Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

Chiến lược đảm bảo rằng những học sinh có tính cách hướng nội cảm thấy được quý trọng ở trường học

Home > BLOG > Chiến lược đảm bảo rằng những học sinh có tính cách hướng nội cảm thấy được quý trọng ở trường học

Chiến lược đảm bảo rằng những học sinh có tính cách hướng nội cảm thấy được quý trọng ở trường học

Posted on 27 Tháng Mười, 201727 Tháng Mười, 2017 by admin
0

Chiến lược đảm bảo rằng những học sinh có tính cách hướng nội cảm thấy được quý trọng ở trường học

Khi Susan Cain viết “Sự im lặng: sức mạnh của những người hướng nội trong một thế giới không thể ngừng nói chuyện” (Quiet: The Power of Introverts In A World That Can’t Stop Talking) vào năm 2012, tác phẩm đó là một thành công lớn. Cuốn sách đã được trở thành bìa của tạp chí Time, và nằm trong danh sách tác phẩm bán chạy nhất trong nhiều tuần liền trên New York Times và trở thành một trong những chủ đề được xem nhiều nhất trên TED Talks với hơn 13 triệu views.

Từ đó đã phát triển Cuộc cách mạng im lặng, một công ty đồng sáng lập của Cain tiếp tục sáng tạo và chia sẻ nội dung về và dành cho những người người hướng nội. Trang web cung cấp một khóa đào tạo trực tuyến dành cho các bậc phụ huynh và những câu chuyện do độc giả gửi tới về lối sống nội tâm. Ở đây thậm chí còn có cả một chương trình truyền thanh.

Những đứa trẻ, Cain nói, “ở trong trái tim và chiếm giữ vị trí trung tâm”.

“Những người sống nội tâm thường thực sự rất tuyệt vời, tài năng, có năng khiếu, yêu thương trẻ em và họ cảm thấy luôn có điều gì đó không đúng với mình”, cô nói. “Và nhiệm vụ của chúng ta là khiến thế hệ trẻ tiếp theo lớn lên mà không cảm thấy như vậy”.

Trong cuốn sách mới đây nhất của cô, “Quyền năng im lặng: Sức mạnh bí mật của những người hướng nội”, cô đã đưa ra thông điệp về sống nội tâm tới những bạn trẻ vị thành niên. Mặc dù cuốn sách được viết cho các bạn trẻ, nhưng nó cũng là một công cụ dành cho giáo viên và các bậc cha mẹ.

Tôi đã nói chuyện với Cain về sứ mệnh ủng hộ những người có tính cách hướng nội của cô và tham khảo lời khuyên từ phía cô ấy rằng làm thế nào để có thể giảng dạy cho họ.

Vì vậy một đứa trẻ sống nội tâm có nghĩa là gì?

Ở đây thực sự không có sự khác biệt hơn đối với 1 đứa trẻ và một người trưởng thành. Đó là việc một người cảm thấy tuyệt vời nhất và thật sự tồn tại khi họ ở trong môi trường yên lặng, êm ả hơn. Và điều đó xuất phát từ sự khác biệt về thần kinh sinh học giữa những người hướng nội và những người hướng ngoại. Nghĩa là, họ có hệ thần kinh khác nhau. Những người có thiên hướng sống nội tâm có hệ thống thần kinh mà đơn giản phản ứng lại nhiều hơn với mọi thứ sẽ diễn ra xung quanh họ và điều đó có nghĩa là họ cảm thấy là chính mình hơn khi ít thứ hỗn độn xảy ra hơn. Và những người có tính cách hướng ngoại có hệ thống thần kinh có phản ứng ít hơn, có nghĩa là họ không cảm thấy thoải mái cho tới khi có thêm nhiều điều khác xảy ra. Và đó là lý do vì sao mà bạn có thể nhận thấy những cách hành xử khác biệt đến vậy. Một đứa trẻ nội tâm sẽ thích ngồi vẽ trong yên tĩnh hơn hoặc sẽ muốn chơi môn thể thao yêu thích chỉ với một hoặc hai bạn nhỏ khác. Một đứa trẻ hướng ngoại hơn sẽ yêu thích việc trở thành một phần trong một nhóm lớn và một bữa tiệc sinh nhật ồn ào, và không những không cảm thấy lúng túng mà còn có vẻ như thực sự hứng thú với tất cả sự kích thích đó.

Và điều đó có khác biệt với sự nhút nhát?


