Tôi từng là giáo viên lớp 1, và việc dạy trẻ có thể đọc hiệu quả là một trong những niềm đam mê lớn nhất của tôi. Nhưng vì đa số trẻ đều chỉ thực sự bắt đầu học khi lên 6, tôi không muốn cha mẹ chúng cảm thấy áp lực khi đứa trẻ 3 tuổi của họ cần phải bắt đầu học đọc ngay. Những thông tin tôi chia sẻ dưới đây là những thông tin chung nhất và có ích cho trẻ ở mọi lứa tuổi, dù chúng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc học hay chưa. Đừng có cố áp dụng tất cả mọi phương pháp cùng một lúc, bởi bạn sẽ không mong con có thể làm mọi thứ ngay lập tức. Học đọc là cả một quá trình và những thông tin dưới đây đơn giản là để bạn nhận ra khi nào con được coi là sẵn sàng cho việc học.
Và mặc dù những gợi ý dưới đây được đưa dưới dạng các bước, nó không thể thiện sự liên tiếp hay thứ tự quan trọng. Nó chỉ giúp bạn nhận ra mỗi yếu tố trong việc đọc đều liên quan đến nhau.
1. Đọc cho con nghe giúp tạo kỹ năng đọc cho trẻ con
Dạy con đọc là một quá trình cần được bắt đầu từ khi con còn rất nhỏ. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn bắt con đọc hết những từ trong tập flashcard dày cộp. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là việc bạn bắt đầu đọc với con từ cái ngày mà nó có thể nhận biết được thế giới xung quanh. Điều này không những có thể kết nối giữa hai mẹ con mà còn giúp hình thành ở con tình yêu đối với sách. Sự thích thú có được từ việc đọc là một trong những thành công được dự đoán cho sự học sau này của trẻ.
Đọc bao nhiêu và như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào bạn và gia đình, nhưng hãy đọc ít nhất 3-4 cuốn sách một ngày, kể cả khi con còn nhỏ. Khi lớn hơn, con có thể ngồi nghe trong thời gian lâu hơn, nên hãy tăng thời gian đọc lên ít nhất 20 phút mỗi ngày.
Đây là một vài gợi ý cho thể loại sách bạn có thể chọn để đọc cho con. Nhưng đây chỉ là gợi ý, bạn có thể đọc bất cứ thể loại nào miễn là con cảm thấy vui vẻ với chúng.
- 1 năm tuổi: Lullabies, Board Books (sách có những bức ảnh thật), Cloth Books (sách được làm từ vải ), Song Books
- 1-3 tuooit: Rhyming Books, Song Books, Short-Story Board Books
- 3-5 tuổi: Alphabet Books, Song Books, Picture Books, Rhyming Books
2. Đặt câu hỏi cho con
Đặt câu hỏi trong khi đọc là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để tăng sự tương tác của trẻ đối với sách, không những vậy còn phát triển khả năng đọc hiểu của trẻ. Nếu như bạn nghĩ rằng mục tiêu của việc đọc là để con có thể đọc một cách nhuần nhuyễn thì không, bạn đã nhầm. Kể cả khi con có thể đọc nhanh vanh vách và không ngắc ngứ thì cũng không đồng nghĩa với việc chúng hiểu những gì vừa đọc, và như thế nghĩa là con chưa đạt đến mục tiêu thực sự của việc đọc.
Khi còn con bé, hãy hỏi chúng mấy câu như là “ Con có thấy con mèo kia không?” trong khi bạn chỉ tay vào hình con mèo.Việc này sẽ giúp tăng kiến thức từ vựng của trẻ và đồng thời tăng độ tương tác của trẻ với cuốn sách mà chúng đang đọc. Và khi lớn hơn, hãy để con tự chỉ ra những điều ấy.
Khi con 2-3 tuổi, bạn nên bắt đầu với những câu hỏi lúc trước, giữa, sau khi đọc. Để trẻ nhìn bìa cuốn sách trước rồi sau đó hỏi chúng về những điều có thể xảy ra (dự đoán). Trong khi đọc, để con đoán về những điều sẽ xảy ra tiếp theo và tại sao nhân vật trong chuyện lại có lựa chọn như vậy (suy luận). Nếu như nhận vật có một cảm xúc đặc biệt nào đó, hãy chỉ ra và hỏi liệu con có cảm thấy giống như vậy (kết nối). Sau khi đọc xong bạn có thể xem liệu phán đoán của con có chính xác rồi hỏi chúng về những gì chúng có thể nhớ trong cuốn sách (tóm tắt).
