Cha mẹ thường lo lắng làm sao để giúp con học kỹ năng đọc cho trẻ một cách trọn vẹn nhất. Xét về khía cạnh của việc đọc thì đây có lẽ là câu hỏi rất khó trả lời. Bạn có thể phó mặc chúng cho trường học, nhưng chúng tôi lại muốn cung cấp nhiều hơn thế. Chúng tôi muốn đưa ra những sự hướng dẫn thích hợp mà cha mẹ có thể dùng để có thể giúp con ngay tại nhà.
- Cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ bằng những phương pháp có thể áp dụng ngay tại nhà
- Liệu học giải mã máy tính có thể cải thiện kỹ năng đọc của trẻ
- 9 tips giúp cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ
Nhưng đâu là vấn đề quan trọng nhất cần tập trung để cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ? Câu trả lời là đây. Trong khoảng 10 năm qua, các nhà nghiên cứu đã đọc hàng ngàn công trình nghiên cứu để đưa ra một câu trả lời thích hợp nhất về những nhân tố tạo nên một công thức hướng dẫn kỹ năng đọc hoàn chỉnh.
Họ đã tìm ra 5 khía cạnh sau đây: Khả năng nhận thức âm vị, ngữ âm, từ vựng, độ lưu loát và khả năng đọc hiểu. 5 yếu tố này chính là 5 yếu tố quyết định trong việc cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ.
1. Khả năng nhận thức âm vị
Đây là khả năng giúp người đọc nhận thức được rằng từ được tạo thành từ nhiều âm vị khác nhau và chúng được hòa trộn với nhau để từ đó phát thành âm. Bạn có thể phát triển khả năng này bằng cách sử dụng những hoạt động vui hơn nhấn mạnh vào các âm tiết.
Khi có khả năng nhận thức được âm vị, trẻ sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc học từ mới. Bởi để học được từ vựng yêu cầu sự nhận biết của cả cách phát âm và mặt chữ.
Trẻ sẽ cần phải kết hợp cách đọc của từng chữ cái tạo nên tổ hợp từ rồi sau đó đọc chúng cùng với nhau để thành một từ. Vậy nên khi có khả năng nhận thức được âm vị, quá trình kết hợp giữa cách phát âm chuỗi các chữ với cách phát âm của cả từ sẽ nhanh và chính xác hơn, và tất nhiên việc đọc sẽ trở nên hoàn thiện hơn. Từ mới khi đó sẽ được não bộ tự nhận thức và trẻ sẽ nhận ra chúng ngay lập tức.
Hơn nữa, trẻ cũng có thể đọc nhanh và chính xác hơn bởi điều này cho phép chúng tập trung cao độ vào việc tìm ra ý nghĩa, nội dung của những gì chúng đang đọc, và kỹ năng đọc hiểu từ đó được cải thiện.
2. Ngữ âm trong tiếng anh
Nếu như khả năng nhận biết âm vị là để hiểu rằng cấu tạo của từ ngữ là gồm sự nối tiếp của âm thanh thì ngữ âm chính là mối tương quan giữa những âm thanh này với mặt chữ. Hiểu rõ những đặc tính này sẽ giúp trẻ đọc và đánh vần từ một cách nhanh và chính xác nhất.
Trong tiếng Anh, mối quan hệ kiểu này không đễ đoán nhưng không phải không có sự ổn định. Tùy nhiên, tính ổn định này chỉ có thể áp dụng với trẻ nhỏ khi chúng cần giúp trong quá trình học lấy từ mới. Ngữ âm cũng có thể dược dùng như một trợ thủ đắc lực cho trí nhớ để có thể áp dụng những quy luận chung của ngữ âm trong việc kết hợp âm và chữ.
Có hơn 40 âm trong tiếng anh, mỗi âm lại đại diện cho sự kết hợp của 26 chữ cái, từ “m” ở từ “map” cho đến “ough” trong từ “dough”. Gần như mọi âm đều có nhiều hơn một cách đọc. Trẻ sẽ học đánh vần từng chữ trước, sau đó kết hợp chúng với nhau rồi cuối cùng mới học các trường hợp bất quy tắc khác.
3. Từ vựng tiếng anh
Từ vựng là tập hợp những từ ta cần biết để có thể giao tiếp một cách hoàn chỉnh. Từ có thể coi là một phần của từ vựng, chúng được sử dụng trong nói, nghe hay đọc. Và để cải thiện khả năng đọc, cần có một hệ từ vựng nói cũng như đọc tốt để cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ
Từ vựng đóng vai trò quan trọng vì trẻ sử dụng từ mà chúng nghe thấy hay học được để hiểu các từ khác chúng thấy trong bài. Khi trẻ đọc một từ lạ, chúng sẽ phát âm thử, nếu như nghe có vẻ hợp lí, chúng sẽ tiếp tục đọc. Còn nếu không, sẽ mất nhiều thời gian để trẻ có thể đọc từ đó.
Từ vựng cũng là một phần quan trọng trong quá trình đọc hiểu. Khi phải đọc một mình, trẻ cần có một vốn từ vựng tốt để có thể thực sự hiểu những gì đang đọc. Khi gặp phải với những bài đọc nâng cao, trẻ cần hiểu được các từ mới mà không thuộc những mảng từ vựng quen thuộc.
