1
Bạn cần hỗ trợ?
New Updates
Choose the course OUR COURSE
Tâm Nghiêm ESL thiện tại đang triển khai rèn luyện và đào tạo luyện thi tiếng Anh theo Chuẩn Cambridge....
TOEFL Primary là bài thi được ETS ( Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ) biên soạn và thiết kế cho...
SEE WHAT WE DO ABOUT TÂM NGHIÊM
11 năm kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo trẻ em, học sinh sinh viên và người đi làm
Đặt mục tiêu là bước đầu tiên để biến điều vô hình thành hữu hình
Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh...
Hai mươi năm nữa, bạn chỉ thấy thất vọng vì những điều bạn đã không...
Thành công là một hành trình chứ không phải một điểm đến
OUR SUCCESS STORY OUR ACHIEVEMENT
15 năm tâm huyết
2000 Học sinh
350 KHóa học
3 phương pháp học
TRY WATCHING WITH OUR ONLINE VIDEO
ENROLL NOW

Trên con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng. Hãy đăng ký học để trải nghiệm phương pháp học SLOW BUT SURE nhé >>

ĐĂNG KÝ
DỊCH SÁCH HARVARD
  • TOP 10 mẹo nói tiếng Anh thành thạo

    Nguồn: Expresso English

    Tạm Dịch: Minh Trang, Tâm Nghiêm

    Bài học hôm nay thực sự rất quan trọng vì rất nhiều sinh viên đã tìm đến tôi và nói rằng họ có thể nói tiếng Anh thành thạo không? Dưới đây là 10 mẹo mà các bạn có thể tham khảo

    tamnghiem-cach-hoc-tieng-anh-5

    Điều đầu tiên: bạn nên hiểu rằng CHẲNG CÓ GÌ GỌI LÀ NHANH THẦN THÁNH CẢ

    Điều đó có nghĩa là KHÔNG có bất cứ mẹo HAY BẤT CỨ CÁCH SIÊU TỐC NÀO để thành thạo tiếng Anh. Nếu bạn không tin, thử mà xem? Hãy thử tìm từ học tiếng Anh cấp tốc và đến một nơi giúp bạn học trong 3 tháng thành thạo tiếng Anh, sau đó bản thân bạn sẽ hiểu điều tôi đang nói là đúng.

    Về cơ bản, sẽ có nhiều phương pháp giảng dạy và tiếp cận khác nhau, và chủ yếu là phương pháp nào tốt hơn/ hiệu quả hơn phương pháp nào. Ví dụ, một khóa học tiếng Anh tốt nên cân bằng được các kỹ năng (nghe, nói, ngữ pháp, đọc, viết và từ vựng). Nếu bất cứ một kỹ năng nào bị loại bỏ, bạn sẽ gặp vấn đề về giao tiếp.  Bạn vẫn không tin hả? Cứ thử trải nghiệm thêm một lần nữa và mất tiếp 3 tháng nữa xem sao?

    Đồng thời, bạn cũng nên hiểu, rất nhiều báo cáo và nghiên cứu ESL hoặc TESOL đã chỉ ra rằng PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU sẽ phù hợp với NHỮNG NGƯỜI KHÁC NHAU. Cá nhân tôi mà nói thì tôi lại có khả năng GHI NHỚ RẤT TỐT; nhưng đâu phải ai cũng có khả năng ghi nhớ tốt đâu. Một số sinh viên có thể “nhặt nhạnh” các từ vựng tiếng anh rất nhanh từ các cuộc hội thoại; một số khác lại thực sự thích các phương pháp có tổ chức và khoa học.

    Về cư bản nếu bạn muốn thành thạo tiếng Anh – hay bất cứ ngôn ngữ nào – bạn cần cả một quá trình lâu dài.

    Nếu một ai đó nói rằng vẫn còn có “bí mật” đấy …..tôi hy vọng bạn không quá để mình mù quáng.

    Điều thứ 2: hãy sử dụng tiếng Anh HÀNG NGÀY nhiều nhất có thể

    Thưc ra, điều quan trọng nhất là hàng ngày bạn cần sử dụng tienges Anh chứ không phải hàng giờ ngồi học. Sử dụng tiếng Anh 10 phut 1 ngày, sẽ hay hơn là ngồi học từ vựng 1 tiếng và chỉ 1 tuần.

