Trong quá trình viết và giao tiếp tiếng anh; người Việt thường cố gắng tạo (produce) câu nói hoặc câu viết bằng viết chắp ghép các từ vựng cơ bản dựa theo các cấu trúc câu cơ bản, từ đó một câu đơn giản bao gồm Chủ Ngữ – Vị Ngữ – Tân ngữ sẽ được hình thành.
Tuy nhiên, mong muốn của người học bao giờ cũng muốn hình thành một câu/ đoạn văn nghe “tây tây” một chút. Và để làm được điều này, các bạn đang học tiếng anh cần ĐỌC KỸ sự khác biệt bên dưới để thấy được ĐIỀU CHÚNG TA NÓI và ĐIỀU NGƯỜI BẢN ĐỊA hay nói là gì nhé.
Tuy nhiên, không phải tất cả những vấn đề bên dưới đều là sai; có một sự nhập nhằng trongn quá trình chia sẻ tài liệu tiếng của cộng đồng mạng nói chung là khi chia sẻ tài liệu; người chia sẻ không phân tích rõ ràng các thông tin cho người đọc; gây nhiều thông tin và mập mờ về mặt kiến thức. Do vậy, mình sẽ điều chỉnh các thông tin đó và BỔ SUNG THÊM CÁC PHẦN PHÂN TÍCH để người học có thể hiểu được thông tin dễ dàng.
Bài viết liên quan:
Một số lỗi mà người học Việt Nam hay mắc phải
- Vietnamese style: It’s seven twenty o’clock.
- American style: It’s seven twenty.
Từ chưa chuẩn ở đây là từ O’CLOCK. Vì sao ở đây lại là chưa chuẩn? Bạn đã bao giờ tự hỏi TẠI SAO O’CLOCK không dùng cuối câu ở trường hợp này không? Tại sao khi chúng ta học, thày cô vẫn dạy chúng ta rằng IT’S FIVE O’CLOCK vẫn là đúng.
Về cơ bản, O’CLOCK đứng chức năng là TRẠNG TỪ ở trong tiếng anh; và được sử dụng đế nói về giờ khi đồng hồ chỉ vào một khoảng thời gian chính xác.
Ở ví dụ trên thời gian của chúng ta là 7h20; chứ không phải 7h chính xác do vậy chúng ta nên tránh sử dụng O’CLOCK trong trường hợp này.
- Vietnamese style: Your coat is broken.
- American style: Your coat is torn.
Mặc dù BROKEN mang nghĩa là hỏng; nhưng với quần áo chúng ta nên dùng từ TORN (bị rác, bị xé toạc)
Lưu ý rằng từ BREAK sẽ được sử dụng trong 22 ngữ cảnh sau:
– Vỡ vụn thành từng mảnh:
ALL THE WINDOWNS BROKE WITH THE FORCE OF THE BLAST
– dừng làm việc/ bị hỏng nên phải dừng hoạt động
MY WATCH HAS BROKEN
– Ám chỉ tới DA (da người) : bị trầy xước
THE DOG BIT ME BUT DIDN’T BREAK THE SKIN. Chú cho đã cắn mình nhưng không bị xước da
– luật / cam kết/ hứa hẹn
HE WAS BREAKING THE SPEED LIMIT. Anh ấy (phá vỡ) vượt qua giới hạn cho phép.
– dừng trong khoảng thời gian ngắn
WE BROKE OUR JOURNEY IN OXFORD. Chúng tôi đi nghỉ ở Oxford.
– Kết thúc công việc gì.
SHE BROKE THE SILENCE BY COUGHING.
– Thoát khói
HE FINALLY MANAGED TO BREAK FREE FROM HIS ATTACKER.
Cuối cùng thì anh ấy cũng thoát khỏi tên tấn công.
– Phá hủy, tàn phá
THE GOVERNMENT WAS DETERMINED TO BREAK THE POWER OF THE TRADE UNIONS.
– Khiến ai đó cảm thấy mệt mỏi
THE DEATH OF HIS WIFE BROKE HIM COMPLETELY. Cái chết của vợ khiến anh ấy hoàn toàn tuyệt vọng.
– Nói về thời tiết
– Mở ra một điều gì đó
THE CLOUDS BROKE AND THE SUN CAME OUT. Mây tan xua đi và mặt trời ló rạng.
