Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

Các mốc phát triển ngôn ngữ: Độ tuổi từ 1 đến 4

Home > BLOG > Các mốc phát triển ngôn ngữ: Độ tuổi từ 1 đến 4

Các mốc phát triển ngôn ngữ: Độ tuổi từ 1 đến 4

Posted on 30 Tháng Chín, 2017 by admin
0

Các mốc phát triển ngôn ngữ: Độ tuổi từ 1 đến 4

Con của bạn có đang đi đúng hướng để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ cơ bản hay không? Hãy cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ này.

Từ ngữ đầu tiên của bé đến lần đầu tiên bé kết hợp được một câu hoàn chỉnh, có rất nhiều điều để trông đợi như bài thuyết trình và cách sử dụng ngôn ngữ của bé một cách thành thạo. Tuy nhiên, rất khó để biết được liệu những đứa trẻ mới chập chững biết đi hay đang học mẫu giáo có đi đúng hướng hay không. “Mỗi đứa trẻ phát triển theo quãng thời gian của riêng mình, nhưng cách tốt nhất để phát triển khả năng ngôn ngữ của con bạn chỉ đơn giản là nói chuyện với bé”, Rahil Briggs – nhà tâm lý học trẻ em tại Bệnh viện Nhi ở Montefiore, New York, nhận định. Tiến sĩ Briggs nói: “Cách duy nhất để trẻ học nói và tăng cường vốn từ vựng là lắng nghe cha mẹ khi ở nhà”. Để hỗ trợ, chúng tôi đã liệt kê các mốc phát triển ngôn ngữ điển hình mà bạn nên chú ý ở mỗi lứa tuổi. Nếu bạn cảm thấy con bạn không phát triển ở tốc độ ổn định, luôn hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Một tuổi

Con mới chỉ bắt đầu giao tiếp với bạn ngoài việc khóc. Ở độ tuổi này, con của bạn có thể:

Nói với một vài từ. Tiến sĩ Briggs cho rằng khi con bạn mới chập chững biết đi thì vẫn còn hạn chế về vốn từ vựng vào thời điểm này, nhưng bạn có thể giúp bé phát triển bằng cách đọc và nói chuyện với con mỗi ngày. “Ở lứa tuổi này, mối quan tâm chính là những gì bé nói ra cụ thể như “mama” và “dada”, nghĩa là khi bé nói hai từ đó, con thực sự đang đề cập đến bố và mẹ – chứ không phải là cái chén hay con chó”.

Bắt chước giọng nói của bạn. Mặc dù con bạn không nói nhiều từ nhưng bé đang bập bẹ nói khá nhiều và cố gắng bắt chước những âm thanh bắt chước từ những người xung quanh. Cha mẹ “nên lắng nghe nguyên âm và phụ âm bập bẹ vào lúc bé khoảng 8 hoặc 9 tháng, và tiếp tục khi bé bắt đầu hình thành từ trong khoảng 12 tháng”, tiến sĩ Briggs nói.

Phản ứng lại phù hợp. Bác sĩ nhi khoa thường quan tâm đến ngôn ngữ tiếp nhận của con bạn ngay từ bây giờ. Bé có nhận ra giọng của bạn không? Bé có ngoảnh lại về phía những âm thanh khác? Con có cười khi những người khác cười hay không? “Thậm chí ở tuổi này, bé có thể giao tiếp có mục đích và đạt được những gì mình muốn bằng cách chỉ hoặc hướng về một vật thể. Bé cũng có thể dõi theo ánh mắt bạn và nhìn vào nơi mà bạn đang tìm kiếm”, Tiến sĩ Kenel Apel chủ tịch Hội đồng các Chương trình Học thuật về Khoa học Giao tiếp và Rối loạn ở Minneapolis và đồng tác giả của Beyond Baby Talk. Những hành động đáp ứng này quan trọng hơn việc con bạn có thể nói bao nhiêu từ.

Thực hiện theo hướng đơn giản. Bên cạnh việc trả lời, hãy quan sát khi con bạn thực hiện theo những hướng dẫn và yêu cầu đơn giản, từng bước một như đưa tay lên khi bạn nói “up” (lên), uống sữa khi bạn nói bé làm vậy, đưa búp bê cho bạn theo yêu cầu, dừng những việc bé đang làm khi bạn nói “no” (không) (mặc dù bé sẽ cố gắng làm lại)

Hai tuổi

Tuổi này là con số kỳ diệu để biết được bé đang đi đúng hướng với khả năng nói hay sẽ bị chậm nói. Trong khoảng thời gian này, bé nhà bạn có thể:

Mở rộng vốn từ vựng. 24 tháng tuổi, con bạn thường xuyên sử dụng khoảng 50 từ, ví dụ như hơn, nước trái cây và bà. Tiến sĩ Briggs nói: “Từ khi 12 đến 24 tháng là khoảng thời gian sôi động nhất về phát triển ngôn ngữ”. “Bạn đang tăng cường từ vựng và nên lặp lại những từ mà bé nghe từ bạn”.

Nối liền các từ cùng nhau. Bạn cũng nên chú ý khi con kết hợp các từ để tạo thành 1 câu 2 từ (“Bóng tôi” hoặc “Xe đi”). Nhưng đừng lo lắng về cách phát âm ở thời điểm này – chỉ khoảng 50% những gì bé nói là thực sự dễ hiểu.