    Thậm chí nếu bạn không thể sống ở một quốc gia nói tiếng Anh, chúng ta vẫn còn rất nhiều cách. Dưới đây là một số gợi í bạn có thể làm

    • Nghe tiếng Anh khi bạn đang lái xe đến chỗ làm/ đến trường
    • Đọc các tờ báo online tiếng Anh
    • Thực hành nghĩ bằng tiếng Anh khi bạn đang làm bài tập về nhà
    • Đọc các bài báo, nghe podcasts, xem phim về các chủ đề bạn thích (nhưng nhớ, bạn sẽ có kết quả tốt hơn nếu bạn cảm thấy thoải mái ngay cả trong quá trình thực hiện nó)

    Điều thứ 3: CÂN BẰNG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP NGÔN NGỮ

    • Đọc
    • Viết
    • Nghe
    • Ngữ pháp
    • Từ vựng

    Rất nhiều sinh viên tập trung chỉ vào MỘT hoặc HAI mảng trên, và cuối cùng họ YẾU Ở TẤT CẢ các lĩnh vực. Một mẹo duy nhất có thể thực hành là DÀNH MỖI NGÀY 1 TUẦN ĐỂ HỌC VÀ THỰC HÀNH MỖI LĨNH VỰC.

    Điều số 4: Hãy tìm một người có thể nói chuyện tiếng Anh với bạn liên tục thông qua các buổi đối thoại hoặc thậm chí trên web.

    Nếu bạn không thể học tiếng Anh, thì ít nhất bạn cần SỬ DỤNG TIẾNG ANH

    Nếu bạn không có ai đó để nói chuyện tiếng Anh hàng ngày, bạn có thể TÌM BẠN ONINE thông qua các website CHAT CHIT. Với những website này, bạn có thể gặp rất nhiều người có thể nói tiếng anh và học tiếng Anh cùng bạn – bạn có thể giúp đỡ lần nhau học và thực hành.

    DƯới đây là một số web bạn có thể tham khảo

    Cố gắng nói chuyện với họ ít nhất 1 tuần 1 lần với họ. Điều quan trọng nhất là BẠN XÂY DỰNG và HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG TỰ TIN của bản thân.

    Điều số 5: đọc, xem và lắng nghe nhiều đoạn văn bản khác nhau, nhiều bộ phim và câu chuyện khác nhau

     Nếu bạn xem một chương trình truyền hình bằng tiếng Anh, bạn sẽ cố gắng hiểu được phong cách tiếng Anh chuyên nghiệp và chính thức, nhưng trong một cuộc đối thoại giữa hai người bản địa, bạn sẽ thấy toàn là thành ngữ và tiếng lóng.

     

    Mặt khác, nếu bạn muốn xem phim hoặc nghe các bài hát bằng tiếng Anh, bạn sẽ khó có thể hiểu được những đoạn văn bản học thuật. Và nếu bạn chỉ sử dụng tiếng Anh trong công việc, bạn cũng sẽ khó có thể nói về những chủ đề khác vì bạn đâu có vốn từ để dùng

    Do vậy, hãy cố gắng để mở rộng vốn từ của bạn

    • Đọc truyện tiểu thuyết
    • Đọc về người thật việc thật
    • Nghe các bài giảng
    • Nghe bài đối thoại bằng tiếng Anh
    • Tìm hiểu về các chủ đề học thuật
    • Tìm hiểu về các bộ phim hài hoặc hài kịch
    • v.v.

    ĐIều số 6: Cố gắng nghĩ bằng tiếng Anh

     Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất là nghĩ bằng tiếng Anh – nhưng làm thế nào bạn có thể làm được

    • Bước 1: bắt đầu nghĩ bằng các từ riêng lẻ
    • Bước 2: đẩy mạnh quá trình đó lên thành câu, viết thành câu, nghĩ bằng cả một câu, hoặc ít ra bạn cần nhớ một cụm từ
    • BƯớc 3: tưởng tượng ra cả cuộc đối thoại và câu chuyện trong đầu bằng tiếng Anh

    Đây cũng chính là cách tốt nhất, cơ bản nhất, mà ai cũng biết, vì nếu bạn bạn có tạo lỗi, sẽ chẳng ai biết đâu 😛

    Đồng thời, bạn có thể nghĩ bằng tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi bà. KHông nhất thiết phải trong sách vở hay ở trên lớp học đâu. Bạn càng cho mình thói quen nghĩ bằng tiếng Anh, thì bạn càng nói tiếng Anh tốt thôi.

    Điều số 7: nói về mọi điều bằng những từ khác nhau – hãy cố gắng sáng tạo.

