Bạn đã bao giờ thử nhận thấy rằng con bạn đang chống đối không? Hãy thử đọc các trường hợp sau nhé!
Bạn sẽ làm gì nếu một thiếu niên hăm dọa bạn? Cố gắng để nổi đóa lên, và thằng bé sẽ vô cùng hả hê, nhưng cuối cùng thì thằng bé vẫn hăm dọa được bạn. Bạn cũng làm thế nào để ứng xử với 1 thanh niên bất chợt xuất hiện và cản đường bạn khi bạn cố gắng rời phòng. Hắn ta cao hơn bạn cả cái đầu và nhìn chọc chọc vào bạn như thế muốn ăn tươi nuối sống bạn rồi?
Tình huống này chắc hẳn bạn sẽ coi là chống đối hoặc rối loạn hành vi; và làm thế nào bạn có thể xử lý được các vấn đề này.
Hai câu hỏi trên chắc hẳn sẽ chẳng mấy dễ dàng với bạn. Chúng ta thường xuyên nói chuyện với nhiều phụ huynh ước mơ về việc nuôi dạy con cái thật tốt; để rồi sau đó tá hỏa vì đó thực sự là ác mộng. Bài viết này tập trung dành cho những phụ huynh gặp phải sự chống đối thậm chí là hăm dọa ngay trong chính gia đình của mình.
Chúng tôi mong muốn tập trung tìm hiểu và phản ứng/ ứng xử lại với kiểu hành vi như thế này, đồng thời hỗ trợ các nhóm gia đình/ phụ huynh thường xuyên cảm thấy khó chịu/ cô cập như thẻ không ai hiểu được họ. Chúng tôi mong muốn nói rằng: bạn không hề cô đơn và thực sự có cách để ứng xử với hành xử của thanh thiếu niên như vậy.
Chúng ta thử đặt lại câu hỏi một cách tích cực về con cái chúng ta rằng Liệu đó là hành vi chống đối của con hay là do con bị rối loạn ứng xử
Nhiều phụ huynh và các chuyên gia vẫn gặp khó khăn trong việc tách bạch hành vi chống đối và rối loạn ứng xử. Hành vi chống đối còn được goi là rối loaonj thách thức đối lập được định hình bởi 1 đứa trẻ hoặc thanh thiếu nhiên chống đối lại các yếu tố có thẩm quyền ví dụ như cha hoặc mẹ.
Những đứa trẻ xuất hiện hành vi chống đối thường mất kiểm soát cảm xúc, dễ tranh luận, chống lại các quy tắc và kỷ luật; đồng thời luôn từ chối tuân thủ các hướng dẫn và thường không có khả năng khoan dung với người khác.
Những đặc điểm này chính là thứ đối nghịch với cái chúng ta hay gọi là Kiểm soát. Đối với một đứ trẻ như thế, việc bị kiểm soát sẽ khiến chúng cảm thấy như đang ngụp lặn và đang bị chết đuối.
Hành vi rối loạn chống đối đó thường được ám chỉ tới những đứa trẻ mới lớn hoặc vị thành niên vừa mới bước vào giai đoạn chiếm quyền của người khác: đe dọa hoặc hiếu chiến với người hoặc động vật, trộm cắp hoặc cố ý phá hủy tài sản của người khác.
Cuốn cẩm nang DSM 5, một cuốn sách về chẩn đoán bệnh được sử dụng nhiều bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần, đã mô tả những con người này giống như những cá nhân cương quyết và không nhạy cảm. Họ thiếu đi sự thấu hiểu hoặc không hiểu biết, không quan tâm đến cách chúng cư xử như thế nào và hành xử ấy sẽ tổn thương về mặt cảm xúc cũng như thân xác đối phương ra sao.
Sự khác biệt giữa hành vi chống đối và rối loạn hành vi ứng xử chủ yếu tập trung vào sự kiểm soát. Những đứa trẻ luôn muốn chống đối hoặc thách thức sẽ phản ứng ngược lại với những thái độ kiểm soát chúng. Chúng bắt đầu chuyển hướng hoặc đã chuyển sang trạng thái rối loạn hành vi ứng xử không chỉ chống đối lại hành vi kiểm soát của cha mẹ, mà thậm chí còn cố gắng để kiểm soát ngược lại người khác. Nhưng điều này luôn có sự “hoán đổi”, hoặc thao túng người khác để làm điều chúng muốn, lấy những gì không thuộc về chúng vì đơn giản ‘chúng muốn điều đó” hoặc cố tình hăm dọa và đe dọa nhằm mục đích để kiểm soát tình hình.
