Skip to content
Powered by Tâm Nghiêm
1
Bạn cần hỗ trợ?
SLOW BUT SURE - JOIN WITH US
youtube
linkedin
Tiếng anh trẻ em
Call Support TÂM NGHIÊM
Email Support TÂM NGHIÊM
Location Thành Công- Ba Đình - Hà Nội
  • HOMEPAGE
  • Giới thiệu Tâm Nghiêm
  • Tiếng anh trẻ em
    • TOEFL Primary
    • TOEFL Junior
  • Tiếng anh học thuật
    • Ôn thi TOEIC
      • Mẹo thi toeic
      • Sách TOEIC
    • IELTS
      • IELTS Listening
      • IELTS Speaking
      • IELTS Reading
      • IELTS Writing
      • Sách IELTS
      • Mẹo thi IELTS
    • TOEFL
  • Góc đọc
    • Ngữ pháp tiếng anh
    • Luyện viết Tiếng Anh
    • Dịch sách Harvard
    • BLOG

 10 cách ứng xử cha mẹ nên dạy cho các con

Home > BLOG >  10 cách ứng xử cha mẹ nên dạy cho các con

 10 cách ứng xử cha mẹ nên dạy cho các con

Posted on 3 Tháng Mười, 20172 Tháng Hai, 2018 by admin
0

Dạy trẻ cách nói “vui lòng” và “cảm ơn” mới chỉ là sự khởi đầu. Cha mẹ đừng quên chỉ dạy cho các con 10 cách ứng xử quan trọng say đây nhé!

Hẳn các cha mẹ đều hiểu rõ một điều rằng chúng ta nên dạy trẻ cách nói “vui lòng” và “cảm ơn”, nhưng đó mới chỉ là sự bắt đầu của phép lịch sự. Có hàng trăm cách cư xử mà cha mẹ nên chỉ cho các con – thực tế, nhiều tới nỗi mỗi ngày có thể là một điều theo như Sheryl Eberly- tác giả của cuốn sách: “365 điều trẻ nên biết: các trò chơi, hoạt động và nhiều cách vui nhộn khác giúp trẻ nhỏ và thanh thiếu niên hiểu được nghi thức xã giao”

“Học cách ứng xử tốt sẽ giúp con bạn đối xử với người khác bằng sự tôn trọng và thấu hiểu tâm tư.” “Con bạn cũng sẽ trở nên tự tin vì chúng biết rõ rằng mình đã làm điều đúng đắn”, Eberly nói.

Cách ứng xử tốt không chỉ là những hành động chuẩn mực mà còn tạo nên sự thành công trong mối quan hệ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt cuộc đời của trẻ. Sự đánh giá sẽ được đưa ra trong vô số trường hợp, tuy nhiên đôi khi lại bị lãng quên và không bao giờ là quá muộn để chỉ cho các bé thấy cách ứng xử lịch sự nhất, Eberly chia sẻ.

Hãy cùng tham khảo những lời khuyên từ vị chuyên gia này về cách làm thế nào hay tại sao cần dạy trẻ 10 cách cư xử cơ bản ngay hôm nay!

  1. Cách đứng thể hiện sự tôn trọng

Đã không còn việc nam giới luôn luôn đứng dậy khi một người phụ nữ rời khỏi bàn như trước đây nữa, xã hội ít quy tắc hơn đã khiến việc đứng để bày tỏ sự tôn trong trở nên ít phổ biến hơn, nhưng vẫn còn tồn tại một số cách ứng xử đẹp.

“Con bạn sẽ trở nên nổi bật khi bé có cách cư xử thật sự tốt đẹp và cách đứng cũng là một phần trong đó”, Eberly nói. “Dù là trong một buổi lễ công cộng với bài quốc ca, tại nhà thờ hay khi khách rời khỏi nhà bạn, hãy đứng lên. Bạn đứng dậy và nói “Tạm biệt”. Đừng chỉ ngồi trên ghế rồi la lên: “Hẹn gặp lại sau.”