     Hai rào cản lớp nhatas để nói tiếng Anh thành thạo và tự vựng và “việc lien tục dừng lại/ do dự” trong quá trình nói. Điều này xảy ra thường xuyên khi bạn có ý tưởng; nhưng không thể diễn đạt bằng tiếng Anh. ĐIều này khá là khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn không biết một từ cụ thể, hãy cố gắng diễn đạt nó bằng một cách khác.

     

    Ví dụ: trong một cuộc đối thoại về nấu ăn, học sinh của tôi đã không biết từ ONION, do vậy anh ấy đã nói rằng “the white vegetable that when you cut it you cry” – đây quả là một ví dụ thú vị, và tôi cũng có thể hiểu chính xác anh ấy đang nói gì.

    CÂU cũng là điều quan trọng trong tiếng Anh. Thi thoảng, bạn vẫn phải nói điều gì đó đúng với ý nghĩa tiếng anh vì chỉ dịch từ ngôn ngữ của bạn sẽ không thể nói được chính xác, nhưng tạm thời cứ “dịch” đã, khi nào bạn cảm thấy đủ tự tin với từ vựng thì bạn hãy cố gắng LẮP lại thành 1 câu đúng nhé.

    Thường thì học bằng việc nghĩ băng tiếng Anh sẽ giúp bạn cải thiện được nhiều điều: đầu óc linh hoạt hơn, mở mang hơn và nghĩ được nhiều từ bằng nhiều cách hơn.

    Người bản địa cũng có nhiều cách để diễn đạt 1  từ – hãy thử nhìn vào danh sách HELLO và GOODBYE như sau

    • HI / HI THERE / HELLO / HEY / HIYA / HOWDY
    • HI, HOW ARE YA? / HEY, HOW’S IT GOIN’?
    • HOW YA DOIN’? / HOW ARE YA? / HOW’S IT GOIN’? / HOW ARE THINGS? / HOW’S LIFE?
    • GOOD, AND YOU? / ALL RIGHT, HOW ABOUT YOU?

    Điều số 8:  Tập nói chuyện với bản thân

    Thực sự thì đây là cách để phát triển sự tự tin và khả năng thành thạo của bạn. Bạn biết đấy, chẳng có gì quá áp lực và chẳng ai nghe thấy được lỗi của bạn cả.

    Nếu bạn cần các ý tưởng cho bài viế, thì bạn có thể lựa chọn từ các website sau hoặc bạn có thể đọc tài liệu ( để rèn luyện kỹ năng đọc) từ đó có nhiều điều cho kỹ năng viết và đọc hơn.

    Tất nhiên, mọi điều nghe thật đơn giản và ngu ngốc, nhưng bạn có thể làm nó một mình, đứng trước gương và thực hành. Đây là cách tuyệt vời nhất để bạn không cảm thấy do dự trước nhiều người khác, trước những ánh mắt tò mò.

    Điều số 9: đừng nghĩ quá nhiều về ngữ pháp và đừng lo rằng bạn sẽ tạo lỗi – đây là điều bình thường mà

    Suy nghĩ của bạn chính là rào cản khiến bạn luôn sợ rằng mình sẽ mắc lỗi – hay ngượng ngùng nếu bạn không nói thành thạo. Nhưng hãy nhơ rằng vấn đề của quá trình học tiếng anh là NÓI NHIỀU chứ không phải nói HOÀN HẢO trong thời gian đầu học tập.

    Ví dụ:

    • Hãy tưởng tượng 1 người sẽ nói “YESTERDAY I GO TO PARTY IN BEACH”
    • Câu này vốn không đúng, và câu đúng phải là YESTERDAY I WENT TO A PARTY ON THE BEACH

    Tuy nhiên, kể cả câu có lỗi, thì câu trên vẫn có thể giao tiếp THÀNH CÔNG.

    Tất nhiên BẢN THÂN BẠN CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC NHỮNG LỖI TRÊN theo thời gian, nhưng chỉ khi bạn thực hành nói mỗi ngày, THƯ GIÃN và nhớ rằng lỗi là điều bình thường, điều quan trọng là bạn cso thể giao tiếp.

    Điều số 10: đừng bao giờ từ bỏ ….không bao giờ dừng học

    Tôi có rất nhiều sinh viên học hàng năm tiếng Anh và rồi dừng học, rồi dừng hẳn cả một thời gian dài, nhưng rồi lại bắt đầu lại…và tôi nghĩ bạn cũng đã như vậy. Vấn đề là bạn sẽ mất đi quá trình học tập và mất thời gian lâu hơn để học lại. Nhưng tin tốt cho bạn đấy bạn không nhất thiết phải là thiên tài mới học được tiếng Anh. Đơn giản bạn chỉ cần có nghị lực và luôn cố gắng duy trì và kiên nhẫn.