Cha mẹ của những đứa trẻ có tính chống đối hay rối loạn hành vi ứng xử này thường cảm thấy rất sợ hãi khi phải ở nhà. “Con tôi thực sự đang kiểm soát cả gia đình”. “Chúng tôi ở thế ngàn cân treo sợi tóc”. Sống cùng với những đứa trẻ chống đối hay thách thức này có thể khiến cho cha mẹ trở nên nản lòng, tức giân,c hán nản và buồn rầu. Những cảm xúc này chắc các bạn ắt hẳn hiểu đó không đơn giản là sự sợ hãi. Còn nếu bạn tin rằng con bạn đang chuyển hẳn sang giai đoạn “rối loạn hành vi ứng xử” – hoặc dần đang chuyển sang bệnh này – bạn nên thử 5 điều sau để giải quyết vấn đề.
Dạy dỗ con bị rối loạn hành vi ứng xử hay chống đối
- Bạn cần nhận thức được tình hình và vấn đề: không cha mẹ nào sẽ kỳ vọng với việc con cái sẽ hăm dọa mình và có những hành vi bất hợp khác. Chấp nhận thực thế không có nghĩa bạn chấp nhận hành vi của con cái mình. Điều đó có nghĩa là bạn đang thực sự nhìn ra vấn đề “Đó chính là điều phải xảy ra, ngay lúc này đây”. Nhận thức được hành vi chống đối và rối loạn của con sẽ là xuất phát điểm cho một ứng xử mới.
- Điều đảm bảo ưu tiên sẽ là bạn, các thành viên của gia đình và thành viên gia đình khác. Nếu bạn đang phải dạy dỗ đứa con của một gia đình khác, bạn có thể tập trung vào những việc như dọn phòng sạch sẽ, đạt được điểm cao hoặc làm việc nhà. Nếu bạn đang dạy trẻ thanh thiếu niên người đang đe dọa, hung hăng hoặc có các hành vi bất thường khác, khu vực sống của những người thân trên cần pải thực sự an bình.
Khi bạn sợ hãi hoặc lo lắng về thiếu niên đó; thì sự an toàn sẽ là ưu tiên số 1 của bạn. Nếu cô con gái của bạn nhìn thằng vào mặt bạn khi bạn đặt câu hỏi về bài tập về nhà, tốt nhất hãy để cô ấy đi. Điều đó không nghĩa rằng bạn không quan tâm tới bài tập về nhà của cô ấy. Điều đó đơn giản là bạn không muốn làm phức tạp thêm các vấn đề tiềm ẩn bên trong. Nếu con trai của bạn chặn không cho bạn rời phòng khi bạn muốn xem thằng bé đang làm gì, tốt nhất đừng lên vào phòng của cậu ta. Nếu bạn sợ con cái bạn, hãy tránh đặt bản thân mình vào những tình huống như vậy khi chúng có thể sẵn sàng hăm dọa bạn bất cứ lúc nào.
Câu trả lời của bạn đối với vấn đề này lên là “Điều đó không có nghĩa là mẹ cho phép con kiểm soát căn nhà này”. Hãy nhớ rằng chúng ta đang thừa nhận tình đang xảy ra chứ không phải những gì chúng muốn là được.
Nếu đứa trẻ hàng xóm cố gắng chống đối và hăm dọa bạn, bạn sẽ làm gì? Hãy tránh trầm trọng hóa vấn đề. Hăm dọa đánh nhau sẽ là điều khó có thể giải quyết, và thậm chí người bị thương có thể là bạn đấy. Đơn giản là làm thế nào cố gắng kiểm soát chính bạn vượt qua nỗi sợ hãi.
Nếu con bạn nhận ra rằng bạn sợ chúng, quyền lực trong gia đình bạn sẽ chuyển từ bạn sang chúng. Nếu bạn không thể đối mặt được với hành vi kiểm soát và chống đối trong tâm thế lo lắng, hãy lảng tránh vấn đề càng nhiều càng tốt. Một lần nữa, đấy không phải là chấp nhận hành vi sai trai của người khác mà chấp nhận sự thức, thực tại về con bạn hoặc những đứa trẻ đó.