Để dạy trẻ làm việc này, hãy khéo léo kết hợp nhắc nhở và ngợi khen, Eberly gợi ý.

“Nhắc nhở các con rằng bạn hy vọng chúng sẽ đứng dậy chào hỏi người lớn và đây là ví dụ khi trường hợp đó xảy ra”, bà nói. “Sau đó hãy khen ngợi hoặc cảm ơn các con trên đường về nhà sau khi bạn đã chứng kiến các con làm điều đó.”

2. Ý thức được không gian của người khác ở nơi công cộng

Khi đi trên vỉa hè, nhìn thấy một đám đông đang hướng về phía mình, bao nhiêu lần bạn phải bước vào bãi cỏ vì họ đi nhanh như 1 cơn gió và chiếm hết phần đường dành cho người đi bộ mà không chú ý tới việc chẳng còn chỗ nào dành cho bạn?

“Trẻ cần nhận thức được những ai đang ở xung quanh mình và cách cư xử của chúng ảnh hưởng như thế nào tới người khác”, Eberly nói. “Điều này trở thành cách ứng xử ở nơi công cộng. Tất nhiên, có những luật lệ nói cho chúng ta biết điều có thể và không thể làm ở nơi công cộng, tuy nhiên, chúng ta cần phải trở thành những công dân tốt. Khi đang đi trên vỉa hè hay trong khu mua sắm và có ai đó đang đi về phía bạn, hãy bước về phía bên phải để tạo ra không gian cho họ.”

Để dạy cho trẻ cách nhận thức được không gian của người khác ở  nơi công cộng, Eberly đưa ra gợi ý về việc sử dụng trò chơi.

“Hãy diễn tả cách bạn di chuyển khi có ai đó đang tới gần bạn lúc đi trên vỉa hè hoặc cách bạn đi vào vị trí ghế ngồi ở giữa thính phòng mà không làm phiền người khác hay giẫm lên ngón chân của họ”, bà nói

3. Bày tỏ lòng kính trọng với người lớn tuổi

Thật khó với một ai đó để thấu hiểu được điều này khi mới chỉ sống trên hành tinh này khoảng một thập kỷ, nhưng người lớn đã nhận được sự tôn trọng vì đã sống trong một  khoảng thời gian dài. Kinh nghiệm mang tới sự thông thái và sự thông thái nên được kính trọng.

“Những đứa trẻ nên thể hiện sự tôn trọng với cha mẹ, ông bà, các thầy cô giáo hay những người lớn tuổi khác ở nơi công cộng”, Eberly chia sẻ. “Một trong những thứ chúng ta luôn luôn thực hiện trong các buổi họp mặt gia đình để củng cố điều này là đề nghị ông bà được phục vụ trước tiên trong bữa tiệc. Đó là một cách bày tỏ lòng kính trọng với người già. Các con không nên đụng đũa đầu tiên chỉ bởi vì chúng đang cảm thấy đói.”

Với mong muốn dạy cách hành xử như thế, Eberly thích dùng I Spy Chart (Bảng do thám)  với tên của các bé trên đó để đánh dấu mỗi khi cô ấy nhận thấy chúng có cách ứng xử đúng đắn.

“Chúng tôi treo 1 cái trong phòng và khi tôi phát hiện các con có cách ứng xử tốt, tôi sẽ viết theo tên của chúng”, bà nói. “Các con sẽ đi qua và nhìn thấy: “ Ồ, mẹ đã chú ý tới việc mình mở cửa cho cô giáo”. Tôi thậm chí sẽ không cần nói nhiều lời với chúng mà chỉ đưa ra một thông báo công khai trên tấm bảng đó.”

4. Tôn trọng người khác khi họ tới và rời khỏi nhà, kể cả đó là bố mẹ

Bạn có cảm thấy lúng túng không khi mọi người tới thăm và con bạn chỉ chú ý tới những gì chúng đang làm và cằn nhằn?