  • Lấy lại được động lực thực sự

    Lấy lại được động lực thực sự

    Làm thế nào để nuôi dưỡng được động lập học tập của học sinh/ sinh viên và xây dựng một lớp học chỉ có những người thực sự đầy ý chí và ngoan cường

    Nguồn: Usable Knolwedge, Harvard School of Education

    Người dịch: Minh Trang (Tâm Nghiêm)

    Nhiều nghiên cứu về thúc đẩy động lực đã chỉ ra rằng khi sinh viên có được những lý do chính đáng cho việc học hành – hoặc khi họ tham gia vào buổi học không vì một phần thưởng nào cả, nhưng vì họ thấy rằng hoạt động học tập thực sự thú vị và đầy phấn khởi – họ thực sự cảm thấy mong muốn có được nhiều ý nghĩa hơn khi học tập, khám phá nhiều đề tài học tập mới và luôn cố gắng để đối mặt với nhiều thách thức mới.

    Vậy thì làm thế nào mà nhiều nhà giáo dục có thể giúp sinh viên của mình có được động lực thực sự khi tham gia học tập. Christian Hinton, một thành viên trong khoa tại trường đại học sư phạm Harvard và giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu quốc tế, đã khám phá ra điều này khi tham gia nghiên cứu cùng với St. George’s tại Rhode Island. Một ý kiến thực sự đã thể hiện được vấn đề này – do Thomas Callahan thực hiện, ông là giám đốc của trung tâm giáo dục Merck Horton tại St.George –  ĐỊNH NGHĨA TỰ XÁC ĐỊNH BẢN THÂN bằng 3 yếu tố: khả năng tự kiểm soát việc học tập; khả năng muốn kết nối vấn đề và khả năng đối mặt với thách thức

    Những yếu tố cơ bản trên CUNG CẤP KHUNG XƯƠNG lõi cho giảng viên để tạo ra một môi trường họ tập khiến cho học sinh sinh viên được thúc đẩy nhiều hơn.

    KHẢ NĂNG TỰ KIỂM SOÁT VIỆC HỌC TẬP

    Khi sinh viên mong muốn được kiểm soát việc học của bản thân, khả năng tự chủ và mục tiêu học tập của họ được cải thiện; họ sẽ cố gắng để duy trì các nhiệm vụ học thuật khó khăn, và họ sẽ bám theo các thông tin ở mức độ ngày càng cao hơn.

    Để hỗ trợ khả năng tự học của sinh viên, nhiều giáo viên có thể khuyến khích họ đặt ra MỤC TIÊU HỌC TẬP hỗ trợ các tài liệu khóa học và sử dụng công cụ học tập tốt nhất cho từng người.

    ĐIỀU QUAN TRỌNG để hỗ trợ khả năng này là đưa cho sinh nhiều lựa chọn, Hinton còn cho biết thêm

    • Thay vì đưa bài tập cho sinh viên một cuốn sách nhất định để học; hãy cho phép sinh viên được lựa chọn cuốn sách họ yêu thích
    • Hay vì yêu cầu sinh viên viết 1 bài tiểu luận; hãy để cho sinh viên có cơ hội để thể hiện được quan điểm/ sự hiểu biết của họ thông qua các phương tiện kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông khác.

    Để cân bằng được ước mong của các sinh viên cả về vấn đề kỹ thuật và khả năng học tập, Hinton đã để xuất phương án có tính lượng chọn sau: “ Tôi đã từng cố gắng cung cấp cho các bạn sinh viên tốt nghiệp các khung bài và hướng dẫn cho mọi điều; nhưng việc tạo cơ hội cho họ để lựa chọn khung bài viết và học theo cách linh hoạt và sáng tạo sẽ thực sự tốt nhất cho họ bất cứ khi nào họ thực sự muốn.”

