Đã bao nhiêu lần các bậc cha mẹ nói với con mình rằng: “Hãy nhìn thẳng vào mắt cha, mẹ và nói cho cha, mẹ biết con đã làm gì?”. Tôi không biết với những đứa trẻ khác thì như thế nào, nhưng không mất nhiều thời gian cho lắm để tôi nhận ra rằng khi tôi muốn nói dối cha mẹ mình, tôi phải nhìn thẳng vào mắt họ. Đó là một bài học mà hầu hết mọi đứa trẻ học được từ cuộc sống của người lớn.
Không có gì là ngạc nhiên khi hầu như mọi người nghĩ rằng nhìn chằm chằm một cách ác cảm báo hiệu sự lừa dối. Theo trực giác, điều này có ý nghĩa.
– Những ai cảm thấy xấu hổ, sẽ tránh tiếp xúc bằng ánh mắt.
– Những ai đang có áp lực nặng về nhận thức có xu hướng tránh trao đổi trực tiếp bằng ánh mắt.
Tuy nhiên, một điều ngạc nhiên là có nghiên cứu đã chỉ ra rằng không hề có sự liên kết nào giữa việc nói dối và lượng trao đổi bằng ánh mắt nhiều bao nhiêu giữa người nói dối và mục tiêu dối trá. Thực tế, nghiên cứu này đã chứng minh rằng những kẻ nói dối có thể tiếp xúc bằng ánh mắt nhiều hơn người trung thực.
Mọi người có xu hướng nhìn người khác hay các sự vật mà họ thích và tránh giao lưu ánh mắt với những người, vật họ không thích. Những kẻ nói dối phải vượt qua được dẫn chứng tự nhiên để tránh tiếp xúc bằng mắt với mục tiêu nói dối để khiến bản thân họ trở nên đáng tin.
Do đó, người nói dối có xu hướng vượt quá bằng duy trì trao đổi bằng ánh mắt lâu hơn. Hành động này xuất phát từ quan niệm chung cho rằng những kẻ dối trá sẽ tránh tiếp xúc bằng mắt. Một bài học mà gần như tất cả mọi người học được từ cha mẹ mình.
Những niềm tin chung được tạo dựng về trao đổi ánh mắt và sự dối trá làm rối loạn khả năng phát hiện sự lừa dối. Nghiên cứu chỉ ra rằng ánh mắt ác cảm không phải là một biểu hiện của sự lừa dối, nhưng mọi người lại dựa vào quan niệm chung mà sai lầm rằng kẻ dối trá sẽ từ chối tiếp xúc bằng mắt.
Để tạo sự tin tưởng, những kẻ nói dối phải thực hiện giao lưu ánh mắt một cách thận trọng, điều mà trớ trêu thay lại không phải là một tín hiệu đáng tin cậy để phát hiện sự lừa dối.
Lần tới, một ai đó nhìn vào mắt bạn và nói điều gì đó nghe có vẻ rất thật, hãy nhìn vào những dấu hiệu không bằng lời nói khác để xác định xem những gì họ nói có chính xác hay không.
Tâm Nghiêm đã giới thiệu cho bài viết về ánh mắt có biểu hiện sự nói dối. Hãy trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh trẻ em tại Hà Nội có thể tư vấn giúp bạn và con bạn cùng thực hiện nó. Hãy tham gia ngay hôm nay bằng cách đăng ký về khóa học. Liên hệ cô Trang qua đăng ký khóa học của chúng tôi nhé.