Có khác nhau đấy chứ! Sự nhút nhát thiên về nỗi sợ hãi bị đánh giá nhiều hơn. Đó là một dạng tự ý thức không muốn mọi người nhìn vào bạn và dễ dàng cảm thấy xấu hổ và ngượng ngùng. Đó là tất cả những cảm giác mà một đứa trẻ nhút nhát sẽ có. Trong thực tế, nhiều em nhỏ sống nội tâm cũng rụt rè nhưng trong đó có nhiều em không như vậy, và có thể con bạn cũng khá hướng ngoại nhưng chúng lại khá nhút nhát, và khi vượt qua được sự rụt rè đó, bạn sẽ thấy các con trở thành trung tâm của một nhóm lớn. Vì thế điều quan trọng khi bạn làm việc với trẻ nhỏ để thấu hiểu điều gì thực sự diễn ra bên trong chúng sẽ khiến đảm bảo được rằng bạn đang phản ứng lại một cách đúng đắn.

Hãy nói về trường học. Họ sẽ bước vào từ đâu?

Bạn biết đấy, rất nhiều trường học thực sự khao khát thông tin về việc làm thế nào để họ có thể làm việc tốt hơn với những đứa trẻ này.

Họ đang đặt ra những câu hỏi rất hay như: Đâu thực sự là phương pháp đúng đắn để nghĩ về sự tham gia trong lớp học? Và liệu chúng ta có đánh giá quá cao văn hóa giáo dục? Chúng ta đánh giá quá cao những học sinh luôn hăng hái giơ tay phát biểu? Tại sao điều đó lại quan trọng? Chúng ta có đánh giá quá cao số lượng, đối lập với chất lượng của sự tham gia này hay không? Có cách nào để nghĩ về sự tham gia trong lớp học thật sự khác biệt hay không? Giống như chúng tôi [trong cuộc cách mạng im lặng] đã khuyến khích các trường nghĩ tới những điều hứa hẹn trong lớp học hơn là sự tham gia. Hãy có cách nhìn toàn diện hơn về việc một đứa trẻ đang được khuyến khích với những chương trình này hay với các bạn cùng lớp như thế nào.

Một trong những câu chuyện mà tôi yêu thích trong cuốn sách là khi một giáo viên cho học sinh của mình một phút suy nghĩ trước khi trả lời. Những ý tưởng hay mẹo hay nào khác mà giáo viên có thể áp dụng như thế là gì?

Một sáng kiến khác là phương pháp suy nghĩ/ làm việc theo cặp/ chia sẻ, những thứ mà tôi nghĩ nhiều giáo viên đã quen thuộc để sẵn sàng thực hiện, nhưng có thể họ không nhận thấy năng lực của chúng với một số lượng đông đảo học viên. Đây là một phương pháp mà giáo viên có thể đứa ra câu hỏi cho học trò, yêu cầu chúng nghĩ về câu trả lời. Chúng sẽ kết hợp theo cặp cùng với một học sinh khác để nói về ý kiến của mình. Và sau đó, một khi các em đã kết hợp thành cặp, một khi chúng đã làm việc ăn ý với nhau, bạn có thể yêu cầu từng cặp chia sẻ suy nghĩ với toàn bộ cả lớp. Và điều này mang tới rất nhiều điều tuyệt vời cho những đứa trẻ có tính cách hướng nội. Thứ nhất, nó cho các em thời gian để xử lý. Thứ hai, nó cho phép các em có được kinh nghiệm trình bày rõ ràng suy nghĩ của mình. Ngoài việc chỉ đứng trước một học sinh khác, họ không phải thực hiện nó trước toàn bộ cả lớp. Và sau đó, thường thì một khi các em đã có giai đoạn khởi động với một học sinh khác thì nhiều khả năng sẽ muốn chia sẻ với cả lớp.
Vì thế, đây là một phương pháp có hiệu quả, nó hoạt động tốt cho cả những người sống nội tâm và có tính cách hướng ngoại. Điều đó cũng rất tuyệt với những người hướng ngoại, nhưng chỉ hoạt động hiệu quả với những đứa trẻ trầm lặng hơn.
Bạn nghĩ gì về việc sử dụng truyền thông xã hội hay công nghệ trong lớp học? Liệu có ích hay gây hại cho những em nhỏ hướng nội?

Hữu ích đấy chứ! Tất nhiên truyền thông xã hội là một vấn đề lớn, vì thế với những đứa trẻ sống nội tâm, tồn tại cả ưu và khuyết điểm. Nhưng trải nghiệm đầu tiên của tôi nói rằng điều này là hữu ích, và giờ đây các giáo viên cũng bắt đầu kết hợp các phương tiện truyền thông xã hội vào trong lớp học và thông báo rằng những đứa trẻ ít nói hơn có khả năng tham gia nhiều hơn khi suy nghĩ của các em được biểu hiện qua màn hình. Các em có thể gõ ra câu trả lời để hiển thị trên màn hình, sau đó những học sinh khác nhìn thấy những gì các em vừa viết hay vừa gõ hoặc bất cứ điều gì, rồi cuộc đối thoại “thực tế” bắt đầu dựa trên những ý tưởng đầu tiên mà các em đã đóng góp thông qua màn hình.