    Callahan đã tăng cường khả năng tự học bằng việc tái cấu trúc lại các khóa học tâm lý tại trường và sở thích của học trò. “Tôi làm việc và học tập với sinh viên để xác định họ sẽ làm gì và làm thế nào; và thực sự điều gì sẽ có ý nghĩa với học sinh sinh viên”. Ông cũng nói thêm rằng “Nhiều sinh viên phải sẽ có tài liệu này, và chắc chắn rằng họ sẽ muốn thêm tài liệu”

     

    NĂNG LỰC MUỐN KẾT NỐI

    Năng lực kết nối ám chỉ tới việc sinh viên có cảm thấy kết nối với các bạn cùng lớp và được quan tâm tới các bạn cùng lớp không. Một nghiên cứu chỉ ra rằng cô đơn và biệt lập xã hội và nhận thức thấp, khó có khả năng tự kiểm soát và sức khỏe yếu kém. Nhưng khi sinh viên thực sự cảm thấy THUỘC VỀ LỚP HỌC,  họ sẽ trải nghiệm được nhiều điều và nhiều mối quan hệ đầy ý nghĩa, long tự trọng được nâng tầm, và kết quả học tập sẽ tốt hơn, đặc biệt sức khỏe tinh thần của họ sẽ được cải thiện.

    • Hinton đề xuất tới việc tận dụng các dự án nhóm và làm việc theo cặp có hướng dẫn để giúp nhiều sinh viên tương tác với các sinh viên khác
    • Callahn thúc đẩy năng lực kết nối bằng việc giảm tải tối đa tách biệt giữa giáo viên và học sinh trong lớp học. Anh ấy thường di chuyển bàn ghế và cấu trúc/ sơ đồ lớp học theo hình chữ U, do vậy anh ấy có thể di chuyển xunh quanh lớp học theo hình tròn. “Nhiều sinh viên có kết quả rất tốt với khả năng kết nối, vì họ thực sự không cảm thấy bị kiểm soát hay bị “ép” phải làm điều gì cả. Tôi chia sẻ kiến thức với họ và chỉ ra kiến thức cho họ”. Callahan bổ sung thêm.
    • Chiến lược này cũng có thể giúp nhiều sinh viên cảm thấy kết nối với các bạn trong lớp bằng việc cung cấp cho họ môi trường, ở đó họ trao đổi, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm và thậm chí dám đương đầu với nhiều thách thức mới

    ĐỐI MẶT VỚI THÁCH THỨC

    Nhiều sinh viên cần phải được “thách thức” trong khi làm bài tập về nhà và cảm nhận rằng luôn có yêu cầu cao trong bài tập về nhà và bài học. Từ đó họ thực sự cảm thấy được ĐỐI MẶT – một cảm giác đối mặt với nhiều thách thức và nhiều tiêu chuẩn hơn.  Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi sinh viên nhận thắc được chính bản thân mình giống như một tác nhân tranh đấu trong việc nghiên cứu các tài liệu trong lớp, họ sẽ phát triển được động lực học tập sâu sắc hơn và thậm chí đối mặt được với nhiều khó khăn/ vướng mắc.

    • Nhiều giáo viên có thể đào sâu vào khả năng cạnh tranh bằng việc giới thiệu các hoạt động mang tính chất thách thức hơn.
    • Giáo viên cũng nên cung cấp các chia sẻ và nhận định khách quan và mềm mỏng với học sinh/ sinh vieend đi kèm với các thông tin làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ được giao
    • Ví dụ, Callahan hỏi nhiều sinh viên của mình để xác định các từ vựng khó khăn mà sinh viên đang phải đối mặt trong khóa học. Sau đó, anh ấy trình bày các chiến lược hiệu quả trong việc sử dụng Flashcards cho các bạn sinh viên học từ vựng. Nhiều sinh viên sẽ thực hạnh trong lớp học và ở nhàn, và họ sẽ được kiểm tra về khả năng hiểu chiến lược thực hiện, hơn là liệu họ có thể nhớ được một loạt các từ vựng trong danh sách.

    “ Mục tiêu của tôi là để đưa cho họ công cụ để luôn phấn đấu và cố gắng – chứ không phải để nói với học rằng “con làm tốt lắm”, hoặc “bạn được đấy”. Tôi thực sự muốn chỉ cho họ cách học do vậy họ có thể thể hiện được khả năng canh tranh của mình như thế nào.”

