Tại sao lại là kỹ năng đọc?
Phát triển kỹ năng đọc cho trẻ một cách toàn diện là bạn đang xây dựng nền tảng vững trãi nhất cho việc học sau này. Trẻ khi không có kỹ năng đọc tốt thường hay gặp nhiều khó khăn đối với các môn học khác. Bởi vì:
“Đọc là một trong những kỹ năng cần thiết nhất để sống vui, sống khỏe và thành công.”
- 4 mẹo nhỏ tuyệt hay khi đọc tiếng anh
- 5 tips giúp cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ
- 6 cách để xây dựng kỹ năng đọc tiếng anh cho trẻ
Một vài số liệu đáng quan tâm
– Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ nếu không được phát triển những kỹ năng đọc viết cơ bản khi chúng đến trường có khả năng bỏ học cao gấp 3, 4 lần trẻ đã có những kỹ năng căn bản.
– 50% người lớn tại Mỹ không có khả năng đọc một quyển sách giáo lớp 8
– Những trẻ có kỹ năng đọc kém chỉ có khả năng nhận biết được 2900 từ vựng, ngược lại trẻ đọc tốt có khả năng nhận biết 5800 từ, tức gần gấp đôi số từ có thể tiếp nhận bởi trẻ có kỹ năng đọc kém.
Các phương pháp cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ
1. Bắt đầu ngay từ bây giờ
Cách tốt nhất để có một khả năng đọc tốt đó là để trẻ bắt đầu từ sớm. Hãy để trẻ dành nhiều thời gian đọc hay tham gia vào những hoạt động giúp rèn luyện kỹ năng đọc hiệu quả.
Theo kidshealth.org, vào tầm 4 tuổi thì trẻ nên bắt đầu:
– Nhận biết và viết chữ cái trong bảng chữ cái (12-15 từ là lý tưởng nhất)
– Đọc và viết tên của mình
– Nhận biết cách đọc của các chữ cái
– Hiểu được rằng chúng sẽ phải đọc từ theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Kỹ năng đọc càng tốt thì trẻ lại càng có nhiều lợi thế sau này. Và dù con bạn có bắt đầu hơi chậm chễ thì cũng đừng lo, hãy để con học đọc ngay từ bây giờ.
2. Dành thời gian đọc mỗi ngày
Những hành động hay thói quen ở nhà của trẻ chính là nơi bắt đầu hình thành và nuôi dưỡng thói quen đọc của trẻ sau này. Điều tốt nhất mỗi bậc cha mẹ cần phải làm bây giờ chính là dành thời gian riêng để con đọc sách mỗi ngày và đồng thời đọc cùng con. Nghiên cứu đã chứng minh rằng dù chỉ dành ra 15 phút mỗi ngày thôi thì liên tục trong một năm trẻ có thể tiếp cận được hơn một triệu từ.
3. Đáp ứng những yêu cầu của trẻ
Có một sự thật là trẻ thường cho rằng việc đọc là một gánh nặng. Khi con thích đi ngủ hơn là ngồi đọc thì một trong những cách bạn có thể dùng là làm chúng hào hứng hơn, bằng việc nhắm vào sở thích của chúng. Con bạn thích điều gì nhất? Điều gì làm chúng thấy phấn khích nhất? Hãy chọn những cuốn sách phù hợp với sở thích và có thể kích thích sự tò mò của con.
Nếu như trẻ chỉ thích cầm cuốn sách rồi lật qua lật lại vài trang, hãy cho phép chúng làm vậy. Còn khi trẻ dễ bị mất tập trung lúc đọc? Hãy tạo cho con một nơi đặc biệt, xây dựng một mái chòi nho nhỏ ngay trong nhà, biến nó thành góc lý tưởng để đọc sách, hoặc đưa con đi dã ngoại và ngồi đọc ở đó. Điểm mấu chốt để làm con hứng thú với việc đọc đó là làm chúng thấy vui vẻ.
