BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN
Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1 giai đoạn vô cùng khó khan của bố mẹ Việt Nam khi dạy con, và vốn giai đoạn này thường xảy ra xung đột của cha mẹ và con cái. Việc này bắt nguồn từ những nguyên nhân gốc rễ sâu xa khi con còn bập bẹ khi con muốn thể hiện / có được sức mạnh thông qua việc kiểm soát cha mẹ.
Vậy con bạn có “tấn công” bạn bằng lời nói không? Con bạn có cố hạ bệ bạn trước mặt bè bạn hoặc cố gắng đe dọa ngườc khác?
TẠI SAO CON LẠI CHỬI THỀ TRƯỚC MẶT BẠN
Bạn đang đứng trong bếp và giật mình thấy lưng chòng nước mắt rồi bật ra câu “đ..m…” hoặc “chó chết” với bạn và lúc đó bạn sẽ không còn có thời gian để suy nghĩ ngoại trừ việc phản ứng cực kỳ manh mẽ. Nhưng rồi khi con bước ra khỏi bếp, bạn có bao giờ tự hỏi “Sao con lại cư xử như thế? Và sao con lại nói với mình như vậy?”
TRẺ EM/ THANH THIẾU NIÊN BẠO NGÔN VỚI CHA MẸ VÌ CHÚNG CŨNG MUỐN CÓ ĐƯỢC SỨC MẠNH VÀ QUYỀN LỰC
Một lý do đơn giản vì sao con lại nói như vậy? Vì CON BẤT LỰC. Nói cách khác , con đang cố gắng tìm kiếm và giành quyền kiểm soát mọi việc nhiều hơn. Một lý do khác nữa, con thực sự không có kỹ năng giải quyết vấn đề: đó là cảm giác không thể đối mặt với sự thất vọng, không thể thích ứng vớin hững biến động tâm lý của chính con.
Và rồi, con sẽ sẽ không thể có được các kỹ năng mà bạn mong đợi như khả năng tậpt ủng học tập, và rồi gia đình bạn chao đảo và tính khí cá nhân của bạn hoặc con trở nên thất thường. Nên, đối với con mọi việc trở nên quá mệt nhọc, bản thân con cũng thấy áp lực với chính mình vì vốn con không biết cách giải quyết thế nào cho phù hợp. Và kết quả là, để bù lại những “lỗ hổng giao tiếp” đó, con ứng phó bằng cách gọi tên cha mẹ hỗn hào, đe dọa và bạo ngôn với những người xung quanh mình.
BẠO NGÔN CÓ PHẢI LÀ MỘT CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cứ tưởng tượng rằng bạn có con nhỏ, và vì lý do nào đó, con thực sự không có kỹ năng giải quyết vấn đề. Con sẽ quan sát tất cả mọi thứ xung quanh con như đài báo, trong công động/ môi trường sống và trong chính nền văn hóa con đang ở. Sau đó, con sẽ học cách sử dụng các hình đe dọa, lạm dụng ngôn từ để thay thế cho kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân.
Thay vì học cách đối diện với cảm xúc của chính mình và vượt qua bất cứ trở ngại nào một cách tích cực, con lại sử dụng hành vi bạo lực, hung hăng và lạm dụng bạo ngôn để người khác phải giải quyết vấn đề cho con. Trong thực tế, con vô hình chung đã xem đó là các quyết vấn đề, đây là một giai đoạn/ cách thức phát triển không mấy tốt đẹp cho 1 đứa trẻ.
TRẺ SẼ ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG THÁCH THỨC NÀO
Điều cha mẹ luôn không thể hiểu nổi đó là các giai đoạn phát triển của trẻ theo thời gian, và vốn thì những giai đoạn này lại xuất hiện rất sớm – sớm hơn những gì bố mẹ có thể tưởng tượng: việc hình thành tính cách của con sẽ phát triển trong chính quá trình tương tác với cha mẹ hàng ngày. Đó là đứa trẻ gặp bố mẹ nhiều nhất, bị ảnh hương bởi bố mẹ nhiều nhất, dù bố mẹ có muốn nhận ra điều đó hay không.
