CÁCH THỨC XÂY DỰNG THÓI QUEN HỌC TIẾNG ANH
TỪ ĐÓ HÌNH THÀNH LỊCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN THƯỜNG XUYÊN
- Mục đích học của bạn là gì?
- Bạn là ai?
- Bạn sẽ làm gì để đạt được mục đích?
- Bạn sẽ phải gạt bỏ những thói quen chưa tốt nào?
- Bạn sẽ vượt qua những thách thức như thế nào?
- Ai sẽ là người giúp bạn vượt qua từng lộ trình học tập?
- Bạn dự định học trong bao lâu?
- Lộ trình học tập bao gồm những giai đoạn nào?
- Bạn sẽ bắt đầu bằng cuốn sách gì đầu tiên? Ai là người tư vấn cuốn sách đó cho bạn? Họ đã học cuốn sách đó như thế nào? Nhận định của họ về cuốn sách đó ra sao? Họ có các bước học cuốn sách nào đó riêng biệt không?
Các bước trên là các bước cơ bản để xây dựng thói quen học tập tiếng Anh nên bạn cần tự trả lời trung thực và xác định mọi vấn đề – thậm chí là xin sự giúp đỡ từ mọi người. Theo mình, đây là các bước cơ bản giúp bạn xem liệu chính bạn ( với tính cách, động lực và tinh thần ở mức độ phù hợp với mỗi người) thì bạn sẽ học nhanh hay chậm, cần sự giúp đỡ hay không cần sự giúp đỡ, học trong không gian yên tĩnh hay trong một môi trường ồn ào, hoặc thậm chí là nghe nhạc khi học.
Toàn bộ bài viết này sau này sẽ không nhằm ý định phủ nhận các tổ chức tiếng anh, hay chê bai các giáo viên đang giảng dạy tiếng anh, mà đơn giản chỉ để định hình được thói quen của người học thông qua việc hiểu biết tính cách cá nhân, mục đích học tập của người học, tác động của môi trường xunh quanh người học. Do vậy, nếu có phật lòng ai thì mong các bạn cứ chiếu “vô thường mà sống”.
Đồng thời, mình cũng mong có được sự đóng góp của các anh chị có nhiều năm kinh nghiệm (1) trong cuộc sống và xã hội; (2) chuyên sâu về tiếng anh và giảng dạy tiếng anh (3) trong việc luyện thi và tự hình thành thói quen học tập chi tiết chia sẻ ý kiến với các bạn trẻ và những người còn mong muốn học tập trong điều kiện và hoàn cảnh của chính người học.
Mình hy vọng rằng, sau khi có được sự chia sẻ của em dưới đây và mọi người thì chúng ta sẽ phân loại được các nhóm người học tiếng anh ở mức độ chi tiết nhất, hình thành nên được loạt các LỊCH TRÌNH & CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP dành riêng cho từng nhóm người, từng nhóm tính cách, chứ không phải là một lịch học hay chương trình học tràn lan
Tham khảo: học từ mới theo chủ đề
- MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA BẠN LÀ GÌ?
Thông thường, bất cứ người học tiếng anh nào đều có một mục đích tưởng chừng rất rõ ràng. Đó có thể là:
- Nghe nói giao tiếp giỏi và thành thạo (thường là xuất hiện ở người đã đi làm, có nhiều năm kinh nghiệm)
- Có thể đạt được 600 điểm TOEIC hay 6.5 IELTS (thường xuất hiện ở học sinh/sinh viên hoặc thậm chí là người đi làm khi được yêu cầu điểm tiếng anh được xác định bởi bên thứ 3 do chính tổ chức đó yêu cầu)
- Có thể nói tiếng anh “như cô” hay “như thày”? Hay, có thể giỏi “như cô”, “như thày”.
Mình thấy, bạn nào cũng có mục đích dài hạn rất rất tốt, thậm chí còn tốt hơn cả người viết như mình, nhưng điều khó là các bạn lại chưa thiết lập được mục đích ngắn hạn.
Vậy thì mục đích dài hạn và mục đích ngắn hạn là gì? Nghe có vẻ dễ hiểu lắm! Thực ra ai cũng hiểu được vấn đề này, chỉ có điều khi bắt tay vào viết ra và thực hiện thì thực sự có vấn đề.
Mình sẽ lấy một ví dụ để các bạn dễ hiểu và từ đó, các bạn thử viết ra cho mình mục đích dài hạn và ngắn hạn của các bạn trong quá trình học tiếng Anh nhé.
- Mục đích dài hạn : có thể viết tiếng anh thành thạo trong vòng 05 tháng.
- Mục đích ngắn hạn: Mục đích của “mục đích ngắn hạn” là phân nhỏ các mục đích dài hạn ra theo một lộ trình cụ thể chi tiết nhất định để từ đó điều chỉnh mục đích dài hạn. Thông thường, mọi người sẽ nói với bạn cái lớn quyết định cái nhỏ, còn cái nhỏ chỉ là một phần của cái lớn. Nhưng không ai thừa nhận rằng nhiều cái nhỏ sẽ là yếu tố chi phối cái lớn hay chính xác là đình hình được kết quả công việc hay học tập hàng ngày của chúng ta.
Như vậy, để đạt được mục đích là viết tiếng anh thành thạo trong 05 tháng bạn sẽ phân nhỏ các mục đích dài hạn có thể như sau:
- Tháng số 1: luyện viết tiếng anh cơ bản + viết 30 bài luận + học 100 từ mới
- Tháng số 2: học kỹ năng viết cơ bản + viết 30 bài luận + học 100 từ mới
- Tháng số 3: học kỹ năng viết trung cấp + viết 30 bài luận + học 200 từ mới
- Tháng số 4: học kỹ năng viết trung cấp + viết 30 bài luận + học 200 từ mới
- Tháng số 5: viết 60 bài luận + học 200 từ mới + ôn tập kiến thức ngữ pháp hổng.
Như vậy khi thiết lập được chi tiết được các mục đích nhỏ, kết hợp các mục đích đó vào , bạn sẽ ra được mục đích lớn.
Tất nhiên, để xây dựng được mục đích nhỏ, không chỉ đơn giản là VIẾT RA là xong. Chúng ta cần một số bước hành động tiếp theo như XÁC ĐỊNH BẠN LÀ AI? BẠN CẦN HỌC TÀI LIỆU HAY GIÁO TRÌNH NÀO? Hay AI SẼ LÀ NGƯỜI BẠN ĐỦ TIN TƯỞNG ĐỂ HỖ TRỢ BẠN HỌC VÀ DUY TRÌ THÓI QUEN HỌC TẬP CỦA BẠN sẽ là một chủ đề khác mềnh sẽ giải quyết phía sau. Cái này gọi là “hạ hồi phân giải” 😛
(còn nữa)
Đọc thêm: tiếng anh phật giáo <<<tại đây