Bạn có thể thoải mái thay đổi những kỹ thuật này trong suốt quá trình học sao cho phù hợp với quá trình phát triển của trẻ.
3. Hãy làm tấm gương tốt cho trẻ
Kể cả khi con bạn thích đọc từ khi còn rất nhỏ, nếu như quá trình này không được duy trì khi lớn lên thì rất có thể sự hứng thú với sách của chúng sẽ giảm xuống. Bạn có thể đọc vài phút mỗi ngày nếu như không có thời gian, miễn là để trẻ nhìn thấy bạn làm như vậy.Bạn có thể dùng tạp chí, sách nấu ăn, tiểu thuyết hay kinh thánh… Nhưng hãy để trẻ thấy rằng việc đọc là điều mà cả người lớn cũng cần phải làm. Nếu trẻ là con trai thì hãy bảo chồng bạn làm vậy, bởi bé trai thường sẽ nhìn những điều bố chúng làm hơn.
Là cha mẹ, chúng ta có thể hình dung được những điều trẻ cần phải làm để thành công sau này, nhưng ta thường quên mất rằng trẻ học qua việc làm theo người khác. Vậy nên hãy vớ lấy một cuốn sách và ngồi nghỉ ngơi đi!
4. Học cách phân biệt chữ cái dựa vào những sự vật thường ngày
Trước khi con ra đời, chúng tôi đã có vẽ và treo một tấm bảng gỗ lớn đánh vần tên của chúng trong phòng. Tôi cũng không nghĩ rằng điều này lại có tác động rất tích cực tới chúng. Khoảng tầm 2 tuổi rưỡi, con bắt đầu hỏi tôi về các chữ cái có trong tên chúng. Đây cũng là cách mà con tôi học được cách đánh vần tên mình, và cả tên em nó nữa. Những đồ dùng tương tự mà bạn có thể dùng là biển báo, nhãn hiệu, tạp chí hay nhãn hiệu quần áo…
Thỉnh thoảng chúng tôi muốn dạy con đánh vần tên mình ở một độ tuổi nhất định. Chúng tôi mua flashcard hay đĩa DVD và dạy chúng về chữ cái. Chúng tôi đã làm điều này với đứa con hai tuổi của mình và khuyên bạn rằng: đừng mua những thứ này, hãy để trẻ tự nắm bắt cơ hội khi chúng muốn. Trí nhớ của trẻ như bọt biển vậy và có khả năng nhớ được bảng chữ cái nếu như bạn cứ dạy chúng hằng ngày, nhưng đó không phải là cách tốt nhất nếu như xét lâu dài. Những khi trẻ tò mò về điều gì đó và đến đặt câu hỏi với bạn, hãy lợi dụng cơ hội đó để cung cấp kiến thức cho trẻ.
Đừng hiểu lầm tôi rằng tôi cho việc học bảng chữ cái là không quan trọng. Ngược lại, nó cực kì quan trọng nhưng phương pháp bạn dùng để dạy con còn quan trong hơn nữa. Hãy luôn nhớ rằng mục tiêu cuối cùng luôn là xây dựng thình yêu lâu dài với việc đọc, chứ không phải để nhớ những thứ một cách vô nghĩa.
5. Kết hợp nhiều khía cạnh kỹ năng đọc cho trẻ
Trẻ học qua sự tổng hợp của những của các giác quan. Đó là lý do tại sao quá trình học thực hành luôn giúp trẻ ghi nhớ và dễ dàng áp dụng trong các hoạt động hằng ngày. Nhớ rằng học tên các chữ không quan trọng bằng việc trẻ có thể phát âm chúng. Tiến được nhiều hơn. Một khi trẻ được tiếp xúc với bảng chữ cái và bắt đầu có thể phát âm chúng.
Có hàng ngàn cách bạn có thể dùng để giúp trẻ nhận biết toàn diện được các chữ cái.
Alphabet crafts (phương pháp dạy bẳng chữ cái bằng cách làm thủ công) sẽ giúp cho trẻ nhận biết được hình dạng của chữ cái, cách đọc của chúng đồng thời cả những kỹ năng yêu cầu sự khéo léo như cắt, dán, tạo hình.. Hãy dùng những khía cạnh trẻ có thể làm tốt cùng sở thích của trẻ để sáng tạo trò chơi cho phù hợp nhất.