Hãy lấy ví dụ từ 1 đứa trẻ bình thường và đã trải qua các mốc phát triển con người thông thường: đôi lúc con cũng cáu khỉnh nhưng đa phần đều hành xử phù hợp với lứa tuổi. Khi con lớn và trưởng thành hơn 1 chút, con bắt đầu gặp nhiều vấn đề hơn. Được khoang 5 tuổi, con bắt đầu không muốn tự nhặt lấy đồ của bản thân như quần áo bẩn hay đồ dung cản chân con , và cả đồ chơi con đang chơi. Nếu bạn yêu cầu con dọn phòng, con sẽ đi thẳng ra ngoài phòng khách và chống đối. Khi bạn hỏi con hoàn thành nhiệm vụ chưa, con sẽ nói “con không muốn làm”, và khóc ầm ĩ lên.
Rồi thì, thấy con khóc, cha mẹ lại đứng lên và làm mọi thứ cho con. (Và nếu nhà nào có ông bà sống cùng các cháu thì chắc chắn mọi việc chưa chắc đã đến tay con). Rồi khi con lớn them chút nữa, con bắt đầu nói với giọng đầy thách thức như GIỌNG CON NÓI TO HƠN VÀ NGANG NGHẠNH HƠN, và con liên tục nói “ không, con không muốn làm, con không phải làm”, “con sẽ làm sau”, “con biết rồi”, “sao con phải làm bây giờ”.
Khi bị phạt, con sẽ làm 1 cách miễn cưỡng vì người lớn đã ở trước mặt con, đang theo dõi con, đang quan sát con. Và khi cha mẹ rời đi, con sẽ không làm nữa, mặc dù vốn dọn phòng của chính con là nhiệm vụ của con.
CON CẦN HỌC CÁCH NÓI CHUYỆN ĐỂ ÁM CHỈ TỪ “KHÔNG”
Ở đây mình không dung từ “con cần học cach nói – không” vì sẽ rất dễ nhầm lần với những câu nói “không, con từ chối,”, “không, con không làm”
Khi con còn bé, con phải học cách giải quyết với từ “không, không muốn làm”. Con cần hiểu những cảm xúc lẫn lỗn đan xen, sự cáu giận khi con nghe bố me nói “không”. Và bằng cách đó, con sẽ nhận ra được khi bị nói “không” cảm giác như thế nào.
Hầu hết, những cha mẹ thông thai đều có thể dạy con đương đâu với từ “không” rất hợp lý. Có chú cảm giác cáu giận, bực bội, tấm tức, nhưng khi con hiểu về chữ “không”, hành vi của con của con bắt đầu thay đổi và cảm xúc của sẽ leo thang cho đến khi con cảm nhận sự tức giận thực sự.
CHA MẸ HẠ THẤP TIÊU CHUẨN VỚI CON KHI BẠN CẢM NHẬN ĐƯỢC SỰ BẤT CẦN.
Một số phụ huynh sẽ hạ tiêu chuẩn của bản thân khi con có thai độ bất cần. Họ không để con tự làm và nhặt đồ nữa, hoặc thậm chí họ còn nhặt đồ giúp con hay vì đương đầu với sự cố chấp và những lời xin lỗi của con. Với phụ huynh mà nói, tự làm sẽ dễ dàng hơn đối đầu với cảm xúc của con.
Đối với nhiều bậc phụ huynh, đó là cách tốt nhất để né tránh “tranh cãi”. Nó mất khoảng 30 giây để nhặt đồ, sách vở và quần quần áo thôi. Còn “tranh cãi” thì mất rất lâu và có thể mất vài ngay để giải quyết. Và buồn cười thay, kiểu cha mẹ này rất phổ biển và con sẽ không dừng thai độ bất cần, thay vào đó còn trở lên bạo ngôn và cục súc.