– Là người đầu tiên nói cho ai cái gì
WHO’S GOING TO BREAK IT TO HER? Ai sẽ là người đầu tiên nói cho cô ấy?
– Về âm thanh
HER VOICE BROKE AS SHE TOLD US THE DREDFUL NEWS.
Giọng cô ấy lạc đi khi nói cho chúng tôi về cái tin tồi tệ đó.
- Vietnamese style: Susan didn’t make a fault anyway.
- American style: Susan didn’t make a mistake anyway.
MISTAKE (noun) = một điều gì đó được nói/ làm sai.
e.g., I made a mistake when I told her that her new dress made her look fat. 🙂
FAULT (noun) = Một vật hoặc một người phải chịu trách nhiệm cho hành động sai của mình.
e.g., It’s my fault that she got angry at me. I should have thought before I said she looked fat. I am to blame for making a bad mistake. 🙂
- Vietnamese style: “Would you mind posting this letter for me?” – “Yes, certainly”
- American style: Would you mind mailing this letter for me?” – “Of course not” or “Not at all”
POST (verb): là từ vựng Anh – Anh và cụm từ “mail a letter” hay “post a letter” đều sử dụng được; nhưng “mail a letter” thường được dùng trong Anh – Mỹ.
MAIL (verb): là hành động gửi thư điện tử hoặc gửi thư giấy thông thường.
Vietnamese style: He becomes better.
American style: He got better.
BECOME BETTER ở trong trường hợp này không mang nghĩa là khỏe hơn, thấy khỏe mạnh hơn; mà nghĩa là PHÁT TRIỂN, CẢI THIỆN. Nên nếu ý của người nói ám chỉ “KHỎE RỒI” thì chúng ta nên dùng GET BETTER hoặc GOT BETTER
- Vietnamese style: We’ll have a hearing test tomorrow.
- American style: We’ll hav a listening test tomorrow.
Hear (verb) nhận thức về âm thanh; thấy được âm thanh đó
Listen (verb) tập trung vào điều bạn có thể nghe thấy và chú ý tới điều đó.
Về cơ bản, nếu chúng ta nói HEARING TEST thì mang nghĩa KIỂM TRA THÍNH LỰC; nhưng nếu là LISTENING TEST thì lại mang nghĩa KIỂM TRA KỸ NĂNG NGHE (có thể là kỹ năng nghe một ngôn ngữ mới )
- Vietnamese style: I recommend you to take a long vacation.
- American style: I recommend you take a long vacation.
RECOMMEND 1: nói với ai đó rằng làm điều gì đó là tốt/hữu ích hoặc rằng một người nào đó xứng đáng làm công việc nhất định.
Chúng ta quay trở lại cấu trúc của các từ Recommend sẽ thấy rằng; từ này có các cấu trúc sau:
Recommend somebody/something: giới thiệu, tiến cử ai
Recommend somebody/ something to somebody for/as something: đề xuất cái gì tới ai, gợi ý ai về việc gì
RECOMMEND 2: khuyên ai đó làm gì và điều đó mình thấy là đúng/ hữu ích; thông báo về quá trình hành động
– Recommend something: thông báo về một bản báo cáo (ví dụ)
– Recommend (that): khuyên ai nên làm gì
– It’s recommended that: (nên làm điều gì)
– Recommend somebody to do something: gửi gắm, phó thác làm gì
– Recommend (somebody) doing something: gợi ý nên làm gì
– Recommend how, what, etc… : gợi ý nên làm cái gì hoặc làm như thế nào.
Cơ bản, những biến đổi về mặt cấu trúc sẽ khiến cho người học thấy băn khoăn và khó hiểu, tuy nhiên ở ví dụ này, chúng ta sẽ thấy rằng câu nên sửa phải là
TRONG CÂU, I recommend you to take a long vacation. Nếu chúng ta dùng RECOMMEND SOMEBODY TO DO SOMETHING, nghĩa của câu đã hoàn toàn thay đổi thành GỬI GẮM/ PHÓ THÁC
Do vậy, để phù hợp với ý mang tính chất KHUYÊN AI NÊN LÀM GÌ chúng ta nên dùng RECOMMEND (THAT) SOMEBODY DO SOMETHING
(còn tiếp)