6. Hiểu từng thể loại sách
Khi trẻ lên 6 tuổi và có thể nhận thầy được sự nhận biệt giữa thật và giả, bạn nên bắt đầu với việc giúp trẻ hiểu được những thể loại sách khác trong khi đọc. Đừng nghĩ rằng nó phức tạp. Có khoảng 5 thể loại sách thiếu nhi mà bạn có thể giúp trẻ nhận biết:
- Phi tiểu thuyết (những câu chuyện có thật về con người, động vật, nơi chốn..)
- Kỳ ảo: Giả tưởng, không xảy ra trong cuộc sống thực, chưa các yêu tố về phép thuật, động vật có khả năng nói chuyện…)
- Tiểu thuyết hiện thực: Cốt chuyện giả tưởng, nhưng có thể xảy ra trong đời sống thực bởi các nhân vật và tình huống giống thật.
- Sách bảng chữ cái
- Sách bài hát
Khi đã phân biệt được từng thể loại, trẻ phải kết nối giữa việc tóm tắt và gợi nhớ cốt truyện cùng các chi tiết rồi sử dụng các thông tin cần thiết để xếp từng cuốn sách vào từng thể loại nhất định. Hoạt động đơn giản này chỉ mất vài giây nhưng nó chắc chắn sẽ giúp kích thích khả năng tư duy của trẻ.
Đồng thời, bạn cũng cần phải biết rằng không phải cuốn sách nào cũng có thể phân vào một thể loại nhất định, đặc biệt là những cuốn sách về ngữ âm. Vậy nên tôi mong mọi người sẽ chỉ luyện tập bài tập này với nhưng cuốn sách chất lượng, chứ không phải những cuốn sách chỉ giúp trẻ đọc từ. Đa số sách ảnh trong các thư viện đều phù hợp với một trong những thể loại đã nêu trên.
Hãy nhớ rằng, mục tiêu cuối cùng của con đó chính là hiểu được những gì chúng đọc, nếu không việc đọc chỉ là một việc làm xáo rỗng. Khi yêu cầu trẻ nghĩ về câu chuyện và hiểu chúng, chính là bạn đang vô tình hướng dẫn chúng đường đi đúng cho việc học một cách độc lập sau này.
7. Họ từ
Họ từ là những từ có vần với nhau. Học họ từ chính là cách tốt nhất để giúp trẻ nhận biết được âm vị. Đây là một kỹ năng cực kì quan trọng vì chúng cho phép trẻ đọc bằng cách ghép nhiều chữ lại với nhau để hợp thành từ. Phần đầu tiên của từ gọi là onset ( âm đầu), phần còn lại là rime ( phần vần). Họ từ là những từ có chung vần khi mà âm đầu thay đổi.
Ví dụ, khi trẻ biết được từ “mop”, đồng thời cũng có khả năng đọc được các từ có cùng vần với nhau ( top, pop,stop,cop, hop) bởi chỉ một chữ đầu được thay đổi.
8. Khả năng nhận biết âm vị và ngữ âm
Âm vị là thành phần nhỏ nhất trong tiếng anh. Những âm này được tạo bởi phụ âm, nguyên âm ngắn, nguyên âm dài hay phụ âm đôi. Sự nhận biết âm vị bao gồm quá trình nhận biết được âm thành và cách nó tạo nên từ. Phụ âm đôi là việc ghép hai chữ cái riêng biệt với nhau như /th/, /sh/, /ch/…
Ngữ âm bào gồm việc đánh vần các âm trên và nắm được những luật trong tiếng Anh mà cần phải tuân theo. Ngữ âm là một phần quan trọng trong việc học đọc hay đánh vần, nhưng nó không phải là trọng tâm chính. Chúng ta ở đây đang cân bằng giữa việc nhận biết ngôn ngữ với khả năng đọc hiểu. Tôi sử dụng chương trình Pathways to Reading để cho trẻ học và rất hài lòng. Chương trình này giúp trẻ học tất cả các cách đánh vần dù là rắc rối và hay nhầm lẫn nhất, nhưng bạn chỉ nên áp dụng chương trình này khi trẻ học mẫu giáo hoặc lên lớp 1.