“Điều quan trọng là chào đón tất cả mọi người dù đó là thành viên trong gia đình hay là những vị khách”, Eberly nói. “Các bé nên chào đón những vị khách tới nhà. Các con có thể bắt tay, ôm và sau đó trở lại với trò chơi của mình nếu đó thực sự là cuộc gặp gỡ của người lớn.”

Eberly đề nghị học theo sự hướng dẫn của một người mẹ đã được con mình cho biết màu mắt của vị khách là gì.

“Đó là một cách để các bé chú ý tới một ai đó, chứ không không phải chỉ tập trung vào chúng”, bà chia sẻ. “Nếu con bạn có vẻ nhút nhát, điều này có thể giúp bé biết chú ý tới người khác hơn là tập trung vào sự e ngại khi chào hỏi mọi người.”

Cũng nên đưa ra lời chào và lời tạm biệt đúng cách với cha mẹ.

“Trẻ em không muốn bị la mắng chỉ vì những việc vụn vặt trong nhà khi mới từ trường trở về, vì thế các con nên đặt mình vào vị trí của cha mẹ và nói: “Wow, mình mong mẹ sẽ nói “Chào con” với mình, mình không muốn bị mẹ la mắng, thế nên mình sẽ nói “Chào mẹ” khi mẹ về nhà, sau đó dành thời gian để mẹ vào nhà và không bị làm phiền bởi những yêu cầu hay tiếng ồn.” “Các con nên biến căn nhà trở thành nơi luôn luôn chào đón khi cha mẹ về nhà”, Eberly nói.

5. Tìm hiểu và ghi nhớ tên của người khác

Đã bao lần con bạn tự hào thông báo rằng bé đã có một người bạn mới nhưng khi bạn hỏi rằng tên người bạn mới là gì thì bé lại không nhớ được?

“Mọi người đều yêu thích nghe tên của mình được nhắc tới và họ mong muốn nó được phát âm một cách chính xác”, Eberly chia sẻ. “Vì thế, một trong những điều chúng tôi luyện tập với các con đó là cách ghi nhớ một cái tên. Bạn có thể làm cái gì đó có vần với cái tên để gợi nhắc cho bé.” “Khi các con đã ghi nhớ được cái tên, hãy nhắc nhở bé sử dụng ngay và nói: “Rất vui được gặp bạn, Emily”. Việc sử dụng tên càng nhiều càng tốt vì có thể giúp trẻ ghi nhớ chúng.

6. Các con không phải lúc nào cũng là trung tâm của sự chú ý

Đã từ lâu rồi, trẻ em luôn được mong chờ xuất hiện. Giờ đây, dường như các con trở thành trung tâm của sự chú ý ở hầu hết các buổi tụ họp. Chắc chắn rồi, vì các bé rất dễ thương, nhưng đôi khi điều đó cũng trở nên phiền toái.

“Một  điều quan trọng đó là các bé không nên chiếm lấy quá nhiều sự chú ý từ mọi người”, Eberly nói. “Tôi nghĩ rằng hãy nhắc nhở và giúp các con nhận thức cũng như biết cách làm thế nào để tập trung vào cuộc trò chuyện với người khác. Là cha mẹ, đừng liên tục chú ý vào các con và yêu cầu chúng thực hiện bằng cách nào đó. Bạn biết mà, “ Thật vui khi con làm vậy, hãy làm điều đó với chú John nhé!”. Bạn có thể đưa ra các chỉ dẫn để hiểu điều nào là thích hợp và điều nào không.

Để giúp các con nhận thức được những điều đúng đắn, Eberly đã tìm cách học hỏi từ bên ngoài.

“Chúng tôi sẽ đặt bàn tại một nhà hàng tuyệt vời để nói về những điều được mong đợi sẽ diễn ra trong sự kiện đặc biệt sắp tới và cả những quy tắc sẽ tác động nó.”

7.Thay đổi chủ đề một cách lịch sự

Đúng vậy, đôi khi người khác nói về những thứ rất nhàm chán, nhưng biết làm thế nào để xử lý chuyện thật tế nhị là một kỹ năng hữu ích cho các bé trong suốt cuộc đời sau này của chúng.

