Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

Dạy trẻ học tiếng Anh : 10 điều cần chú ý

Home > BLOG > Dạy trẻ học tiếng Anh : 10 điều cần chú ý

Dạy trẻ học tiếng Anh : 10 điều cần chú ý

Posted on 3 Tháng Mười, 2017 by admin
0

Dạy trẻ học tiếng Anh : 10 điều cần chú ý

Dạy trẻ có thể là một việc vô cùng đáng quý, bất cứ dạy học cho trẻ em có thể nói cho bạn nghe điều đó, nhưng công việc này không phải lúc nào cũng vui vẻ và tràn ngập những trò chơi, đôi khi nó chẳng hề dễ dàng chút nào. Những giáo viên dạy tiếng Anh luôn mong ước được chỉ dạy cho trẻ em phải nhận thức được những thách thức và khó khăn mà họ có thể gặp phải và có sự chuẩn bị cho phù hợp.

Đây là 10 điều bạn cần cân nhắc nếu nghiêm túc với công việc dạy tiếng Anh cho trẻ:

  1. Bạn đã thực sự sẵn sàng?

Nếu bạn muốn dạy tiếng Anh bởi vì cho rằng nó rất dễ dàng thì đây không phải là công việc dành cho bạn. Dạy học cho trẻ đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo và năng lượng. Trẻ sẽ luôn đưa ra dấu hiệu cho bạn. Chúng sẽ khiến bạn ngạc nhiên và bất ngờ, nhưng đừng bao giờ nghĩ vậy chỉ vì bạn dạy về màu sắc và động vật, đó sẽ chỉ là một phần rất nhỏ. Bạn có khả năng sẽ cảm thấy kiệt sức sau mỗi lớp học, nhưng sẽ thật hạnh phúc!

  1. Sự chuẩn bị ít ỏi cho một chặng đường dài

Đừng bao giờ mắc sai lầm xuất hiện trước lớp nếu chỉ có rất ít hoặc không có ý tưởng gì và nghĩ rằng mình có thể tìm ra trong quá trình dạy. Việc chuẩn bị là rất cần thiết, chủ yếu là vì bạn sẽ phải bạn sẽ cần phải thu thập rất nhiều tài liệu giảng dạy. Những giáo viên giàu kinh nghiệm có thể ứng biến toàn bộ bài học chỉ với 1 chiếc bảng trắng và những chiếc bút đánh dấu, nhưng tại sao những rủi ro khi đứng lớp lại trở thành cơn ác mộng kinh hoàng? Bạn có thể lên kế hoạch các bài học cho cả tuần hoặc cả tháng, tuy nhiên phải chắc chắn rằng bạn có kế hoạch giảng dạy cụ thể cho từng lớp.

  1. Cố gắng áp dụng phương pháp đa trí tuệ

Những học sinh học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 có cả điểm mạnh cùng điểm yếu và để tận dụng thế mạnh cũng như giúp các con học tập hiệu quả là mang tới nhiều phương pháp học hay áp dụng phương pháp đa trí tuệ, cụ thể là: thị giác/ không gian, logic/ toán học, vận động, âm nhạc/ giai điệu, hướng ngoại, hướng nội, hướng về thiên nhiên, hướng về tinh thần.

Hãy tham khảo một số ví dụ:

  • Với những người có trí thông minh về âm nhạc/ giai điệu: hãy dạy một yếu tố ESL qua 1 bài hát, như Rock Around the Clock để nói về thời gian
  • Với các học sinh có trí thông minh về vận động: có thể dạy về các bộ phận trên cơ thể thông qua trò chơi Simon nói (Simon says) hay hát bài “Head, Shoulders, Knees, and Toes”.
  • Với những học trò có trí thông minh về thị giác/ không gian: hãy sử dụng bản đồ, biểu đồ hay tất cả các hình thức hỗ trợ thị giác. Dạy các bé về các loại cửa hàng và địa điểm khác nhau mà chúng có thể tìm thấy xung quanh thị trấn với một trò chơi có tấm bản đồ lớn và yêu cầu họ “ghé thăm” các vị trí khác nhau bằng cách ném súc sắc.
  1. Đừng để học sinh cảm thấy chán nản

Nếu trẻ em cảm thấy buồn chán, chúng sẽ không chú ý và sẽ không học nữa. Bạn cũng không thể lúc nào cũng đóng vai chú hề trong lớp học và các bé tới lớp để học chứ không phải để giải trí. Nhiệm vụ của bạn đó là khiến việc học trở nên thật hấp dẫn và thú vị:

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn làm được điều đó:

  • Một khi các bé đã ngồi yên và tập trung vào yêu cầu bài học được một khoảng thời gian, hãy để các bé ra khỏi chỗ ngồi và chơi một trò chơi vận động. Bạn không nên bắt trẻ ngồi im trong suốt khoảng thời gian dài của lớp học, trừ khi chúng đã là thanh thiếu niên.
  • Sử dụng những đồ vật thật trong lớp học. Cho dù có đa dạng màu sắc hay to lớn như thế nào, học sinh đôi khi vẫn cảm thấy nhàm chán khi học mọi thứ bằng flashcards.
  1. Hãy kết hợp nhiều thứ

Các lớp học ESL có thể bao gồm các hoạt động: hát, khiêu vũ, nhảy cũng như viết, đọc và nghe. Những bài học ESL tốt nhất là sự kết hợp đúng đắn của nhiều phương pháp giảng dạy. Bạn có thể bắt đầu lớp học bằng 1 bài hát ngắn, sau đó chuyển sang bài tập đọc. Quy tắc hữu hiệu nhất là liên tục chuyển đổi giữa các hoạt động yên tĩnh, độc lập sang các hoạt động đòi hỏi hành động và di chuyển một cách nhịp nhàng.

  1. Chuẩn bị để giao tiếp với phụ huynh

Không giống như dạy người trưởng thành, khi dạy trẻ nhỏ bạn sẽ phải tương tác với các bậc cha mẹ nhiều hơn.

Có một số điều mà bạn phải thông báo tới họ:

  • Mục tiêu của bạn (ví dụ: những gì bạn hy vọng sẽ đạt được trong suốt năm học)
  • Mục tiêu học tập của trẻ (ví dụ: chương trình học cho cả năm)
  • Sự tiến bộ của trẻ (ví dụ: nếu trẻ đạt được mục tiêu một cách xứng đáng)

Bạn cũng nên khuyến khích bố mẹ tham gia tích cực vào việc học tiếng Anh của con em mình. Ngay cả khi cha mẹ không thể nói tiếng Anh thì họ cũng nên được động viên hỏi thăm trẻ về những gì bé đã học hay chia sẻ về các bài hát và nhiều thứ khác.

  1. Sưu tập một kho tài liệu

Khi dạy tiếng Anh cho trẻ, sở hữu một kho tài liệu là điều rất cần thiết để có thể thích ứng với bất kỳ trò chơi hay hoạt động nào.

Một số vật dụng chắc chắn phải có:

  • Một đôi súc sắc
  • Flashcards
  • Tờ ghi bingo còn trống (cái có thể để học sinh điền với từ ngữ hoặc hình ảnh)
  • Túi hạt đậu
  • Các con rối
  1. Nhớ rằng trò chơi không phải là tất cả

Mục đích của mỗi một trò chơi hay hoạt động mà bạn đề xuất là nhằm đạt mục tiêu học tập hoặc một yếu tố ESL cụ thể. Điều đó có nghĩa là tới lớp không phải để chơi. Những trò chơi sẽ rất hữu ích với các chiến lược giảng dạy miễn là bạn biết cách tận dụng tiềm năng của chúng.

  1. Dạy học thông qua các tình huống

Các bài học nên được lên kế hoạch phù hợp với mục tiêu học tập. Và từ vựng, ngữ pháp, cụm từ nào đó nên được dạy thông qua tình huống cụ thể. Ví dụ, khi dạy cho trẻ về các món ăn trong tiếng Anh, bạn nên đặt nội dung đó trong môi trường bữa ăn như bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối và đừng bao giờ đưa chúng vào một danh sách bắt học sinh phải học và ghi nhớ.

  1. Luôn thúc đẩy trẻ

Khi trẻ lớn hơn và bắt đầu bước vào lứa tuổi thiếu niên, một số trò chơi và hoạt động sẽ không còn gây được sự hào hứng cho trẻ như trước đây nữa. Hãy tìm hiểu những thứ mà học sinh quan tâm. Các em thích thể loại nhạc như thế nào? Các em thích đọc sách gì? Chúng thích chơi loại thể thao nào? Các em ngưỡng mộ ngôi sao thể thao nào? Thay vì chỉ dùng một loạt các câu hỏi về thì hiện tại đơn thì bạn hãy thử đặt những câu hỏi phỏng vấn các em về cầu thủ NBA mà chúng yêu thích.

Những khoảnh khắc chia sẻ với học trò sẽ đáng giá hơn nhiều so với những khó khăn hay bất tiện thường thấy trong việc dạy trẻ. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng việc học tiếng Anh không phải là một  công việc nặng nề với bé mà hơn cả là một trải nghiệm học tập rất tích cực và đó là điều chúng sẽ ghi nhớ trong những năm tới. Hãy chắc chắn rằng họ học tập thật vui vẻ và bạn cũng luôn tràn đầy hứng khởi khi dạy các bé.

 

 

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status