NĂM NGÔN NGỮ CỦA LỜI XIN LỖI
Hầu như chúng ta thường có khuynh hướng đứng lên phủ nhận thay vì hạ mình xuống để nói lời xin lỗi? Cử chỉ đơn giản này đòi hỏi ta cần kiểm soát và có trách nhiệm với hành động mình gây ra. Vì lý do nào đó, mọi người cảm thấy xin lỗi thật khó để cất lời. Có lẽ bởi, xin lỗi đồng nghĩa với thú nhận và từ bỏ. Khi chúng ta mong đợi một lời xin lỗi, ta thường chỉ nhận được qua những hàm răng nghiến chặt và chỉ sau khi ta đã không còn lựa chọn nào khác.
Mặc dù lên tiếng xin lỗi khiến ta cảm giác như ngã từ trên một toà nhà cao tầng xuống, mọi người đều đồng tình rằng xin lỗi là cách để cho đi và nhận lại. Hầu hết chúng ta đã nghe đến ngôn ngữ của tình yêu (những món quà, khoảnh khắc sẻ chia, lời nói, tình cảm và hành động), nhưng bạn đã nghe về 5 ngôn ngữ của lời xin lỗi? Giống như biểu hiện của tình yêu, một lời xin lỗi có thể dễ dàng bị hiểu nhầm qua các cách hiểu. Rằng với ngôn ngữ của tình yêu, chúng ta có xu hướng thích chỉ nói ra một vài lời xin lỗi nhất định. Và mặc dù lời xin lỗi nào cũng mang ý nghĩa tốt đẹp (người ăn xin không phải là người được chọn lựa), để lời xin lỗi phát huy tối đa, cách tốt nhất là được nói ra theo cách người nhận hoàn toàn có thể hiểu và cảm nhận.
Năm ngôn ngữ của lời xin lỗi (của Tiến sĩ Gary Chapman và Jennifer Thomas)
- Thể hiện sự ăn năn – “Mình xin lỗi nhé!”
Nếu bạn thích kiểu xin lỗi này, bạn có thể điều chỉnh từ ngữ mình nói ra, đi cùng với sự chân thành. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với bạn bè khi họ nghe một lời xin lỗi kèm theo sự thừa nhân về những đau khổ, bất lợi và thất vọng mà bạn đã trải qua. Bạn sẽ muốn bất cứ ai làm tổn thương mình phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho hành động của học, mà không chệch hướng sang đổi lỗi hoặc bào chữa.
VD: Tớ không thể tin rằng mình đã quên. Cậu và gia đình rất quan trọng với tớ. Tớ xin lỗi. Tớ nên ở đó vì cậu, tớ rất xin lỗi vì đã làm cậu thất vọng.
- Thừa nhận trách nhiệm – “Mình đã sai”
Nếu bạn lựa chọn cách xin lỗi này, bạn phải đặc biệt chú ý đến những từ ngữ thể hiện rằng bạn đã sai. Điều này rất có ích khi người nói thừa nhận sai lầm mà không phải biện minh hay bào chữa. Chỉ cần thừa nhận rằng mình sai cũng đủ để người khác cảm thấy mở lòng.
VD: Khi nghĩ về những điều mình làm, tớ thấy mình đã sai.
Tớ đã làm cậu thất vọng khi cậu cần mình nhất, tớ đã phạm một sai lầm lớn.
- Thành thật hối lỗi – “Mình muốn thay đổi”
Cách xin lỗi này đặc biệt ý nghĩa khi người nói không chỉ nhận trách nhiệm và những việc mình làm, mà còn có những hành động hữu hình để sự việc không xảy ra lần nữa.
VD:
Tớ chắc rằng, mình sẽ không quên việc này! Lần tới tớ sẽ đánh dấu vào lịch hay đặt lời nhắc trong điện thoại.
Tớ hứa sẽ thông báo và ăn mừng thành tích của cậu. Tớ đã học được một bài học đáng nhớ.
- Bù đắp tổn thương – “Tôi có thể làm gì để sửa lại cho đúng”
Sẽ rất có ý nghĩa nếu người nói thực hiện bồi thường bằng những hành động thiết thực, thậm chí là về tài chính, để đưa mọi thứ trở về như ban đầu.
VD: Tớ có thể làm gì để bạn quan tâm lần nữa? Nói “xin lỗi” dường như là không đủ. Tớ có thể làm gì để hàn gắn tình bạn này?
- Yêu cầu sự tha thứ – “Xin hãy tha thứ cho mình”
Chẳng có gì ý nghĩa hơn, nếu người nói dám đón nhận rủi ro, chấp nhận thất bại và chối bỏ để cầu xin sự tha thứ. Lời tha thứ cũng có thể coi như chất keo khôi phục lại mối quan hệ dã rạn nứt.
VD: Tớ biết cậu chịu rất nhiều tổn thương, liệu tớ còn có thể nhận lời tha thứ từ cậu?
Tớ đã trải qua tất cả, xin hãy tha thứ cho tớ?
Tất cả những tính toán, mưu cầu có lẽ cũng không có sức mạnh bằng 3 từ đơn giản “ Tôi xin lỗi”. Trong mối quan hệ, lời xin lỗi, dù có đến tai người nghe hay không, cũng có thể là một cách để lật ngược thế cờ, dù trong gia đình hay trong công việc.