     

  • Hãy làm mọi điều khác biệt: Tự học từ vựng – mô hình tam giác (phần 2)

    Nếu bạn chưa bao giờ nghe về Robert Marzaro thì giờ tôi sẽ giới thiệu về ông ấy cho bạn. ông là một người thực sự đáng kinh ngạc vì ông đã dành hàng giờ để quan sát giáo viên và học trò. Ông là một nhà nghiên cứu giáo dục và cũng là một giảng viên, ông vẫn luôn nhấn mạnh rằng trong tất cả các lĩnh vực về mặt nội dung (ngữ pháp, đọc, viết, từ vựng) thì HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỪ VỰNG thực sự là điều rất quan trọng; và các giáo viên nên sử dụng 6 bước sau:

    đoán nghĩa từ mới

    BƯỚC 1: giáo viên giải thích từ vựng, và trích dẫn đoạn định nghĩa gần trong sách (giáo viên nên sử dụng hình ảnh và chuẩn bị trước kiến thức sinh viên sẽ nghĩ tới)

    BƯỚC 2: Sinh viên nên giải thích và trích dẫn lại từ mới trong nhóm các từ họ biết. (yêu cầu sinh viên nói to hoặc viết ra thành một từ hoặc một câu – tùy thuộc với nhóm tính cách của sinh viên mà giáo viên yêu cầu)

    BƯỚC 3: Hỏi sinh viên xem liệu họ có thể trình bày từ vựng đó mà không cần sử dụng BẤT CỨ TỪ VỰNG HAY NÓI LÊN HAY KHÔNG. Ví dụ: hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể (chân tay, ánh mắt) hoặc bất cứ đồ dùng hay dụng cụ học tập nào trong lớp để mô tả từ vựng đó mà không cần nói lên lời. Lưu ý rằng bước này thực sự rất mất thời gian, do vậy nếu bạn chỉ xây dựng 1 mô hình học tập 2 tiếng/1 buổi học hoặc có tận 10 – 20 học sinh 1 lớp, bạn khó có thể áp dụng được mô hình này. Nhưng với lớp học từ 4 – 8 người thì việc áp dụng mô hình này là tuyệt vời nhất.

    BƯỚC 4: Khuyến khích sinh viên tham gia nhiều hoạt động để đào sâu vào từ vựng/nhóm từ vựng mới (ví dụ như so sánh từ vựng, phân loại từ vựng, và viết thành các cụm từ giống với từ vựng đó hoặc đặt từ vựng đó vào 1 câu có tính ẩn dụ để học trò có thể nhớ tốt hơn)

    BƯỚC 5: Sinh viên thảo luận về từ đó (có thể là theo cặp để chia sẻ về kiến thức đã biết; hoặc có thể là bạn ngồi bên cạnh)

    BƯỚC 6: Sinh viên chơi trò chơi để ôn tập về từ vựng

    Marzano đưa ra 6 bước này thực sự đã tạo ra sự khác biệt trong quá trình học từ vựng. Khi học sẽ vui hơn và thú vị hơn. Sinh viên nghĩ về từ mới, nói về từ mới, ứng dụng và thích làm việc với từ mới đó.

    PHÂN TÍCH TỈ LỆ BÀI GIẨNG

    Ở điểm này, bạn có thể sẽ đang nghxi rằng sẽ không đủ thời gian cho sinh viên để đọc và phân tích từ vựng trước rồi cả chơi trò chơi tiêng Anh trong lớp học nữa. (Dù sao bạn vẫn cần nội dung để giảng dạy tiếng Anh). Do vậy tôi nghĩ bạn hãy thử cân nhắc một số lời nói sau đây nhé

    TỪ VỰNG LÀ CHỈ SỐ ĐỘNG LẬP TỐT NHẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TƯ DUY VÀ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG Ở TRƯỜNG HỌC – W.B.ELLEY

    —————

    VÌ MỖI TỪ VỰNG ĐỀU CÓ THỂ ĐƯỢC HỌC VÀ NGHIÊN CỨU, DO VẬY BẠN CÀNG HỌC NHIỀU TỪ VỰNG THÌ BẠN CÀNG CÓ THỂ KẾT NỐI MỘT TỪ VỰNG VỚI NHỮNG TỪ MÀ BẠN ĐÃ BIẾT VÀ CÀNG NHỚ TỪ VỰNG ĐÓ TỐT HƠN. DO VẬY, TỐC ĐỘ HỌC TẬP CỦA BẠN , HOẶC CẢ KHÔNG GIAN HỌC TẬP NỮA NÊN CẦN LIÊN TỤC PHÁT TRIỂN VÀ BỔ SUNG TỪ VỰNG – JOHNSON O’CONNOR

    —————

    CHÚNG TA LUÔN SUY NGHĨ BẰNG TỪ NGỮ, DO VẬY ĐỂ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG SUY NGHĨ, HÃY DẠY TỪ TỰNG – A. DRAPER và G.MOELLER

  • Hãy làm mọi điều khác biệt: Tự học từ vựng – mô hình tam giác

    Mỗi buổi sáng, các giáo viên khối 7 đều có một bản danh sách khoảng 25 từ vựng được viết lên bảng, chúng tôi đều nhìn vào từ điển tra nghĩa rồi viết các từ đó xuống, sau đó nhiệm vụ của chúng tôi là viết mỗi từ 7 lần.