“Có nhiều cách để nghĩ về cuộc trò chuyện cũng như làm thế nào để thể hiện sự tôn trọng với người khác khi giao tiếp”, Eberly nói. “Trước tiên, hoàn toàn không có vấn đề gì nếu bạn muốn thay đổi chủ đề của cuộc hội thoại vì bạn nên nghĩ về chúng như trò chơi tennis. Quả bóng di chuyển qua lại, bạn nói một vài điều và người còn lại cũng chia sẻ một số thứ gì đó, cũng có thể bạn là người đưa ra câu hỏi hay ngược lại và bạn sẽ dành một chút thời gian để lắng nghe chủ đề mà họ đang trình bày. Đừng vội vàng chuyển từ vấn đề người khác đang nói sang câu chuyện của mình.”

“Tuy nhiên, có một thời điểm để thay đổi chủ đề và đó là lúc sau khi bạn đã dành chút thời gian vào câu chuyện mà người khác đưa tới”, Eberly lưu ý. “Thật tốt khi có thể nói gì đó để kết thúc câu chuyện của người khác và tự dẫn dắt khéo léo khi nói để thay đổi chủ đề, ví dụ, bạn có thể nói: “Tôi rất vui khi bạn thích bộ phim đó. Tôi hy vọng rằng mình sẽ sớm xem nó. Mà nói về giải trí, tôi đã kể cho bạn nghe về chuyến đi vừa rồi của mình chưa nhỉ?”

8. Đừng chỉ tay vào mặt hay nhìn chằm chằm người khác

Cha mẹ đã từng nói với bạn rằng khi chỉ tay về phía người khác thì có đến 3 ngón tay sẽ chỉ vào chính mình? Hãy truyền đạt điều đó với con của bạn.

“Chúng tôi chỉ dạy rằng các con không được đứng quá gần người khác khi đang nói chuyện với họ, nên cho họ một chút không gian, nhưng tôi nghĩ rằng con mình cũng cần nhận thức được cảm xúc của người khác”, Eberly bày tỏ. “Các con không được nhìn chằm chằm vào ai đó. Các con không được chỉ tay nếu như không đưa ra sự hướng dẫn nào. Chia  sẻ với các con về việc suy nghĩ thế nào khi có người nhìn chằm chằm hay chỉ tay vào chúng.”

Eberly nói rằng: “Một trong những nguyên tắc tổng quát mà tôi luôn bám sát cùng với cách ứng xử tốt đó là Quy tắc vàng (Golden Rule), hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử.” “Sau đó hãy tiến thêm một bước nữa và sử dụng Quy tắc Bạch Kim (Platinum Rule), đối xử với người khác theo cách họ mong muốn được đối xử. Chúng tôi hiểu rằng kinh nghiệm của tất cả mọi người đều không giống nhau, vậy nên làm thế nào để tôi có thể đặt mình vào vị trí của người khác và hiểu được điều gì sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng.”

9. Quan tâm và đối xử tốt với người khuyết tật

Trẻ em tò mò về mọi thứ trên thế giới một cách rất tự nhiên và nhìn thấy một người khuyết tật có thể khiến các bé nhìn người đó chằm chằm để cố gắng hiểu hoặc đặt ra câu hỏi lớn, và việc này có thể gây ra sự bối rối. Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể xin lỗi và đưa ra tín hiệu rằng bạn sẽ nói chuyện sau với các con về chuyện này.

Eberly nói: “ Có rất nhiều điều để học hỏi ở đây.” “Giống như bất kỳ cách ứng xử nào khác, nên suy nghĩ trước xem cách tốt nhất để đề cập tới việc này là gì. Một cách đó là đặt mình vào vị trí của người khác và hình dung cuộc sống của họ sẽ như thế nào. Thậm chí, bạn có thể thực hành bằng cách bịt mắt mình trong khoảng 1 giờ hoặc đeo tai nghe một tối và cảm nhận cuộc sống của mình thay đổi như thế nào. Bạn có thể lên mạng và tìm hiểu xem họ được đối đãi như thế nào vì những điều đó có thể không trực quan, sau đó hãy nhớ rằng họ cũng giống như bạn, trước hết họ là con người và họ cũng mong muốn có bạn bè.”