NHỮNG ĐỨA CON ĐÓ SẼ BIẾT CÁCH LỢI DUNG CHA MẸ
Một số đứa trẻ sớm đã nhận ra rằng cha mẹ đã thay đổi quy tắc và niềm tin vào con khi con kháng cự và phản ứng. Và con sẽ học cách lợi dụng nỗi sợ hãi của cha mẹ. Con đã học được bài học NẾU MÌNH NỔI ĐÓA LÊN,LA HÉT ẦM Ĩ THÌ CHA MẸ SẼ CHO MÌNH LÀM ĐIỀU MÌNH MUỐN
Và từ đó, con nổi cáu và la hét thường xuyên hơn và sử dụng hành vi thiếu giáo dục để cư xử, trước tiên với bố mẹ chúng. Và con đã hiểu con thịnh nộ theo đúng cách giáo dục của bố mẹ đã trao.
ĐIỀU CHA MẸ CẦN LÀM ĐỂ TRÁNH CON NỔI ĐÓA LÊN
Điều luôn luôn diễn ra là cha mẹ luôn học cách đọc các dấu hiệu hành vi thời con trẻ. Họ sẽ nhận ra rằng hành vi của con ngày càng phát triển và cố gắng để làm điều gì đó trước khi con ầm ĩ lên.
Hay nói cách khác, cha mẹ luôn cố gắng đáp ứng mọi thu cầu của con ngay khi con chỉ ra những dấu hiệu đơn giản nhằm tránh con cáu gắt. Việc hạ thấp tiêu chuẩn của bản thân như vậy thường do do cha mẹ không thể đám phán với con, hoặc đưa ra lời hứa hạn hoặc cho con ngay những gì con muốn quá sớm.
Bằng cách này con sẽ định hình được hành vi của những người xunh quanh con. Hãy nhớ rằng; khi cha mẹ thay đổi thói quen của mình vì con trẻ nối cáu, hoặc mắng nhiếc lại họ, họ đang dạy cho con trẻ biết rằng con có quyền áp đảo lại họ thông qua những hành vi không thích hợp. Và thú vi thay con trẻ học rất nhanh.
RỒI TƯƠNG LAI NGÀY CÀNG MÙ MỊT KHI CON TRẺ HỌC CÁCH CHỊU TRÁCH NHIỆM BẢN THÂN
Tất nhiên, khi con lớn và trưởng thành, sự cáu giận của con sẽ khác hoàn toàn so với khi con còn bé. Những đứa trẻ “đã lớn” biết rằng nằm dài trên sàn nhà, gào thét, cáu cấu sẽ khiến chúng trông thật buồn cười. Hành vi lại tiếp tục thay đổi
Ở 1 độ tuổi nhất đinh, con sẽ học cách bạo ngôn với cha mẹ, ví dụ như gọi tên, sỉ nhục cha mẹ, hoặc thậm chí là đe dọa. Với hành vi đó, vốn bản chất là học từ cha mẹ, con bắt đầu gây chuyện bên ngoài.
CUỐI CÙNG
Tất nhiên có rất nhiều lý do khiến trẻ gặp khó khan trong hành xử xã hội phù hợp ví dụ như con bị ADHD, khuyết tật trong quá trình học tập mà chưa được chẩn đoán ra, gia đình lục đọc hoặc một yêu tố cá nhân nhỏ.
Sự thật thì dạy cho con kỹ năng sống mới là điều cha mẹ CẦN – PHẢI LÀM. Cha mẹ nên dạy con những bài học về cung bậc cảm xúc khác nhau và những giới hạn nào không thể đem lại tác dụng thực sự ở thế giới thực. Và cách tốt nhất là dạy trẻ bài học đảm bảo rằng những hành vi đó cũng chẳng mấy hiệu quả ở nhà, từ đó giúp con nhận ra bạo ngôn và bạo lực chẳng bao giờ được chào đón. Tất nhiên bạn cũng không phải là người bạo ngôn và bạo lực trước đã.