4. Tận dụng công nghệ
Hãy nhớ rằng con bạn bây giờ đã được coi là một công dân toàn cầu. Vài người gọi chúng là “thế hệ chạm màn hình”. Nhiều nhà giáo dục học đã đưa công nghệ vào việc dạy học, tại sao bạn lại không? Trẻ thường mong muốn được vừa học vừa giải trí bởi những app hay trò chơi trên điện thoại. Dưới đây là trích dẫn từ mội bài báo mà người mẹ nói về cuộc sống gắn liền với công nghệ của con trai bà ấy :
“ Mẹ, mọi người ai cũng có thiết bị hiện đại hết ngoài con!!” đứa con 4 tuổi nũng nịu với tôi. Tại sao nó lại thấy mình không đáng được đối xử như vây? Câu trả lời khá dễ thấy. Trong cùng một khoảng thời gian khi con tôi học được cách nói câu ấy, hàng ngàn phần mềm dành cho trẻ em đã được phát triển và đa số trong chúng đều hướng tới những đứa trẻ chưa thuộc độ tuổi đến trường như nó. Và đối với chúng ta, những người làm cha làm mẹ, tuổi thơ cũng như đứa trẻ này đã và đang rơi vào trường hợp đáng báo động bởi sự biến đổi bất chợt giữa hai thế hệ. Nhưng với nó, việc có thể làm mọi thứ chỉ bằng một cái gạt tay đã trở thành một điều gì đó tất nhiên, khi hàng ngàn trò chơi được tích hợp trong một thiết bị có thể dễ dàng nhét túi và mang đi mọi nơi.
Trong trường hợp bạn không có sẵn một thiết bị điện tử hay bạn không muốn con tiếp xúc với công nghệ quá sớm, hãy truy cập những trang web trực tuyến như PBSkids.org hay abcya.com.
Việc sử dụng những phần mềm giáo dục hay trò chơi trực tuyến có thể khiến cho việc học trở nên vui hơn. Bạn chỉ cần tìm điều gì đó có thể giữ con tập trung. Chỉ cần tìm đúng, con sẽ tự động thấy hứng thú với việc học thôi.
5. Theo sát và khen ngợi
Hai bước cuối cùng quan trong không kém để cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ đó là lấy lời khuyên của những nhà giáo dục và tặng con những lời khen ngợi khi cần thiết ( đồng thời yêu cầu được giúp đỡ khi con đang thấy mông lung). Nếu con đang gặp khó khăn trong việc đọc, việc tự mình cải thiện và cố gắng là rất khó. Và không chỉ dừng ở kỹ năng đọc hiểu, sự khó khăn ấy còn lan sang các môn học khác. Hãy thử nghe những lời nhận xét từ cô giáo của con và giúp con cải thiện. Nếu điều đó đồng nghĩa với việc con phải ở lại trường sau giờ học để kèm thêm thì thời gian đó cũng đáng để bỏ ra.
Nhiều khi, để khơi dậy hứng thú đọc của trẻ, giải thưởng có thể sẽ giúp ích phần nào. Hãy thử tạo ra một hệ thống giải thưởng riêng của bạn và con, như là dán bảng xếp hạng trên tủ lạnh bằng những ngôi sao, và mỗi ngôi sao sẽ tương ứng với một phần thưởng.
Với 5 mẹo trên, việc đọc sẽ trở thành sở thích của con ngay thôi.
Trung tâm tiếng anh Tâm Nghiêm:
- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ em (nghe, nói, đọc, viết, tư duy logic) thông qua các hoạt động cuộc sống hàng ngày, thực hành các kỹ năng mềm; ôn tập và chuẩn bị kiến thức nhằm giúp học sinh tạo dựng nền tảng vững chắc cho việc học tiếng Anh cấp độ Elementary and Pre-intermediate.
- Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong các ngữ cảnh cụ thể trong đó tập trung cho trẻ cân đối được ngôn ngữ Tiếng Việt – Tiếng Anh khi tham gia tiếng Anh tại Tâm Nghiêm.
- Giúp Trẻ từ 9 – 15 tuổi rèn luyện tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật để tham gia kỳ thi TOEFL JUNIOR, TOEFL PRIMARY, và V-OPLYMPIC Tiếng Anh.