Sự an toàn vốn là điều khó có thể có được nếu bạn không nhận thức và nhìn nhận được vấn đề. Phòng tránh là mối quant âm hàng đầu khi bạn phải đối diện với hành vi rối loạn này. Nếu con trai của bạn thực sự độc án với vật nuôi, đừng nuôi thú cưng nữa. Nếu con gái của bạn thực sự bạo lực, đừng để cô bé chơi với anh em trong gia đình. Nếu con trai của bạn thực sự bạo lực với chính bạn khi bạn bước vào phòng cậu bé, đừng bước vào đó nữa. Và nếu con gái của bạn chống đối bạn bằng được khi bạn hỏi về bài tập về nhà của cô ấy, đừng hỏi nữa.
Vấn đề thực sự ở đây là: nếu cô bé không làm bài tập, cô bé sẽ trượt trong các kỳ thi.
Điều đó chắc chắn sẽ xảy đến.
Còn nếu cô bé đã trưởng thành đủ lớn thậm chí để đe dọa bạn, cô bé cũng sẽ sớm hiểu rằng cô ấy cần hoàn thành hết bài tập để vượt qua được kỳ thi tiếp theo.
- Tránh việc đổ lỗi. Việc bạn đổ lỗi cho hành vi của con trẻ chỉ thực sự gây lãng phí thời gian của cả các bên. Đừng đổ lỗi cho mình, cho cha đứa trẻ hoặc mẹ đứa trẻ, hoặc bạn bè chúng nữa. Đơn giản chỉ hãy giữ cho anh có trách nhiệm chứ đừng đỗ lỗi gì cả, nếu bạn đổ lỗi đứa trẻ sẽ giận dữ và tức giận. Đứa trẻ đang lựa chọn và những lựa chọn của chúng có thể đem đến những hậu quả lâu dài. Hãy để cho cậu bé/ cô bé chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Nhớ rằng: một đặc tính mạnh mẽ của hành vi chống đối nổi loạn là cố gắng thao túng người khác. Bắt bạn phải chịu trách nhiệm về hành vi tiêu cực là một hình thức thao túng và chống đối – và việc bạn tự giày vò mình chỉ là cách khiến bạn thấy tội lỗi hơn và không giúp bạn giải quyết được vấn đề triệt để.
- Hãy kiểm soát những gì bạn có thể. Mặc dù bạn có thể lựa chọn để tránh tính huống đối diện với con bạn nhưng bạn cũng cần phải cố gắng giảm khả năng leo tháng vấn đề, điều đó không có nghĩa là cận phải kiểm soát hành vi và lựa chọn của đứa trẻ. Bạn vẫn có thể kiểm soát “những vấn đề bạn có thể làm” đối với anh ấy/ cô ấy.
Nếu con của bạn bỏ học và chống đối bạn khi bạn nói chuyện với con về điều đó; hãy không mua tất cả các quần áo của cô ấy muốn từ cửa hàng tốt nhất trong hệ thống chợ. Một đứa trẻ sẽ không đi đến trường để học sẽ không cần phải chạy theo mốt ở trường làm gì. Nếu con trai của bạn cản đường không cho bạn vào phòng của cậu ấy, bạn sẽ không mua cho anh ấy TV hay trả tiền cáp xem TV của phòng để làm gì. Cũng không nên khen hưởng hành vi ảnh hưởng tới quyền lợi của người khác. Nếu chính con bạn chống đối và bạo lực với bạn, hãy gọi cảnh sát. Nếu họ không thể phạt con của bạn và đưa cậu ta đi, hãy ghi lại danh sách hành vi bạo lực mà cậu ta làm với bạn.
Trong một thế giới thực, khi bạn xâm bạn quyền của ai đó, bạn sẽ không nhận được “những nhu cầu thêm tắt” mà cha mẹ đưa bạn. Bạn phải dành thời gian ngồi tù. Nghe thì có vẻ nặng nề, nhưng những hành vi nghiêm trọng như vậy cần phải có người chịu trách nhiệm
3. Hãy xin sự giúp đỡ của người khác. Hãy cố gắng tìm kiếm các bác sỹ tâm lý hoặc các nhà trị liệu để hỏi về những hành vi chống đối và rối loạn ứng xử của con bạn. Nếu đứa trẻ từ chối đi gặp bác sỹ, bạn hãy tự đi một mình. Giải quyết được các vấn đề về rối loạn hành vi là những thách thức khó khăn mà mọi phụ huynh để phải đối mặt. Đừng cố gắng làm điều đó 1 mình, bạn cần sự giúp đỡ và hỗ trợ.