Dùng đại từ. Bởi bây giờ bé sẽ bắt đầu hiểu khái niệm “tôi” và “bạn” – mặc dù bé có thể lúc nào cũng sử dụng các từ đó chính xác. Ví dụ, bé có thể đề cập đến cha là “she” (cô ấy) và bản thân cô ấy là “you” (bạn). Điều này là phổ biến và không có gì đáng lo ngại cả – Bé sẽ nhận ra cách sử dụng chúng theo thời gian.

Phân biệt các đồ vật và các bộ phận trên cơ thể. Con bạn có thể chỉ ra đâu là mũi, mắt, miệng của mình, vân vân và bắt đầu nói từng phần cơ thể mặc dù có nhiều bé có thể chỉ rõ các bộ phận trước khi có thể nói về chúng. Con của bạn cũng có thể chỉ vào các bức hình của những đồ vật cụ thể khi được gợi ý: “Quả bóng ở đâu?” hay “Chỉ cho mẹ thấy con chó nào!”

Ba tuổi

Con bạn đang phát triển và nói líu lo. Đến bâu giờ, bé có thể:

Nói rõ ràng những câu đơn giản. Quanh khoảng thời gian bé đi mẫu giáo, bạn có thể dễ dàng hiểu những gì con nói – hoặc 75% số đó. Tiến sĩ Briggs cho biết: “Bạn có thể duy trì cuộc hội thoại với một đứa trẻ ở độ tuổi này khi bé đưa ra nhiều câu hỏi cho bạn và nói cho bạn những điều xảy ra trong ngày”.

Nối nhiều từ với nhau. Bạn sẽ ngạc nhiên trước cách con nói chuyện bằng những câu được tạo ra từ 3 đến 6 từ. “Đó là những câu hoàn chỉnh nhưng đơn giản, chẳng hạn như: “Mẹ đang ăn”, Tiến sĩ Apel nói.

Chọn từ chính xác. Những ngày này việc chỉ vào những thứ bé muốn đã thực sự không còn nữa. Bé nên biết một từ cho hầu hết những thứ bé muốn phân biệt, bé có thể yêu cầu hoặc chỉ ra các vật thể bằng lời nói.

Thực hiện yêu cầu từ hai phía. Hiểu và thực hiện các yêu cầu phức tạp hơn là một sự phát triển khác. Bé có thể hành động phù hợp khi được hướng dẫn với các yêu cầu, chẳng hạn như: “Hãy tháo giày của bạn và đặt chúng trên kệ”. Tiến sĩ Apel nói: “Đây vẫn phải là những hướng dẫn đơn giản được thực hiện trong tình huống hàng ngày để nó là cái gì đó mà bé đã trải nghiệm trước đây”. “Nếu đó là kinh nghiệm hoàn toàn mới mẻ, có thể con của bạn sẽ khó thực hiện nó”.

Bốn tuổi

Bạn đã chính thức ở trong lĩnh vực “big boy / big girl” ngay lúc này. Con của bạn đang phát triển nhanh chóng và ngôn ngữ của bé đang trở nên khá ấn tượng. Ở lứa tuổi này, con của bạn có thể:

Nói rõ ràng những câu phức tạp hơn. Trẻ mới đi mẫu giáo có khả năng nói cho bạn biết toàn bộ câu chuyện – chẳng hạn như những thứ tuyệt vời mà bé làm ở trường mầm non – và bạn có thể hiểu hết mọi thứ trong đó. Tiến sĩ Apel nói: “Cho đến thời điểm con bạn 4 tuổi, ngay cả những người lạ mặt cũng có thể hiểu được những gì bé nói”.

Phân biệt màu sắc, hình dạng và chữ cái. Các chuyên gia nói rằng con của bạn có thể gọi tên ít nhất một số màu sắc, hình dạng và chữ cái. Hãy tận dụng mọi cơ hội khám phá những chữ cái, từ ngữ khác nhau với trẻ, Tiến sĩ Apel gợi ý. “Bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào, chẳng hạn như khi ăn sáng, là một cơ hội để dạy cho bé về điều gì đó mới lạ. Ví dụ, hãy giải thích Cheerios là một từ dài nhưng milk là một từ ngắn, nhưng trẻ có thể học được rất nhiều trong một thời gian ngắn như vậy”.

Hiểu được khái niệm về thời gian. Con của bạn có thể chưa nói được về thời gian, nhưng bé nên hiểu khái niệm chung về những thời điểm trong một ngày (ăn sáng vào buổi sáng, ăn trưa vào buổi chiều, ăn tối vào ban đêm). Tiến sĩ Apel giải thích: “Điều quan trọng là trẻ có chút thời gian rảnh rỗi trong cuộc sống”. “Làm những điều tương tự mỗi ngày là một điều tốt vì nó cho phép bé tập trung vào việc thu thập ngôn ngữ từ xung quanh chứ không phải là nhiệm vụ”.

Thực hiện những yêu cầu phức tạp hơn. Khi 4 tuổi, con bạn có thể thực hiện theo những yêu cầu có từ 3 đến 4 bước, chẳng hạn như: “Đặt sách của con xuống, đi đánh răng, đi ngủ”. Con bạn cũng có khả năng diễn đạt nhu cầu và mong muốn của mình như: “Con muốn pizza cho bữa tối và con muốn xem Toy Story trước khi đi ngủ”. Bác sĩ nhi khoa và nhà nghiên cứu bệnh học luôn tìm kiếm các vấn đề với tiếp nhận ngôn ngữ, vì vậy nếu con bạn không thể làm theo hướng dẫn hoặc dường như không hiểu những gì bạn đang nói, hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay.

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status