Như ở bài trước Tâm Nghiêm đã giới thiệu tới các ban về các lỗi sai cơ bản của người Việt Nam thường hay mắc phải trong tiếng anh phần 1. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tới với các từ và cụm từ tiếp theo mà người Việt Nam hay nhầm lẫn trong phần 2.
Hãy cùng theo dõi mình có nằm trong những trường hợp dưới đây không nhé
Xem thêm
- Vietnamese style: He becomes better.
- American style: He got better.
BECOME BETTER ở trong trường hợp này không mang nghĩa là khỏe hơn, thấy khỏe mạnh hơn; mà nghĩa là PHÁT TRIỂN, CẢI THIỆN. Nên nếu ý của người nói ám chỉ “KHỎE RỒI” thì chúng ta nên dùng GET BETTER hoặc GOT BETTER
- Vietnamese style: We’ll have a hearing test tomorrow.
- American style: We’ll hav a listening test tomorrow.
Hear (verb) nhận thức về âm thanh; thấy được âm thanh đó
Listen (verb) tập trung vào điều bạn có thể nghe thấy và chú ý tới điều đó.
Về cơ bản, nếu chúng ta nói HEARING TEST thì mang nghĩa KIỂM TRA THÍNH LỰC; nhưng nếu là LISTENING TEST thì lại mang nghĩa KIỂM TRA KỸ NĂNG NGHE (có thể là kỹ năng nghe một ngôn ngữ mới )
- Vietnamese style: I recommend you to take a long vacation.
- American style: I recommend you take a long vacation.
RECOMMEND 1: nói với ai đó rằng làm điều gì đó là tốt/hữu ích hoặc rằng một người nào đó xứng đáng làm công việc nhất định.
Chúng ta quay trở lại cấu trúc của các từ Recommend sẽ thấy rằng; từ này có các cấu trúc sau:
Recommend somebody/something: giới thiệu, tiến cử ai
Recommend somebody/ something to somebody for/as something: đề xuất cái gì tới ai, gợi ý ai về việc gì
RECOMMEND 2: khuyên ai đó làm gì và điều đó mình thấy là đúng/ hữu ích; thông báo về quá trình hành động
– Recommend something: thông báo về một bản báo cáo (ví dụ)
– Recommend (that): khuyên ai nên làm gì
– It’s recommended that: (nên làm điều gì)
– Recommend somebody to do something: gửi gắm, phó thác làm gì
– Recommend (somebody) doing something: gợi ý nên làm gì
– Recommend how, what, etc… : gợi ý nên làm cái gì hoặc làm như thế nào.
Cơ bản, những biến đổi về mặt cấu trúc sẽ khiến cho người học thấy băn khoăn và khó hiểu, tuy nhiên ở ví dụ này, chúng ta sẽ thấy rằng câu nên sửa phải là
TRONG CÂU, I recommend you to take a long vacation. Nếu chúng ta dùng RECOMMEND SOMEBODY TO DO SOMETHING, nghĩa của câu đã hoàn toàn thay đổi thành GỬI GẮM/ PHÓ THÁC
Do vậy, để phù hợp với ý mang tính chất KHUYÊN AI NÊN LÀM GÌ chúng ta nên dùng RECOMMEND (THAT) SOMEBODY DO SOMETHING
- Vietnamese style: The last bus leaves at eleven o’clock. It’s about eleven now. Hurry up!
- American style: The last bus leaves at eleven o’clock. It’s nearly (almost) eleven now. Hurry up!
Nếu người đọc chú ý, sẽ sớm nhận ra rằng tờ O’CLOCK ở đây được ám chỉ tới EXACT TIME (giờ chính xác) do vậy chúng ta được phép sử dụng từ này.
Tuy nhiên, tại sao từ ABOUT, NEARLY và ALMOST đều mang nghĩa là xấp xỉ/khoảng thì lại không nên dùng trong trường hợp này.
Về mặt chức năng ABOUT, NEARLY và ALMOST đều là trạng từ; nhưng chúng ta khi TRA TỪ ĐIỂN cần xem kỹ lại như sau:
ABOUT được sử dụng ở các ngữ cảnh sau:
- Nói về số tiền/ ít hơn hoặc trong khoảng bao nhiều tiền
- Nói về thời gian nhưng ám chỉ trong khoảng số giờ (Ví dụ: anh ấy đã đợi ở đây khoảng 10 tiếng rồi)
- Mang nghĩa gần tới hoặc gần. (Ví Dụ: I AM JUST ABOUT READY. Tôi sắp xong rồi).
- Nói về chỉ hướng đây hoặc kia (dùng trong Anh Anh).
- Sử dụng khi chúng ta không ám chỉ tới một địa điểm hay nơi cụ thể. (Cuốn sách của tôi ở đâu đó trên sàn)
- Để nói về một ai đó được tìm thấy một nơi nào đó. (Ví dụ: There’s a lot of flu about. Đầy rẫy bệnh cúm ở đây)
- Thông báo về hướng đi khác (Ví dụ:He brought the ship about. Anh ấy lái tàu sang hướng khác)
NEARLY: mang nghĩa gần như; gần bằng; không hoàn toàn
ALMOST: mang nghĩ không chính xác.
Như vậy hiểu nghĩa trong từ điển cũng khó có thể xác định cho người học biết chính xác là gì; tuy nhiên với người bản địa, chúng ta lại có thể hiểu như sau:
ALMOST = NEARLY = NOT QUITE = JUST LESS THAN
ABOUT = A LITTLE MORE OR LESS THAN.
Vietnamese style: The last bus leaves at eleven o’clock. It’s about eleven now. Hurry up!
American style: The last bus leaves at eleven o’clock. It’s nearly (almost) eleven now. Hurry up!
Như vậy, nếu chúng ta dùng ABOUT, dễ sinh ra hiểu nhầm rằng đã quá giờ. Trong khi chúng ta lại có cụm từ HURRY UP ám chỉ ‘NHANH LÊN KHÔNG TRỄ GIỜ”. Để chính xác câu nói này, chúng ta NÊN chuyển thành NEARLY hoặc ALMOST và người đọc có thể hiểu ngay vấn đề từ những câu đầu tiên.