GIÁ TRỊ CỦA THÓI QUEN VÀ NẾP SỐNG TRONG CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH
Khi cuộc sống gia đình trở nên bận rộn, xây dựng thói quen là một trong những nền tảng quan trọng, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cha mẹ sẽ là những tấm gương mẫu mực để con cái xây dựng thói quen cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, để có một nếp sống tốt không phải là điều dễ dàng. Hãy luôn nhắc nhở bản thân để tập cho mình những thói quen tốt. Những luật lệ và quy tắc được đặt ra có thể giúp biến một công việc thành thói quen. Điều này cho con cái thấy rằng, cha mẹ có trách nhiệm đảm bảo an toàn, yêu thương, trân trọng và bảo vệ chúng.
Về bản chất, thói quen sống tốt có vô vàn lợi ích – trong khi một số thói quen giúp tăng cường sức khoẻ, duy trì thể trạng, thì nhiều thói quen lại giúp cân bằng về mặt cảm xúc của trẻ. Thói quen của mỗi người mỗi khác, nhưng mọi người đều có thể thiết lập và duy trì một số thói quen lặp lại và dễ dàng ghi nhớ (những thói quen thiết yếu). Những thói quen này được thể hiện qua câu chuyện của trẻ nhỏ về gia đình mình. Bạn có thể nghe một đứa trẻ nói rằng:” Gia đình con thường dọn nhà vào cuối tuần.” hay “ Con và bố luôn chơi cờ vào tối thứ 6.” Các thói quen còn là biểu hiện về nét đặc trưng mà chỉ gia đình bạn mới có.
Các thói quen trong gia đình có thể là:
- Nói lời chào và lời tạm biệt
Gia đình bạn có thể quen bắt đầu mỗi ngày bằng những cái chào nhau nồng ấm. Mỗi buổi tối, bạn luôn chia sẻ những điều mình yêu thích trong ngày hay khen ngợi các con về những điều chúng đã làm trước khi bạn nói chúc ngủ ngon. Trẻ em thường không có thói quen nói lời tạm biệt với bạn ở nhà trẻ, mẫu giáo hoặc trường học. Tạo lập thói quen nói tạm biệt mang đặc trưng riêng như ba nụ hôn, hai cái ôm và một cái nắm tay.. – để trẻ em có thể noi theo và lan truyền tới mọi người.
- Cùng nhau thưởng thức món ăn
Ăn tối cùng gia đình là điều tuyệt vời, đáng được nâng niu, trân trọng. Ngay cả việc ngồi xuống cùng nhau để uống trà buổi sáng hoặc buổi chiều là một thói quen tốt – nó nói với trẻ nhỏ rằng đây là những người trong gia đình sẽ làm.
- Gây dựng lòng biết ơn
Tạo thói quen nói cảm ơn và thừa nhận công sức của người nấu mỗi bữa ăn là một giá đỡ tuyệt vời để giúp trẻ học cách biết ơn người đã dành gian và tâm sức để chuẩn bị bữa ăn cho mình.
- Trước khi đi ngủ
Điều này sẽ nói với trẻ em rằng mặc dù ngày đã trôi qua như thế nào, con vẫn sẽ đi ngủ. Nhưng trước đó, những thói quen sẽ được tạo dựng như đọc sách, đánh răng, hay không ăn kẹo ngọt. Sẽ hữu ích hơn nếu những thói quen này được biểu đồ hoá và gắn ở nơi dễ dàng thấy được như vậy trẻ nhỏ có thể thấy các bước rõ ràng.
- Thời gian yên tĩnh
Khi các con bước vào giai đoạn hối hả của năm học mới, đây có thể là một thói quen tốt để thiết lập trong gia đình. Đây là cách nghỉ ngơi của người Bỉ – trên giường hoặc ở một nơi yên tĩnh, vì vậy trẻ em tạm thời được nghỉ ngơi khỏi cuộc sống bộn bề. Con chỉ cần nằm đó và đọc sách hoặc nằm đó và suy nghĩ. Điều đó không có nghĩa là con phải ngủ. Con chỉ đơn giản là nạp lại năng lượng và khởi động lại bản thân.
Mặc dù vậy, hãy thận trọng – trẻ em có thể chống đối hoặc làm nũng bạn cho phép chúng sử dụng một thiết bị điên tử. Hãy cố gắng giữ thói quen này chỉ với sách và suy nghĩ. Thứ hai, sẽ xuất hiện ý kiến phản đối, nhưng một phần của việc thiết lập thói quen chỉ đơn giản là tuân theo nó, và điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn theo thời gian.
.