10. Là vị khách tốt bụng

Mặc dù đã có rất, rất nhiều sự trao đổi về việc giúp đỡ dọn dẹp đồ chơi trước khi rời khỏi cuộc vui và không vứt bỏ đi sự hào hứng vì đã đến lúc rời khỏi nhà của một người bạn thì việc trở thành một vị khách tốt còn cần nhiều hơn thế.

“Dạy các con biết thích ứng với thời gian biểu và thói quen của chủ nhà. Nếu họ không dùng bữa trong phòng sinh hoạt chung của gia đình và ngồi đối diện với TV, đừng cố nài nỉ để họ thay đổi điều đó. Các con cũng nên học cách bày tỏ sở thích. Các bé có thể sẽ được hỏi: “ “Con muốn uống gì không?” và chúng có khả năng trả lời rằng: “Con không biết” hay “Gì cũng  được”, nhưng sẽ thực sự dễ dàng hơn nhiều với chủ nhà khi vị khách nói ra sở thích của mình, chẳng hạn: “Con muốn uống nước chanh ạ, cảm ơn!”

Trẻ em cũng nên được dạy về cách chào hỏi người lớn khi tới tham gia một cuộc vui.

“Đừng chỉ đến nhà của một người bạn, lờ đi cha mẹ họ và tùy tiện làm bất cứ thứ gì mình muốn”, Eberly bày tỏ. “Các bé nên nói: “Xin chào bà Smith!” đồng thời cũng nên cảm ơn họ vì đã mời mình tới và thể hiện cho họ thấy rằng con hào hứng như thế nào khi cùng với họ tận hưởng bữa ăn và tham gia bơi lội hoặc con cảm thấy hạnh phúc khi ở đây. Sự khẳng định bằng lời nói với người lớn và bạn bè là một điều rất tốt.”

Tags: tiên

ĐĂNG KÝ VỀ KHÓA HỌC

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Bạn muốn tham khảo khóa học

    Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

    RECENT POST
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
    Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả Đọc là một trong những kĩ năng...
    Cách để học 1 từ vựng học thuật
    Cách để học 1 từ vựng học thuật Nguồn ảnh: Key words for IELTS advanced Cái này mình cũng tự...
    Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
    Global Skills – Create Empowered 21st Century Learners  The world is changing at a rapid pace and it is hard...
    Bạo ngôn và bạo lực , bạn có đang dạy con bất cần
    BẠO NGÔN VÀ BAO LỰC, BẠN CÓ ĐANG DẠY CON BẤT CẦN Giai đoạn thanh thiếu niên vốn là 1...
    Upper Vocab – Danh từ phép và sự kết hợp của 2 danh từ
    DANH TỪ GHÉP VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA 2 DANH TỪ Danh từ ghép là sự biểu đạt phức tạp...

    YOUTUBE

    FANPAGE

    Đăng ký khóa học của Tâm Nghiêm

      Tên của bạn (bắt buộc)

      Địa chỉ Email (bắt buộc)

      Bạn muốn tham khảo khóa học

      Câu hỏi của bạn (bắt buộc)

      Bài viết nổi bật
      Làm sao để tạo thói quen đọc sách cho con học hiệu quả
      Làm sao để...
      Cách để học 1 từ vựng học thuật
      Cách để học...
      Kỹ năng toàn cầu – khơi nguồn cho người học thế kỷ 21
      Global Skills –...
      Liên hệ
      Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
      Liên hệ Tâm Nghiêm qua Fanpage

      Theo dõi Tâm Nghiêm tại

      • Website Tâm Nghiêm
      • My Strikingly
      Bản quyền của: Tâm Nghiêm - Được bảo vệ bởi: DMCA.com Protection Status