9. “Giải mã” chữ
Thuật ngữ này ám chỉ sự phát âm các chữ cái. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình học đọc của trẻ, nhưng tất nhiên không phải là quan trọng nhất. Khi trẻ biết được cách đọc của các chữ cái, chúng sẽ bắt đầu đặt các từ cùng nhau. Khi nhìn thấy các từ ngắn, hãy để con đọc từng chữ cái một /b/, /a/, /t/ rồi ghép chúng lại với nhau /bat/. Càng luyện tập nhiều kỹ năng này, trẻ lại càng nhanh chóng nhận biết được các từ. Nhiều khi việc này khá nhàm nên hãy dáng tạo một chút. Khi tôi dạy cho trẻ lớp 1, tôi thường mua những ngón tay bằng vải để chúng chỉ mỗi khi đọc từ. Điều này sẽ giúp quá trình học vui vẻ hơn.
10. Nhận biết các từ quen thuộc
Đây là những từ thường gặp nhưng khó có thể đánh vần và ghép như thông thường vì chúng không theo những luật lệ nhất định về ngữ âm, và cũng vì thế mà đây là những từ trẻ cần học thuộc. Như đã đề cập bên trên, tôi không ủng hộ việc học vẹt, bởi nó chỉ giúp kích thích mức độ thấp nhất của tư duy trẻ. Tuy nhiên, những loại từ này là những từ cần phải học thuộc để trẻ có thể đọc nhuần nhuyễn. Bạn có thể lên mạng tìm “Sight words list” để biết thêm thông tin. Có hai danh sách mà tôi thấy có ích nhất đó là Dolch List và Fry List. Đừng quá bất ngời nếu như số lượng quá nhiều, hãy từ từ giúp trẻ làm quen với một vài từ trước đã.
Bạn cần biết rằng chẳng có công thức kì diệu nào để dạy trẻ đọc cả, và 10 Điểm cốt lõi tôi đã đề cập ở trên đây là những phương pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để trẻ có thể dễ dàng sử dụng. Bởi sau tất cả, mỗi trẻ lại có một phương pháp học khác nhau. Và tất nhiên đây không phải là checklist, bạn cũng không cần phải dùng tất cả mọi phương pháp thì trẻ mới có thể đọc tốt. Bài báo này, trên hết, cung cấp những thông tin quan trọng mà bạn cần biết để hướng dẫn tạp ra môi trường phù hợp nhất để kích thích sự phát triển kỹ năng đọc cho trẻ. Đừng có vội vã, cũng đừng gây sức ép hay lo lắng. Dù việc học từ sớm là quan trọng, hãy nhớ luôn để trẻ là chính chúng và được phép làm những gì chúng muốn.
Tóm lại, đây là một vài gợi ý bạn có thể sử dụng hàng ngày để cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ. Dĩ nhiên bạn không thể áp dụng tất cả chúng cùng một lúc, hãy sử dụng có chọn lọc dựa theo khả năng của trẻ:
- Đọc cho con nghe hằng ngày
- Đặt câu hỏi cho con trước, giữa, sau khi đọc
- Để trẻ nhìn thấy rằng bạn cũng đang đọc
- Khi học chữ cái hãy kết hợp càng nhiều giác quan càng tốt
- Đọc nhiều thể lọa sách khác nhau và để con đoán
- Học vần một cách vui vẻ, sáng tạo
- Học cách đọc chữ cái và nhận biết từng âm vị trong một từ
- Giúp trẻ phát âm những từ ngắn có cấu tạo phụ âm, nguyên âm, phụ âm
- Học bảng từ thường gặp mỗi ngày
- Học thật vui vẻ
Trung tâm tiếng anh Tâm Nghiêm:
- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ em (nghe, nói, đọc, viết, tư duy logic) thông qua các hoạt động cuộc sống hàng ngày, thực hành các kỹ năng mềm; ôn tập ngữ pháp tiếng anh và chuẩn bị kiến thức nhằm giúp học sinh tạo dựng nền tảng vững chắc cho việc học tiếng Anh cấp độ Elementary and Pre-intermediate.
- Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong các ngữ cảnh cụ thể trong đó tập trung cho trẻ cân đối được ngôn ngữ Tiếng Việt – Tiếng Anh khi tham gia tiếng Anh tại Tâm Nghiêm.
- Giúp Trẻ từ 9 – 15 tuổi rèn luyện tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật để tham gia kỳ thi TOEFL JUNIOR, TOEFL PRIMARY, và V-OPLYMPIC Tiếng Anh.