Đa số từ vựng đều được học một cách gián tiếp qua hội thoại với người lớn, nghe sách nói và quá trình tự đọc. Tuy nhiên, bạn có thể giúp con tăng vốn từ vựng bằng cách cung cấp cho trẻ những hướng dẫn cụ thể để cải thiện kỹ năng đọc. Khi trẻ gặp từ khó, hãy giải thích ngay cho chúng. Việc gặp đi gặp lại nhiều lần từ mới trong một khoảng thời gian nhất định và những hoàn cảnh khác nhau sẽ giúp trẻ học tốt hơn. Vậy nên nếu như gặp từ mới, hãy để trẻ đọc lại bài đọc nhiều lần. Tìm ý nghĩa của từ vựng đó trong các văn cảnh khác và chỉ ra điểm khác biệt cho trẻ. Dạy trẻ cách dùng từ điển, các họ từ hoặc cách dùng văn cảnh để đoán nghĩa của từ.
4. Khả năng đọc lưu loát
Khi kỹ năng đọc cho trẻ đã đạt đến một khả năng nhất định, việc tăng độ lưu loát trong quá trình đọc là điều cần thiết. Đây là khả năng đọc một bài đọc nhanh và chính xác Dấu hiệu của quá trình này là khi người đọc có khả năng tự nhận biết từ vựng và nhớ các từ để hiểu nghĩa một cách nhanh nhất. Họ cũng có khả năng dùng cách phân nhịp và nhấn mạnh khi đọc như thể đang nói chuyện vậy. Họ không đọc từng từ nữa mà thay vào đó, họ đoán từ mới dựa theo những gì đã đọc trước đó. Thỉnh thoảng có thể đoán sai nhưng miễn là nội dung của toàn bộ văn bản là đúng, sự nhầm lẫn này không mấy ảnh hưởng.
Để đạt được sự lưu loát trong khi đọc, ta cần thời gian và luyện tập chăm chỉ, bắt đầu một cách chậm dãi, dần dần nhận biết các từ. Nhưng quan trọng hơn hết là trẻ cần học cách đọc diễn cảm. Để làm được điều này, trẻ cần biết cách chia đoạn đọc thành từng phần nhỏ sao cho có ý nghĩa nhưng vẫn đảm bảo nội dung của văn bản, biết cách ngắt nghỉ đúng lúc đúng chỗ, biết cách nhấn mạnh và điều chỉnh tông giọng cho phù hợp. Và dù cho bạn có tự tin rằng con đã đọc tốt thì khi gặp phải một bài đọc với nhiều từ hay chủ đề lạ thì quá trình đọc cũng trở nên khó khăn hơn.
Khi trẻ có thể đọc nhuần nhuyễn và không mất thời gian luận từng chữ nữa, chúng có thể tập trung toàn phần vào nội dung của bài đọc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng đọc lưu loát chính là để con đọc đi đọc lại nhiều lần một bài khóa đông thời bạn sẽ đưa ra những hướng dẫn cũng như nhận xét cụ thể. Thỉnh thoảng ngoài thời gian đọc độc lâp hãy đọc cho trẻ nghe để chúng có thể coi đó là hình mẫu để làm theo.
5. Khả năng đọc hiểu cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ
Đọc hiểu chính là nguyên căn của việc học đọc. Việc đọc một tờ báo nhuần nhuyễn không ngắc ngứ nhưng không hiểu được nội dung của nó là gì thì cũng vô ích. Để có thể hiều được văn bản đọc, trẻ cần liên hệ những gì chúng đọc với những gì chúng biết. Và để liên hệ được thì trẻ cần một nguồn từ vựng dồi dào và có kiến thức căn bản vững chắc. Như việc bạn sẽ thấy việc đọc một cuốn sách về hóa học rất khó khăn trừ khi bạn là một nhà hóa học. Tương tự như vậy, trẻ khi phải đọc một cuốn sách thuộc chủ đề chúng không biết thì khả năng hiểu được nội dung của cuốn sách là cực kì thấp.
Cha mẹ có thể giúp cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ bằng cách cung cấp những kiến thức nền cơ bản mà chúng có thể dựa vào đó để hiểu được nội dung văn bản. Một chuyến đi tới vườn thú, bảo tàng, một kì nghỉ hè tại nước ngoài hay cắm trại trong rừng đều đem lại những kiến thức hữu ích . Hoặc đơn giản hơn, bạn có đi dạo cùng con trong công viên, một chuyến đi mua sắm, đến khu vui chơi hay đọc sách cùng con, tất cả đều sẽ giúp cải thiện và tích lũy kiến thức.
Ngoài việc sử dụng kiến thức nền bạn có thể dùng những phương pháp khác như đặt câu hỏi, hình dung, suy luận hay tóm tắt để giúp trẻ hiểu sâu được những gì đã đọc. Những người đọc tốt sẽ biết cách sử dụng những phương pháp này một cách thích hợp nhất và áp dụng chúng vào thực tế, Những phương pháp này không chỉ giúp người đọc hiều được những gì họ đang đọc, mà còn giúp họ học được nhiều thứ. Họ có khả năng nghĩ sâu hơn và biết cách đánh giá vấn đề đặt ra trong bài đọc, có cái nhìn sâu hơn và từ đó dần phát triển những kiến thức nền để có thể áp dụng chúng vào những mặt khác của đời sống.
Con bạn đã học tiếng Anh nhiều năm nhưng vẫn chưa nắm vững kiến thức căn bản? Con bạn khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng? Con bạn gặp khó khăn với các bài thi trắc nghiệm tiếng anh? Con bạn đang mất dần động lực học tiếng anh? … Và bạn đang muốn tìm một phương pháp học tiếng anh hay & hiệu quả, với những hướng dẫn chi tiết, cụ thể và áp dụng được ngay thì Khoá học Tiếng anh cho trẻ em tại Hà Nội của Tâm Nghiêm chính là khoá học dành cho con bạn.