Vậy nên nhìn chung, tôi là một người yêu thích mạng xã hội. Tôi cho rằng kết hợp nó một cách sáng tạo vào trong lớp học sẽ thực sự hiệu quả. Nếu chúng ta nói về nó giống như một phương pháp giáo dục, tôi hoàn toàn đồng ý.

Điều này dẫn tôi đến một tổn thương khác liên quan đến trường học: bài phát biểu công cộng. Giáo viên có nên đẩy những học sinh có tính cách hướng nội ra khỏi vùng an toàn của họ?

Tất nhiên, tôi nghĩ điều này rất quan trọng. Nếu chúng ta bàn về những bài phát biểu trước đám đông hay bất kỳ điều gì mà các em cảm thấy sợ hãi thì chìa khóa chính là nghĩ về mức độ lo lắng trên một cán cân từ 1 đến 10, và đảm bảo rằng bạn đang thúc đẩy các em trong khoảng từ 4 đến 6.

Nếu bạn gặp một đứa trẻ có phản ứng mạnh mẽ thì bé thực sự đang ở khoảng vùng từ 7 đến 10, điều này quá mạo hiểm để thúc đẩy chúng vào thời điểm đó. Bạn biết đấy, chúng có thể thành công, làm tốt và cảm thấy điều này thật tuyệt nhưng đồng thời cũng có nhiều rủi ro đem lại kết quả trái với mong đợi và những trải nghiệm sẽ trở nên tồi tệ và nỗi sợ hãi sẽ trở nên nhiều hơn trong trí não của trẻ.

Vì thế, sẽ tốt hơn nhiều khi bạn đối diện với sự e sợ trong từng bước nhỏ. Câu trả lời không phải là: “Ok, bạn không bao giờ phải làm…” mà câu trả lời sẽ là: “Ok, bạn đang e sợ phát biểu trước đám đông. Tại sao bạn không chuẩn bị bài nói của mình và thực hành nó trước hết là cùng với bạn thân của mình?”

Hãy trình bày bài phát biểu với bạn bè của bạn. Và sau đó, khi đã hoàn thành, có thể, bạn sẽ trình bày nó tới người khác nữa, rồi một nhóm nhỏ. Từ đây, bạn sẽ thực hiện theo các giai đoạn và cuối cùng trình bày bài phát biểu tới tất cả mọi người. Bạn hãy tìm kiếm các phương pháp để khiến những trải nghiệm của mình làm bớt đi việc tạo ra cảm giác lo lắng.

Trong cuốn sách này, bạn đề cập tới yêu thương – một chủ đề có thể giúp đỡ trẻ hoàn thành bài phát biểu của mình.

Hãy chắc chắn rằng một đứa trẻ nói về một chủ đề mà chúng thật sự thấy đam mê và hứng thú khi nói về là một điều rất quan trọng. Bởi vì một lần nữa, đây là…vấn đề hóa sinh. Nếu bạn chạm vào hệ thống kích hoạt hành vi cơ thể bằng cách nói về những điều bạn thấy hào hứng, sau đó khắc phục được hệ thống ức chế hành vi của cơ thể. Đó là một hệ thống bên trong cơ thể sẽ nói với bạn rằng, dừng lại. Chậm lại. Hãy thoát ra ngay khỏi tình trạng đó. Vì vậy, việc này đòi hỏi thêm việc làm từ phía giáo viên và thêm mức độ suy nghĩ và quan tâm, điều mà tôi nhận thấy rằng chẳng bao giờ là dễ dàng, bạn biết đấy, với những giáo viên luôn luôn bận rộn, nhưng đó là cả một chặng đường dài.

Còn làm việc nhóm thì sao? Điều này có tốt với những người sống nội tâm không?
Theo kinh nghiệm của tôi, nó phụ thuộc rất nhiều vào cách nhóm đó được bố trí như thế nào. Việc sắp xếp này cần phải hết sức chú ý vì tôi đã chứng kiến có nhóm hoạt động thực sự tốt, bạn sẽ khiến các em làm việc cùng nhau rất hiệu quả, mọi người đều nắm được vai trò của mình. Đó thật sự có thể trở thành một trải nghiệm tích cực. Và sau khi tôi nhận thấy những nhóm tự do, nơi mà những đứa trẻ nổi bật hơn quản lý. Những người còn lại đều được kiểm tra. Vì thế, nó có thể thực sự đi theo cả hai cách.

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status