BÀI HỌC SỐ 2 : TĨNH LẶNG VÀ SÂU LẮNG
Sống ở một xã hội sô bồ và ồn ào, chắc hẳn hai cũng muốn tìm một nơi tĩnh lặng để có thể thả hồn và thả người mình trôi theo những áng mây lãng du, để thấy cuộc đời vẫn thanh thảnh và vẫn nhẹ nhàng như vậy, để thấy ở đây lá vẫn khe khẽ cười và hoa vẫn nhẹ nhàng tươi. Ở Làng Mai, mọi thứ sẽ là vậy – thật vậy – và là chính nó.
Sự tĩnh lặng của làng mai được khéo léo uyển chuyển đưa vào đời sống và cuộc sống của các Thiện Sinh trong 6 ngày học tập và trong đời sống của các vị tăng và ni ở đây. Chúng đượ biểu hiện ở VĂN HÓA LÀNG MAI, ở CON NGƯỜI LÀNG MAI, ở PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC và ở cả những thiện sinh tinh tế khi bước chân vào một thung lung mát lạnh và tĩnh tại.
Bước chân vào làng mai Thái, điểm nổi bật ở đây sẽ là Nụ Cười. Đó chắc chắn không phải là một nụ cười xã giao lịch sự giống như ở trên máy bay hay ở những nơi cung cấp dịch vụ thư giãn. Đó cũng không phải là một nụ cười sang sảng để phá tan bầu không gian tĩnh lặng. Một nụ cười NHÂN ÁI – có lẽ lâu lắm rồi mình mới thấy một nụ cười NHÂN ÁI – nụ cười không sân,không tham, không si, không hận. Một nụ cười chào đón cởi mở, một nụ cười thân thiện gần gũi, một nụ cười nhẹ nhàng sâu lắng. Và ĐẶC BIỆT LÀ NỤ CƯỜI TỪ TÂM. Có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng thấy rằng tại sao ai đó cũng cười với chúng ta mà chúng ta không cảm nhận được nụ cười đó. Chắc chắn đó là vì ĐÔI MẮT – một đôi mắt biết cười – một đôi mắt ánh lên những lời chào đón,lời yêu thương, lời ấm áp thì không cần nhìn đến đôi môi chúng ta cũng cảm được phần nào nụ cười duyên dáng và ấm áp của thày cô tại Làng Mai Thái.
Đặc biệt hơn Nụ Cười đó không phải chỉ dừng ở lúc đầu khi con người gặp nhau thì chào nhau mà nụ cười đó cứ gắn liền trên đôi môi, khóe miệng của từng thày, từng cô tại đây. Mỗi bước chân nhẹ nhàng bạn bước đi trên Làng Mai thái, chắc hẳn bạn sẽ gặp sư chú, sư bác hay sư chị sư em đâu đó. Và chắc chắn bạn sẽ nhận được 1 nụ cười an lạc từ cách xa 3m, nụ cười thật dịu hiền. Rồi khi tiến gần hơn, ai đấy cũng sẽ dừng lại khoảng 5 -10 giây để chắp tay búp sen xá những vị phật tương lai, những vị bồ tát tương lai của chúng sinh. Mình tự hỏi : liệu chăng ở Thành Phố, con người có đủ lắng để chào nhau bằng những lời thân thiện những nụ cười yêu thương.
LIỆU CHĂNG CÓ NÊN GỌI ĐÂY LÀ NỤ CƯỜI SÂU LẮNG ?
Nụ cười nhẹ nhàng tô điểm cho cái hồn hậu của lòng người thì TIẾNG CHUỐNG CHÁNH NIỆM lại đưa thân tâm nhất nhất về với con người đó – thân xác đó – và – tâm hồn đó. Mình không rõ rằng có nên gọi là tiếng chuông chánh niệm không, nhưng có lẽ nên gọi tắt là tiếng chuông lòng người ở khắp muôn nơi.
Đâu đó khi các vị bụt tương lai đang ngồi nói chuyện vui, ngồi tán gẫu, ngồi kể về những kỷ niểm đẹp của cuộc sống mình – thì TIẾNG BOONG BOONG đâu đó – và một sự tĩnh lặng đến thần kỳ xuất hiện. Nơi đây chỉ còn chút lá, chút gió, chút tiếng chim ri rít nho nhỏ và NHỮNG HƠI THỞ NHẸ NHÀNG LẮNG TRONG.
Đâu đó khi chúng ta đang lấy cơm và rửa bát, khi chúng ta đang lấy đồ uống hay pha tách trà, khi chúng ta đang giặt đồ hay sắp bàn ghế – thì TIẾNG BOONG BOONG lúc xa lúc gần – và rồi lại một không gian yên ắng lan tỏa. Lại chỉ còn chút lá chút cây, chút xì xào của nhành cỏ, nhành hoa và NHỮNG HƠI THỞ LẮNG LÒNG TĨNH TÂM.
Đâu đó khi đang nô đùa với bóng, khi đang nhảy nhót với cầu mây, khi đang chọc ghẹo nhau ở bãi cỏ và cùng nhau đùa giỡn với ngôn ngữ, với hát ca – thì TIẾNG BOONG BOONG văng vẳng từ rất xa – và rồi mọi hoạt động chơi đùa được lắng lại. Giờ,chỉ còn tiếng gió xào xạc trên những tán lá, tiếng nước tí tạch loanh quanh đâu đây,tiếng mây bay lững lờ trong gió và NHỮNG HƠI THỞ KHỎE MẠNH THÂN TÂM.
Cứ 15 phút một lần như vậy một ngày, rồi 1 tiếng một lần ..tiếng Boong Boong xuất hiện và chúng ta được đón nhận một không gian tĩnh mịch do đất trời, con người và thiên nhiên ban tặng. Liệu chăng ở Thành phố chúng ta có được điều đó. Chắc hẳn sẽ ai đó nói rằng thật điên rồ khi cứ lãng phí như vậy – 30 giây thật quý báu biết bao. Nhưng chắc hẳn người đó chưa bao giờ được cảm nhân một lần TÂM AN.
(còn nữa)