    Thế đấy, giờ thì bạn đã biết. Các bài kiểm tra đều vào thứ 6 và chẳng có từ vựng nào ở trong danh sách đó cả. Ôi trời ơi. Cách học lỗi thời. Thực sự có hiệu quả không? Thú thực là tôi còn chẳng nhớ nổi 1 từ vựng nào sau khi học. Tất nhiên ở góc độ nào đó thì phương pháp này cũng có hiệu quả, nhưng chỉ khoảng 5% thôi.

    Cóp nhặt định nghĩa từ những cuốn từ điển cũng chẳng phải là cách hay để học từ vựng. Khó mà có thể học từ vựng một cách thụ động. Đó chính là cách mà chúng ta vẫn thường học, cũng giống như các giáo viên, chúng ta thường rơi vào những cách thức này chứ hiếm khi giáo viên quay trở lại xem xét sinh viên và cố gắng tìm ra điều gì mới.

    Sự thật là  – mà thực ra là nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng – sinh viên cần tiếp xúc với một từ vựng theo nhiều cách và nhiều mặt trước khi họ thực sự hiểu từ đó và có thể ứng dụng được từ đó. Sinh viên chúng ta cũng cần phải học các TỪ VỰNG TRONG NGỮ CẢNH, chứ không phải một loạt danh sách các từ vựng đến rồi đi qua các tuần. Tất nhiên, cách chúng ta học từ vựng theo ngữ cảnh thì bằng cách ĐỌC và ĐỌC NHIỀU HƠN. (Đây cũng là lý do tại sao mỗi lớp học đều cần có một thư viện lớp học đầy những cuốn sách ở mọi lứa tuổi)

    LỰA CHỌN TỪ VỰNG

    À tất nhiên nhiều từ vựng thì đúng; nhưng chúng ta vẫn hay nói chúng ta có ít thời gian nhỉ? Khi lựa chọn loại từ vựng quan trọng để đưa vào chương trình hướng dẫn chúng ta không phải thực hiện điều đó độc lập. Một trong những lỗi lớn nhất mà chúng ta vẫn thực hiện trong quá trình giảng dạy từ vựng là LỰA CHỌN TỪ VỰNG CHO SINH VIÊN và KHÔNG NÓI CHO HỌ BIẾT VẤN ĐỀ Ở ĐÂU.

    Trong năm đầu tiên giảng dạy của tôi, trước khi những học trò học lớp 10 của tôi học cuốn LORD OF THE FLIES, tôi đã đọc qua từng chương và lập danh sách các từ vựng của bài học mà TÔI NGHĨ HỌ SẼ PHẢI ĐỐI MẶT để rồi dạy trước cho họ.

    Khi tôi nhìn vào những bản danh sách từ vựng dài nhoằng, đến tôi thậm chí còn cảm thấy HOẢNG SỢ. Vậy chính xác tôi sẽ dạy các từ vựng này thế nào, và bắt đầu phân bổ thời gian dành cho các kỹ năng khác mà chúng tôi cần phải làm. Thay vì mất thời gian vào đống từ vựng này, tôi đã để cho tụi nhỏ ĐỌC LƯỚT qua Chương đầu tiên và lựa chọn từ vựng của chính chúng.

    Dưới đây là điều tôi đã làm khi tôi để sinh viên lựa chọn chính từ vựng của họ

    • Hỏi một sinh viên VẼ RA bản đồ/ sơ đồ từ vựng chúng đã chọn và đưa ra bản đánh giá theo thứ tự
      • Biết từ vựng
      • Nhớ mang máng từ vựng
      • Không biết gì về từ vựng này

    Trước họ chuyển sang phần biểu đồ của mình, hãy đẩm bảo rằng bạn có thể nhấn mạnh rằng “vấn đề không nằm ở đúng hay sai”, mà là tụi nhỏ đang cung cấ cho bạn những hướng dẫn tiếp theo trong quá trình xây dựng từ vựng của chính lớp học đó.

    Hãy đọc nhanh các từ vựng mà sinh viên – học sinh của bạn cung cấp và sử dụng chính kết quả đó vào đánh giá định lượng của bạn. Nguồn dữ liệu này sẽ giúp bạn biết học trò của bạn biết từ vựng nào, những từ vựng nào chúng HIỂU, và những từ vựng nào hoàn toàn là TỪ MỚI TIẾNG ANH.

