Một trong những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ đó là bắt đầu học đọc. Dưới góc nhìn của những người làm cha mẹ, đây có thể là một khoảng thời gian tuyệt vời nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối lo. Quá trình đọc cần nên bắt đầu từ sớm. Và đây là 10 hoạt động bạn có thể sử dụng để giúp phát triển kỹ năng đọc cho trẻ.
1. Nói chuyện với trẻ thường xuyên
Kể cả trước khi được sinh ra, bạn đã có thể trò chuyện với con bằng việc nói hoặc hát cho chúng nghe. Trong những năm đầu đời của con, hãy tiếp tục việc này. Con sẽ thường nói theo những cụm từ, ngôn ngữ mà chúng nghe thấy từ cha mẹ, vậy nên hãy đảm bảo sử dụng từ vựng rộng và một vài từ ở mức độ khó hơn trình độ hiện tại của trẻ. Tránh sử dụng những từ quá đơn giản hay quá “người lớn”. Trẻ sẽ học theo bạn đấy.
2. Lắng nghe trẻ
Giao tiếp là quá trình diễn ra trước khi đọc, vậy nên kỹ năng nghe và nói với trẻ lúc này là cực kì quan trọng. Nghe ở đây không có nghĩa là chỉ nghe, mà trẻ còn cần hiểu được ý nghĩa, cũng như những sắc thái sử dụng của chúng. Nhắc lại lời trẻ nói để chúng có thời gian làm rõ và sửa lỗi khi sai.
3. Đọc to
Dù cho ở độ tuổi nào, trẻ đều có xu hướng học từ những gì chúng thường nghe thấy. Và bằng việc nghe bạn đọc, trẻ sẽ học được nhiều từ mới, học được nghĩa của chúng, cách đọc chúng sao cho đúng và diễn tả cảm xúc theo từng tông giọng cho phù hợp, rồi cách nhấn nhá ra sao, cách đọc thế nào để người khác có thể dễ dàng mường tượng lại câu chuyện, rồi đọc ra những ý nghĩa đằng sau câu chuyện. Đối với những trẻ lớn hơn, điều này có thể giúp chúng tập trung hơn vào cốt chuyện và các chi tiết, diễn biến cụ thể. Theo thông tin từ viện nghiên cứu Nielsen, thể loại sách mà trẻ đọc nhiều nhất gồm có văn học trẻ (18%), truyện tranh, sách, ảnh (15%), series truyện (7%), phi tiểu thuyết(6%), sách tô màu (5%) hay sách cho người mới bắt đầu (4%).
4. Học cách liên hệ từ với ảnh hay những thể loại tương tự
Mỗi bức ảnh lại có một câu chuyện riêng đằng sau nó. Bạn có thể thử mở một cuốn truyện tranh và đọc từng trang, và bàn luận về bức tranh đó cùng con. Hãy dạy con cách nhìn ra câu chuyện ở từng bức tranh. Khi đã đọc xong, để con vẽ lại một phần mà chúng thích nhất ở cuốn sách, hoặc dùng đất nặn, hay bất cứ thử gì con muốn để diễn tả lại nội dung đó. Đối với trẻ nhỏ hơn, bạn có thể dán giấy quanh nhà, ví dụ như bạn viết từ “door” ( cái cửa) vào một tờ giấy decan rồi gián vào cửa, chụp ảnh lại. Khi tờ giấy rơi xuống thì ít ra bạn vẫn còn có thứ để tham khảo.
5. Kích thích trí tưởng tượng của trẻ để phát triển kỹ năng đọc cho trẻ
Đây chính là cách bạn mở rộng khả năng suy nghĩ của trẻ, hướng trẻ nghĩ tới nhiều khả năng khác nhau của một vấn đề, hay chính là cách nghĩ mạnh dạn hơn trước vấn đề. Có nhiều cách bạn có thể sử dụng để luyện cho trẻ kỹ năng này. Ví dụ như việc hỏi “sẽ ra sao nếu” và sau đó lấy một chi tiết nào đó từ câu chuyện (Sẽ ra sao nếu như Horton không nghe thấy những người kia). Đây là chủ đề bạn có thể dùng để giúp con sáng tạo ra những câu chuyện mới, những câu chuyện của riêng chúng.
