CHIẾN LƯỢC CHẤM ĐIỂM TẬP TRUNG VÀO VIỆC HỌC HỎI TỪ NHỮNG SAI KHUYẾT
Giáo viên biết rằng học sinh tiếp thu được một lượng lớn kiến thức từ việc xem xét các lỗi sai của mình, nhưng để học trò dừng lại và suy ngẫm lại là cả một thách thức. Một số giáo viên đã hoàn toàn ngừng cho điểm để học sinh cố gắng tập trung vào học tập thay vì điểm số. Đối với một số người khác, điều này có phần hơi quá. Leah Alcala, một giáo viên toán lớp 7 tại Trường Trung học ở Berkeley, California, đã phát triển một chiến lược chấm điểm nằm giữa hai quan điểm đó.
Khi trả lại bài kiểm tra, Alcala nêu bật những lỗi sai và trao lại bài kiểm tra cho học sinh mà không cùng điểm số. Không hề chỉ ra lỗi sai của từng người mà mỗi học sinh phải tự tìm ra điều đó.
“Bằng cách không đưa điểm vào bài kiểm tra, học sinh sẽ dành sự tập trung hàng đầu vào những bài toán mắc lỗi, sau đó mới là điểm số.” Alcala nói. Lúc đầu, Alcala nhận được rất nhiều câu hỏi như điểm số của em là bao nhiêu, học lực của em là ở mức nào? Cô phải liên tục nhắc nhở rằng các em đang học lớp 7, điều quan trọng hơn là các em đang học môn toán chứ không phải đang học lớp 6 hay 7.
Một ngày sau đó, các học sinh sẽ nhận được điểm và các em vẫn có cơ hội để cải thiện điểm số nếu tìm ra và hiểu được lỗi sai của mình.
Alcala cũng viết ra những sai lầm phổ biến lên bảng để cả lớp có thể cùng bàn luận. Vì vậy, học sinh sẽ có thời gian để xem lại và nhận ra là mình đã sai ở đâu. Một ưu điểm nổi bật khác của cách dạy này là có thể khiến học sinh tập trung vào những phần bài không nhất thiết phải tính điểm, nhưng học sinh nên chú ý. Ví dụ như việc đặt sau đơn vị đo sau khi tính kết quả cuối cùng ( “centimet” thành “met”); dù các em có ra kết quả đúng, nhưng đơn vị sai thì kết quả đó vẫn không được chấp nhận.
Theo cách dạy này, việc chấm điểm sẽ được thực hiện theo 2 bước. Đầu tiên, giáo viên sẽ đọc lại bài kiểm tra từ đầu tới cuối, để phát hiện lỗi sai. Có những học sinh sẽ mắc những lỗi sai nhỏ dẫn đến sai cả bài mặc dù trình tự các bước hoàn toàn đúng. Dù cả hai học sinh đều sai cùng một bài nhưng điểm số trả lại sẽ vẫn khác nhau. Sau khi chấm xong vòng đầu, giáo viên sẽ lật ngược trở lại để tìm ra nguyên nhân chính cho tất cả sai phạm là gì? Liệu đây có phải là lỗi lặp đi lặp lại? Hay đây là một vấn đề mới với học sinh?
“Không mất nhiều thời gian hơn để chấm điểm theo cách này.” Alcala nói.” Tôi nghĩ đơn giản đó chỉ nỗi sợ phải làm nhiều việc hơn. Cùng với khoảng thời gian tương tự nhưng cách dạy này hiệu quả và thú vị hơn.”
Cô hy vọng học sinh của mình sẽ hiểu được sức mạnh của việc học hỏi từ những sai lầm, dù trong lớp học của cô hay khi đã rời ghế nhà trường.