    Học trò của bạn sẽ đánh giá và nhận định từ vựng, sau đó mới đến lượt bạn – vị trí của một giáo viên

     

    ĐÁNH GIÁ – PHÂN TÍCH TỪ VỰNG

    Khi bạn cân nhắc từ vựng nào cần thiết trong quá trình hướng dẫn của bạn, hãy chuyển sang phần thực hành ứng dụng của ISABEL trong việc phân loại từ vựng theo 3 tầng/lớp dưới đây

    LỚP THỨ 1: các từ vựng cơ bản không cần tập trung vào việc hướng dẫn (door, house, book)

    LỚP THỨ 2: Những từ vựng thường xuyên xuất hiện, và thường xuyên có ý nghĩa riêng, sử dụng trong các ngữ cảnh học thuật (coincidence, reluctant, analysis)

    LỚP THỨ 3: những từ vựng xuất hiện với tần suất thấp và yêu cầu 1 lĩnh vực chuyên biệt để nhớ được các từ vựng đó ( isotope, reconstruction, buddism)

    Beck chia sẻ rằng sinh viên sẽ có được lợi ích nhất trong việc tập trung vào các từ vựng ở lớp thứ 2 (vì những từ vựng này xuất hiện với tần suất cao hơn những lớp từ thứ 3 và được sử dụng trong rất nhiều ngữ cảnh). Do vậy, khi bạn nhìn vào các biểu đồ phân tích mà sinh viên/học sinh đã tạo ra thì cũng nên nhớ rằng chúng sẽ xuất hiện nhiều vào lớp thứ 2. Cứ tiếp tục khả năng của bạn và và tiếp tục lựa chọn khả năng từ vựng chuyên ngành (lớp thứ 3) nhưng chỉ những từ vựng liên quan trực tiếp đến chương cuốn sách đang đọc, bài báo, mẩu chuyện ngắn hoặc bất cứ tài liệu nào bạn chuẩn bị đọc.

    Giờ thì sinh viên và chính giáo viên nữa đã có danh sách từ vựng của chính lớp học đó. Và bây giờ mới là lúc giáo viên giảng dạy

    (hết phần 1  – đón đọc phần 2: giáo viên sẽ giảng dạy theo mô hình TỪ VỰNG TAM GIÁC NHƯ THẾ NÀO)

    Bạn có thể tham khảo các phần trong Series chia sẻ các bản dịch tại đây

    Nguồn dịch: Edutopia.Org

    Người dịch: Minh Trang (Tâm Nghiêm)

    Bản dịch: Cách học từ vựng theo mô hình tam giác( phần 2)

  • TESTIMONIAL
    • Sau hơn nửa năm theo chị học. Từ một người nói tiếng anh cứ à...ờm... mãi mà không nghĩ ra được từ nào để nói thì giờ em đã có…
      Nguyễn Khánh Huyền- Sinh viên ĐH Lao Động Xã Hội
    • Thứ nhất, về quá trình học tập tại lớp tiếng anh cho người đi làm của bản thân. Em tham gia các lớp học của chị đến nay đã được …
      Nguyễn Thị Bảy – Sales Assistant
    • Hôm nay là ngày kết thúc lớp học tiếng anh giao tiếp mà em và cô đã đi cùng nhau được 6 tháng. 6 tháng – quãng thời gian không dài…
      Bùi Lan Phương – SV Trường ĐH KH-XH & Nhân văn
    TIẾNG ANH TRẺ EM
    19 Tháng Hai, 2019
    Các nhà nghiên cứu đã phát triển một chương trình học thông qua hoạt động để có thể giúp trẻ…
    19 Tháng Hai, 2019
    Có nhiều cách để thay đổi hệ thống giáo dục, ít nhất là nhiều hơn chúng ta nghĩ. Trường học…
    9 Tháng Mười Một, 2017
    Làm thế nào để tôi bắt đầu dạy trẻ em tiếng Anh ở nhà?  Nhiều bậc cha mẹ muốn dạy…
    SOCIAL CHANNELS

     

    “GIÁO VIÊN TÂM NGHIÊM”

    • 15 năm kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo trẻ em, học sinh sinh viên và người đi làm
    • 7 năm kinh nghiệm quản lý chuyên môn – quản lý đào tạo các tổ chức giáo dục
    • IELTS: 7.5 (TOEFL iBT: 95)
    • ATA TESOL Foudation – TESOL DIPLOMA, Australian Training Academy