6. Trò chơi nối từ
Hầu như mọi đứa trẻ đều thích trò này. Trẻ nhỏ tuổi thường có vốn từ chẳng hạn hẹp, vậy nên bạn có thể giúp bằng việc chơi trò chơi. Ví dụ trong trò “ Show me” , bạn sẽ bảo trẻ chỉ ra xem đâu là quả bóng, cái gối, cái bàn, hãy thứ gì đó hữu hình. Khi trẻ doán đúng đa số lần, hãy giới thiệu tiếp tới màu sắc và các từ dùng để miêu tả, như là “ chỉ cho mẹ quả bóng màu đỏ, cái xe tải to hơn”. Hoặc bạn cũng có thể chơi trò này qua điện thoại, ai đó sẽ bắt đầu với việc nói “ Ngược với trên là gì?” và trẻ sẽ là người trả lời. Lần kế tiếp để trẻ là người bắt đầu và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc.
7. Thay phiên đọc
Sau khi đã đọc một cuốn sách vài lần, hãy để trẻ tự đọc chúng. Đặc biệt với những câu chuyện yêu thích thì trẻ có thể đọc thuộc chúng rồi. Trong trường hợp này, hãy để trẻ kể lại câu chuyện bằng trí nhớ mà không dùng sách nữa. Bạn có thể kể một phần của câu chuyện rồi sau đó hỏi con chuyện gì xảy ra tiếp theo và để trẻ kể lại phần đó của câu chuyện.
8. Nói về mục đích của việc đọc
Đọc hướng ta tới hai mục tiêu chính: Để giải trí và để lấy thông tin. Để cho con thấy cả hai mặt này của việc đọc, để trẻ thấy bạn có thể ngồi nghỉ ngơi trên ghế và đọc cuốn tạp chí mới nhất (đọc giải trí), hay thấy bạn đọc thông tin trên báo, đọc các công thức, tìm số điện thoại, đọc bản đồ (đọc để lấy thông tin).
9. Chia sẻ cho con những phương pháp để có thể tìm và nhớ thông tin
Khi đọc bạn thường có những phương pháp nhất định để ghi nhớ thông tin, như việc ghi chép chẳng hạn. Hãy để trẻ nhìn thấy những tờ ghi chú ấy và học theo.
10. Để trẻ thấy bạn thực sự thích thú về những gì chúng đọc
Nhớ quy tắc này “bỏ mặc mọi thứ và đọc”, hãy để trẻ thấy rằng bạn thích thú với những gì trẻ đọc bằng cách đọc cùng nhau. Khi có ai đó nghe bạn đọc và đưa ra những câu hỏi về câu chuyện hay hỏi về cảm nghĩ của bạn cảm giác sẽ tốt hơn nhiều.
Bạn có thể đọc cùng một cuốn sách với trẻ hoặc đọc lại những cuốn trẻ vừa đọc. Khi đó bạn sẽ có cơ hội nói chuyện với con về cuốn sách đã đọc. Bạn có thể chia sẻ những suy nghĩa của mình về cuốn sách hay viết lời bình về chúng. Để con tham gia cùng bạn và hai mẹ con cùng nhau tạo nên một cuốn sách cho riêng mình.
Tóm lại, có rất nhiều cách bạn có thể dùng để cổ vũ trẻ học đọc. Hãy bắt đầu việc đọc từ sớm và liên tục xây dựng cho chúng những nền tảng vững chắc. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu thì hãy sử dụng 10 mẹo trên đây, chúng có thể giúp bạn phát triển kỹ năng đọc cho trẻ.
Trung tâm tiếng anh Tâm Nghiêm:
- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ em (nghe, nói, đọc, viết, tư duy logic) thông qua các hoạt động cuộc sống hàng ngày, thực hành các kỹ năng mềm; ôn tập ngữ pháp tiếng anh và chuẩn bị kiến thức nhằm giúp học sinh tạo dựng nền tảng vững chắc cho việc học tiếng Anh cấp độ Elementary and Pre-intermediate.
- Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong các ngữ cảnh cụ thể trong đó tập trung cho trẻ cân đối được ngôn ngữ Tiếng Việt – Tiếng Anh khi tham gia tiếng Anh tại Tâm Nghiêm.
- Giúp Trẻ từ 9 – 15 tuổi rèn luyện tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật để tham gia kỳ thi TOEFL JUNIOR, TOEFL PRIMARY, và V-OPLYMPIC Tiếng Anh