nhân đằng sau đó. Liệu có phải do vấn đề ở lớp hay môn học nào đó? Một bài kiểm tra quan trọng? hay vấn đề điểm số? Một khi bạn biết được nguyên nhân, hãy tìm cách giải quyết chúng.
3. Tránh cứng nhắc trong lịch trình của trẻ
Có một lịch trình chặt chẽ và hệ thống sẽ giúp con tập trung và có quỹ đạo hơn, nhưng nếu quá cứng nhắc, chính bạn đang gián tiếp tạo ra áp lực cho trẻ. Ngoài thời gian trên lớp, hoàn thành bài tập, các hoạt động ngoại khóa, hãy để cho trẻ có thời gian rảnh để là những điều chúng muốn. Khoảng thời gian này sẽ là cơ hội để chúng nghỉ ngơi, thư giãn và lấy lại năng lượng.
4. Biết sắp xếp và ưu tiên công việc
Nếu con có quá nhiều việc phải làm, hãy cùng con ngồi xuống và sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng. Để chúng hoàn thành công việc quan trọng nhất trước. Nếu như con vẫn còn thấy rối loạn, hãy thử tính toán xem liệu hoạt động ngoại khóa có đang chiếm quá nhiều thời gian của con, hoặc chia sẻ với con những phương pháp quản lí thời gian mà bạn sử dụng để con có thể tránh việc chống chất công việc.
5. Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa
Bạn cần đảm bảo rẳng Trẻ có đủ thời gian để hoàn thành mọi việc, nhưng ai cũng cần nghỉ ngơi cả. Hãy đăng kí cho trẻ tham gia một hoạt động ngoại khóa nào đó hay dành thời gian tập thể dục hàng ngày sẽ giúp cho việc đối phó với áp lực trở nên dễ đàng hơn, và đây cũng chính là cơ hội để trẻ rời xa khỏi việc học hành một chút.
6. Dành thời gian cho gia đình và bạn bè
Một cách khác để giảm bớt áp lực cho con đó là để con dành thời gian nhiều với gia đình và bạn bè chúng. Không cần phải màu mè, chỉ cần một buổi tối vui vẻ bên cạnh gia đình là đủ. Đây cũng có thể là cơ hội cho bạn hỏi con về những chuyện ở trường và những lời chia sẻ của con.
7. Xây dựng thời gian ngủ nghỉ hợp lí
Hãy đảm bảo rằng con có đủ thời gian để ngủ và nghỉ ngơi, điều này càng đặc biệt quan trọng khi con bị stress. ngủ chính là cách tốt nhất để làm giảm áp lực hiện tại và dành thời gian thư giãn cho bản thân trẻ. Hãy cố gắng để con ngủ từ 8-10 tiếng mỗi đêm để chúng có thể có đủ năng lượng cho ngày tiếp theo.
8. Xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ tiêu cực làm tằng sự áp lực trong trẻ và tạo ra một vòng tuần hoàn của sự tiêu cực và áp lực không ngừng nghỉ và khó đánh vỡ. Vậy nên thay vì ngồi nghĩ xem bài tập này sẽ khó khăn đến mức nào thì hãy giúp con tìm cách để làm giảm những suy nghĩ đó xuống. Có thể là chia nhỏ bài tập ra thành nhiều phần hoặc lập ra kế hoạch cụ thể để hoàn thành chúng.
9. Đạt mục tiêu thực tế
Đặt mục tiêu quá cao cũng là môt trong các nguyên nhân khiến tình hình của trẻ tệ hơn. Hãy giúp trẻ tập đặt ra cho mình những mục tiêu ngắn hạn để có thể dễ dàng hoàn thành hơn và giảm áp lực cao. Ví dụ như hơn là việc đặt mục tiêu đạt A+ trong một môn học nào đó, hãy chuyển mục tiệu thành việc đạt điểm cao hơn so với năm học trước.
10. Ngăn nắp
Hãy giúp trẻ tạo ra một chốn riêng để giữ các bài tập cũng như tài liệu cần thiết để có thể dễ dàng tìm thấy khi cần. Việc ngăn nắp gọn gàng hơn sẽ giúp trẻ thoải mái hơn và thấy ít áp lực đi.
11. Nhận lời tư vấn từ giáo viên hay trường học
Nếu trẻ hay cảm thấy lo lắng, hãy nói chuyện với giáo viên ở trường của con. Đây là cách tốt nhất và dễ dàng nhất để biết được chuyện gì dang xảy ra với chúng. Giáo viên có thể sẽ là người giúp trẻ và nhận định được nguyên nhân chúng bị stress, đồng thời đưa ra hành động hợp lí để giải quyết vấn đề.
Trung tâm tiếng Anh Tâm Nghiêm:
- Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong các ngữ cảnh cụ thể trong đó tập trung cho trẻ cân đối được ngôn ngữ Tiếng Việt – Tiếng Anh khi tham gia tiếng Anh tại Tâm Nghiêm.
- Giúp Trẻ từ 9 – 15 tuổi rèn luyện tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật để tham gia kỳ thi TOEFL JUNIOR, TOEFL PRIMARY, và V-OPLYMPIC Tiếng Anh.